Dạy học sáng tạo: Bước chuyển của giáo dục
Trong khi chương trình dạy học, sách giáo khoa được chú trọng đổi mới, thì phương pháp dạy học còn lạc hậu so với yêu cầu thực tế.
Nhiều giáo viên cho rằng trước sự thay đổi không ngừng của cuộc sống hiện đại, người dạy phải sáng tạo nhiều phương pháp để khơi gợi niềm yêu thích học tập của học sinh. Dạy học sáng tạo sẽ là bước đệm quan trọng trong việc chuyển đổi của giáo dục. Mà trong đó, người giáo viên đóng vai trò cốt lõi, đóng góp vào sự thành công của mỗi phương pháp dạy học mới.
Xây dựng chuỗi hoạt động
Bắt đầu tiết học tập làm văn lớp 8 ôn tập về luận điểm của thầy Võ Kim Bảo, giáo viên văn Trường THCS Nguyễn Du (quận 1) học sinh được tham gia vòng đầu tiên của trò chơi “Đường lên đỉnh núi”. Thầy Bảo phát cho mỗi học sinh một cây cờ hiệu, khi câu hỏi được thầy đưa ra các em sẽ giơ cờ để dành quyền trả lời. Đến vòng hai, học sinh được chia thành nhóm nhỏ để phân tích văn bản, viết ra giấy và lên bản trình bày, thầy sẽ chấm điểm dựa vào tốc độ làm bài, độ chính xác và phong cách thuyết trình. Vòng cuối cùng, học sinh từng nhóm thảo luận rồi làm ra sản phẩm cụ thể, viết một đoạn văn ngắn 5-6 dòng đảm bảo yêu cầu của bài học. Sau ba vòng thi, thầy Bảo chấm điểm và tuyên dương nhóm, cá nhân có điểm cao nhất.
Theo thầy Bảo, thay vì thiết kế bài giảng thành ba phần như cách truyền thống, giáo viên có thể thiết kế bài học thành ba hoạt động được thực hiện trong một trò chơi xuyên suốt. Như vậy, học sinh sẽ thích thú với bài học hơn, kích thích sự sáng tạo. Nhưng giáo viên không nên tổ chức những trò chơi rời rạc, mà cần có sự liên kết giữa các hoạt động. Ví dụ, vòng đầu tiên sẽ giúp các em ôn tập kiến thức cũ, vòng hai hình thành kiến thức mới và vòng ba các em sẽ đúc kết lại kiến thức mới.
Thầy Bảo cho biết đối với tiết dạy thông thường, giáo viên lên lớp chỉ có giảng bài, đặt câu hỏi học sinh trả lời rồi cho các em thảo luận một câu hỏi và đứng lên trình bày. Nhưng đối với thiết kế chuỗi hoạt động, giáo viên sẽ làm việc ít lại, giao công việc từ tiết trước để học sinh chuẩn bị bài. Suốt buổi học, trên bảng không hẳn là bài học hết mà là những mệnh lệnh, yêu cầu, chuỗi hoạt động hôm đó. Có những tiết dạy giáo viên sẽ đặt tên trò chơi, gọi tên tiết học khác, tổ chức khác đi một chút các em sẽ thích thú hơn.
“Cùng một chương trình học có nhiều phương pháp để dạy, vấn đề là thầy cô phải đổi mới và tư duy khác. Như vậy, sẽ giúp bước chuyển giáo dục được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Học sinh không bị áp lực, hứng thú hơn trong bài học, từ đó chất lượng giải bài của các em nhanh hơn và chính xác hơn” – thầy Bảo cho hay.
Đối với thầy Võ Kim Bảo, phương pháp dạy học là vấn đề trọng tâm nhất trong chương trình học, có nhiều em không muốn học nhưng nhờ giáo viên đổi mới cách dạy học sinh thấy mọi việc dễ dàng và yêu thích môn học hơn.
Thầy Võ Kim Bảo thực hiện tiết dạy học sáng tạo. Ảnh: Bảo Võ
Môn lịch sử là môn học được nhiều học sinh đánh giá “khó nuốt” và không có nhiều hứng thú, nhưng đối với học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh (quận 5) lại là môn học yêu thích. Bởi thầy Phạm Duy, giáo viên nhà trường đã có nhiều phương pháp dạy sáng tạo, khơi gợi niềm yêu thích lịch sử dân tộc cho học sinh.
Video đang HOT
Thầy Phạm Duy chia sẻ, trường hay có những chuyên đề sinh hoạt, và nhiều lễ truyền thống giáo viên sẽ kết hợp với những ngày đó để dạy thực tế môn lịch sử. Đồng thời, thầy cũng tổ chức những hoạt động như về nguồn, đưa các em đến một số di tích gắn liền với lịch sử.
Từ đầu năm học, thầy Duy đã xây dựng phương pháp cho môn học, chia thành những đề tài lịch sử thành nhiều dự án giao cho học sinh. Trong quá trình học, các em tự xây dựng từng bước cho dự án, đến gần cuối học kỳ sẽ báo cáo và thầy chấm điểm. Qua cách thực hiện dự án, học sinh sẽ được trải nghiệm, sáng tạo, tìm kiếm và chắc lọc thông tin để hoàn thành dự án. Học sinh sẽ chủ động học thêm nhiều kiến thức mới và cảm nhận dự án của mình phát triển từng ngày.
“Khi đưa ra dự án, chính người giáo viên cũng phải thay đổi tư duy và sáng tạo hơn trong từng tiết học. Qua những hình thức dạy học mới, các em sẽ dễ tiếp cận bài học, lượng kiến thức cũng không quá nặng nề và làm rõ nét hơn bước chuyển tích cực của giáo dục” – thầy Duy cho biết.
Học sinh tham gia hoạt động nhóm trong tiết học sáng tạo. Ảnh: Bảo Võ
Cần sự đồng bộ
Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), sau những tiết học sáng tạo học sinh sẽ hình thành được những kỹ năng như: làm việc nhóm, thuyết trình, phản biện, hùng biện, thể hiện chính mình… Việc sử dụng thí nghiệm, diễn kịch, làm việc nhóm, thuyết trình, nghiên cứu khoa học, đi trải nghiệm ngoài nhà trường…làm cho môn học gần với cuộc sống, đây cũng chính là nhân tố khơi nguồn sáng tạo cho cả thầy và trò.
Nhưng tính đồng bộ khó khả thi, vì đời sống kinh tế, văn hóa vùng miền, chế độ đãi ngộ hiện nay làm cho người thầy chưa an tâm, toàn tâm cho mỗi việc dạy. Mặc khác, hạ tầng cơ sở là rào cản lớn nhất cho sự đổi mới, nhất là “số hóa trong giáo dục”.
Bên cạnh đó, sự sáng tạo của thầy cô mang tính tự phát nhiều hơn và tập trung ở những trường có điều kiện, ở trung tâm TP. Nhiều giáo viên không dám vượt rào, không dám sáng tạo… vì sợ bị kỷ luật, họ cô đơn, chơi vơi trước búa rìu dư luận thôi đành theo “đường xưa lối cũ cho an phận”.
“Trong thời đại mới, giáo viên cần sáng tạo trong từng tiết dạy nhưng cần người đầu tàu là chỗ dựa cho tập thể thầy cô, là nguồn cảm hứng thúc đẩy sáng tạo của một đơn vị. Chúng ta phải định hướng, bồi dưỡng sâu, rộng và đầu tư đúng vào cụ thể từng nhóm giáo viên” – thầy Phú nhận định.
Không đánh giá tiết học chỉ dựa trên nội dung
Thầy Huỳnh Thanh Phú cho rằng đối với tiết học được dạy theo phương pháp sáng tạo không thể đánh giá qua nội dung bài học. Bởi, sáng tạo là sự phong phú, sử dụng nhiều thành tố để hình thành khiến bài học hấp dẫn, từ công nghệ đến cách tổ chức hoạt động. Nên người đánh giá tiết học phải có cái nhìn sáng tạo, tầm nhìn mới, không đè nặng về kiến thức giáo khoa trong bài học đó.
Kỹ năng hùng biện, thuyết trình: Phụ huynh đừng "khoán trắng" cho nhà trường
Hùng biện, thuyết trình là kỹ năng mềm rất quan trọng, có thể mang lại nhiều cơ hội trong cuộc sống. Không ít phụ huynh "khoán trắng" cho nhà trường về kỹ năng này.
Học sinh tiểu học tại TPHCM tự tin thuyết trình về mô hình "Vườn rau sạch tại trường". Ảnh: P.Nga
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần đầu tư bài bản chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào trường học.
Cha mẹ "khoán trắng", con khó tự tin
Con chị Nguyễn Thu Thủy (ngụ tại quận Bình Thạnh, TPHCM) khá trầm tính. Bởi vậy vào dịp hè, chị thường đăng kí cho con tham gia lớp kỹ năng thực hành xã hội tại Nhà thiếu Nhi thành phố. Chị cũng đăng kí lớp MC nhí để con rèn khả năng thuyết trình, tự tin trước đám đông. "Thấy cháu có tiến bộ, tự tin hơn khi đi ra ngoài, ở trường... nên ba mẹ cũng rất vui", chị Thủy nói.
Chị Thu Thủy cũng như rất nhiều phụ huynh khác, luôn mong muốn con tự tin trước đám đông, giao tiếp tốt. Tuy nhiên, không ít phụ huynh "khoán trắng" cho nhà trường về kỹ năng này. Nhiều người cho rằng, ở trường học, con cái họ sẽ được rèn các kỹ năng cần thiết. Không ít phụ huynh cho rằng, nhà trường cần xây dựng chuyên đề học tập rèn kỹ năng thuyết trình như một môn học.
Từng là một giảng viên, sau này khởi nghiệp với lĩnh vực công nghệ - Công ty CyberSoft (tại TPHCM), thạc sĩ Lê Quang Song chia sẻ, rất nhiều bạn trẻ thiếu kỹ năng mềm đơn cử như thuyết trình, hùng biện, giao tiếp... Để hình thành các kỹ năng mềm này vô cùng quan trọng và cần phải có một quá trình, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho tới sau khi đã hoàn thành các bậc học, đi làm...
Thực tế, không phải ai cũng vượt qua giới hạn của bản thân để tự tin thuyết trình trước đám đông, đưa ra những quan điểm của mình về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, tham gia những cuộc thi hùng biện. Điều này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tính cách, sở trường, công việc...
Theo thầy Võ Kim Bảo, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1, có nhiều loại trí thông minh, trí thông minh ngôn ngữ chỉ là một trong số đó và không phải đứa trẻ nào cũng có trí thông minh ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, những kỹ năng cơ bản cần thiết về giao tiếp, về thuyết trình là rất cần thiết đối với mỗi một học sinh.
"Để hình thành một môn học cụ thể, theo tôi sẽ vô cùng khó vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà thực tiễn chưa cho phép (ở công lập). Việc giáo dục các kỹ năng mềm chủ yếu qua các chuyên đề, được lồng ghép vào trong nhiều bộ môn, hoạt động khác ở trong nhà trường và nằm trong chuyên đề ngoại khóa kỹ năng sống... và tự bản thân mỗi môn học đã bao hàm cả kỹ năng này vào.
Còn ở ngoài nhà trường, phụ huynh cũng rất quan tâm, tìm hiểu các lớp ngoại khóa, dạy kỹ năng để cho con tham gia, trải nghiệm. Nhiều người đi tìm các lớp học online, các câu lạc bộ như MC nhí cho con hay khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động vui chơi tập thể, các cuộc thi, khuyến khích trẻ đọc sách để có ngôn từ phong phú...
Thực ra có nhiều cách để giúp trẻ hình thành các kỹ năng này. Điều đó không phải phụ thuộc vào một cuốn giáo trình cụ thể, mà cần chính là cả một quá trình, cần tạo cho trẻ môi trường, cơ hội để giúp trẻ có sự trải nghiệm từng ngày", thầy Bảo ý kiến.
Đồng hành với con trong "trường đời"
Là một người làm công tác truyền thông, thạc sĩ Nguyễn Văn Tài - Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông (Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM), cho rằng, kỹ năng thuyết trình trước đám đông là điểm cộng rất lớn cho các bạn trẻ trong công việc. Để có thể tự tin làm chủ buổi diễn thuyết, hay thuyết trình, hùng biện của mình, không có gì ngoài việc rèn luyện, trải nghiệm, học hỏi.
Ngoài ra cần chú ý đến các yếu tố trong quá trình này như về mặt hình thức, về giọng nói, làm chủ cảm xúc, về kiến thức... Với vai trò quan trọng của kỹ năng này, việc đưa vào giảng dạy cho học sinh những chuyên đề về kỹ năng thuyết trình, hùng biện là hết sức cần thiết và cần triển khai càng sớm càng tốt.
"Giảng dạy các kỹ năng mềm này cho học sinh từ sớm là điều rất quan trọng. Vì là môn kỹ năng nên việc được thực tập, thực hành càng nhiều càng sớm sẽ có lợi cho các em trong việc hình thành, phát triển và được vận dụng ở các môn học khác, hoạt động khác nhau", anh Tài nói.
Ngoài việc rèn kỹ năng ở trường, nếu có điều kiện, phụ huynh hãy tạo điều kiện để các em gia nhập các CLB về kỹ năng, hùng biện, hay đăng ký một vài khóa học về kỹ năng nói trước đám đông, người dẫn chương trình. Việc tích luỹ cho mình về kiến thức cơ bản, sẽ giúp các em tự tin thực hành càng nhiều càng tốt để tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm cho bản thân và nghề nghiệp sau này.
Giảng viên Nguyễn Vũ Thắng, đồng thời là Giám đốc Công ty TNHH MTV nghiên cứu, sản xuất, thương mại khoa học và công nghệ Chiyo (TPHCM) chia sẻ, để có một môn học đào tạo kỹ năng mềm thì phải thực hiện nhiều yếu tố như: Yếu tố về học thuật, về chuẩn đầu ra, đội ngũ giảng dạy, nguồn nhân lực, vốn... Ở các trường quốc tế, hoàn toàn có thể xây dựng thành môn học kỹ năng thuyết trình, phản biện và đưa vào giảng dạy. Ở trường công lập có thể xây dựng thành các chuyên đề tích hợp môn kỹ năng sống để giảng dạy.
Ngoài ra, khi giáo dục con trẻ, phụ huynh có thể tìm kiếm các kiến thức qua Internet, qua các cuốc sách, giáo trình do những chuyên gia trong lĩnh vực này chia sẻ để hiểu hơn về kỹ năng thuyết trình, hùng biện. Mỗi một em cũng phải nỗ lực, tự học, trau dồi kiến thức, kỹ năng cho bản thân.
"Theo tôi, đối với kỹ năng mềm, thì sự trải nghiệm trong cuộc sống, qua những tình huống hằng ngày, qua công việc, qua nghề nghiệp của bản thân... mà tôi hay gọi là sự trải nghiệm "trường đời" là vô cùng quan trọng", ông Nguyễn Vũ Thắng nhấn mạnh.
Dạy học thể dục: Trong cái khó ló cái khôn Nhiều trường học tại TPHCM không có đủ điều kiện sân bãi, nhà thi đấu để học sinh (HS) học các môn Giáo dục thể chất tại trường. Để HS có không gian học tập, nhiều mô hình phối hợp dạy học sáng tạo được áp dụng. HS Trường THCS Nguyễn Du - Quận 1 - TPHCM tranh thủ tập luyện môn đá...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ-Philippines chuẩn bị tập trận chung Balikatan 2025
Thế giới
21:16:48 18/04/2025
Sống chung với đam mê của chồng, cả nhà được nhiều phen hú vía, thậm chí mẹ chồng còn lo lắng hỏi: "Con bị trúng gió à?"
Góc tâm tình
21:09:57 18/04/2025
Bắt nhóm đối tượng mua gần 1kg ma túy từ cửa khẩu Campuchia về Đồng Nai tiêu thụ
Pháp luật
20:54:56 18/04/2025
Bà xã Lee Byung Hun sốc nặng khi sinh con thứ 2: "Tôi nghĩ con của mình đã bị tráo đổi"
Sao việt
20:47:02 18/04/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến Lee Dong Gun (Chuyện Tình Paris) bị chỉ trích thậm tệ?
Sao châu á
20:00:43 18/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm
Ẩm thực
19:56:35 18/04/2025
Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng
Thế giới số
19:20:43 18/04/2025
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng
Sao thể thao
19:04:14 18/04/2025
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
18:41:20 18/04/2025