Đây chính là vị thuốc cứu tinh, chữa tận gốc bệnh viêm xoang
Trong khi nhiều người phải bó tay chấp nhận sống chung với viêm xoang, viêm mũi dị ứng thì Tân di chính là vị thuốc cứu tinh.
Ô nhiễm không khí, môi trường là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm xoang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn.
Theo thống kê, khoảng 25-30% bệnh nhân đến khám tai – mũi – họng mắc viêm xoang. Ngoài việc khiến bệnh nhân nghẹt mũi, đau nhức vì chảy mủ, khi để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe não, viêm màng não… gây mù vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
Nụ hoa Tân Di là vị thuốc nổi tiếng để chưa xoang.
Trong tây y, ngoài thông rửa, bệnh nhân sẽ được chỉ định kháng sinh hoặc phẫu thuật. Còn trong đông y, Tân di được xem là vị thuốc cứu tinh để chữa xoang.
TS Phùng Tuấn Giang (nhà thuốc Thọ Xuân Đường) cho biết, Tân di chính là búp của cây hoa Mộc lan, tên khoa học là Magnolialiliflora Desr, hay có tên khác là Bạch mộc liên, Ứng xuân hoa, Ngọc lan hoa, Vọng xuân hoa, Khương phác hoa…
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hóa học của Tân di có chứa tới 0,5-2,86% tinh dầu, ngoài ra còn có eugenol, foeniculin, magnoflorine, falvonoid, anthocyanin, oleic acid, vitamine A, alkaloid… là những chất rất hữu hiệu trong điều trị bệnh xoang mãn tính.
Tân di có vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tán hàn, giúp thông tắc các lỗ tự nhiên, đặc trị các bệnh vùng mũi.
Các tác dụng dược lý phong phú khác phải kể đến là giúp tăng cường lưu lượng máu, giảm đau, chống viêm, ức chế virus cúm và một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn típ A, trực khuẩn lỵ; chống dị ứng, kháng nấm, chống dị ứng, hạ huyết áp, kích thích cơ trơn tử cung, cơ trơn thành ruột…
Các bài thuốc chữa viêm xoang từ Tân di
- Chữa viêm mũi, viêm xoang: Tân di, cỏ ngũ sắc lượng bằng 1/3, sắc lấy nước nhỏ mũi hoặc cho vào bình xịt mũi ngày 3 lần.
Hoặc: Tân di 12g, trứng gà 3 quả. Luộc trứng cùng tân di, luộc xong ăn trứng, uống nước, bỏ bã Tân di.
Video đang HOT
Nụ hoa Tân di khi phơi khô.
- Chữa viêm xoang mãn: Tân di 20g, Nga bất thực thảo 5g, đem 2 vị này ngâm với nước trong 4-8 giờ, sau đó chưng cất lấy nước nhỏ mũi vài lần trong ngày.
- Chữa viêm xoang có mũi sung nề, tắc ngạt: Tân di 9g, Ké đầu ngựa 15g, Bạc hà 6g, sắc lần đầu lấy nước uống, sau đó sắc tiếp bã thuốc, lấy nước cô thật đặc rồi trộn với nước ép hành củ (Thông bạch) để nhỏ mũi.
- Chữa ngạt mũi, giảm hoặc mất khả năng ngửi: Dùng Bồ kết, Tân di, Thạch xương bồ lượng bằng nhau, tất cả tán mịn, thổi nhẹ hoặc rắc vào trong mũi.
- Chữa mũi tắc do thấp trọc: Dùng bài thuốc Khung cùng tán (Theo “Chứng trị chuẩn thằng”), gồm các vị Xuyên khung, Tân di mỗi thứ 50g, Tế tân 30g , Mộc thông 15g tán nhỏ thổi nhẹ hoặc rắc vào trong mũi.
- Chữa mũi sưng, mọc mụn ngứa bên trong (theo “Mậu thị phương tuyến”): Dùng Tân di, Hoàng liên sao qua, tán nhỏ, hòa với nước đun sôi để nguội, uống.
- Chữa chảy nước mũi, Polyp mũi (theo “Dương y đại toàn”): Tân di (bỏ lông) 200g, Tang bạch bì (Chích mật) 200g, Chi tử 50g, Chỉ thực 100g, Cát cánh 100g, Bạch chỉ 100g. Các vị nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 6-8g, uống cùng nước sắc củ cải.
Theo TS Giang, để thu hái được thuốc chất lượng, cần hái nụ Tân di vào mùa xuân, cắt bỏ cành cây, phơi trong bóng râm (âm can), loại bỏ phần vỏ lông bên ngoài (mao xạ phế, lệnh nhân khái – lông của Tân di vào phế kích thích gây ho) hoặc bọc vải khi sắc, khi dùng cần sao qua.
Những người bị khí hư hỏa thịnh kỵ dùng Tân di.
Theo vietnamnet
Mùa này trẻ dễ bị viêm họng cấp tính: Phòng ngừa và xử trí thế nào?
Viêm họng cấp là bệnh rất thường gặp nhất khi thời tiết chuyển mùa, trời thoắt nắng thoắt mưa. Trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi dễ bị mắc nhiễm khuẩn hầu họng cấp.
Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với viêm VA, viêm A, viêm mũi, viêm xoang... hoặc trong các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi.
Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống. Vì vậy có thể nói là nơi rất thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai, virut và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh ở hầu họng. Có nhiều thể lâm sàng, tuy nhiên do tính chất thường gặp và sự trầm trọng của các biến chứng, phạm vi bài viết này xin đề cập tới 2 thể bệnh hay gặp là: Viêm họng đỏ cấp, viêm họng giả mạc.
Viêm họng đỏ cấp
Viêm họng đỏ cấp chiếm 90% viêm họng cấp. Rất thường gặp khi thời tiết thay đổi. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi, cơ thể chưa thích ứng hoặc hệ miễn dịch kém nên viêm họng đỏ cấp thường bắt đầu bằng sự nhiễm vi rút (là chủ yếu chiếm 60-80% gồm Adénovirus, virut cúm,...).
Sau đó do độc tố của virut, cấu trúc giải phẫu của amiđan và sức đề kháng của cơ thể đã gây nên sự bội nhiễm các tạp khuẩn khác, thường là các vi khuẩn hội sinh có sẵn trong họng như liên cầu, phế cầu và đặc biệt nguy hiểm là loại liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Bệnh lây lan bằng nước bọt, nước mũi.
Dấu hiệu và những biến chứng
Bệnh thường xảy ra đột ngột, bệnh nhân thường sốt vừa (38-39oC) hoặc sốt cao, người ớn lạnh, nhức đầu, kém ăn cảm giác khô nóng ở trong họng, dần dần đau rát trong họng nhất là khi nuốt, kể cả chất lỏng. Có thể ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm nhầy, có thể khàn tiếng nhẹ, và thường có kèm theo chảy mũi nhầy, tắc mũi.
Hình ảnh họng bị viêm
Khám thấy hạch góc hàm sưng và hơi đau. Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, xuất tiết. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng đỏ mọng và có những mao mạch nổi rõ. Hai amiđan khẩu cái cũng sưng to đỏ, có khi có những chấm mủ trắng hoặc lớp nhầy trắng như nước cháo phủ trên mặt amiđan. Khám mũi thấy niêm mạc sung huyết và hốc mũi đọng xuất tiết nhầy.
Nếu là do virut, bệnh thường kéo dài 3 - 5 ngày thì tự khỏi, các triệu chứng giảm dần. Nếu là do vi khuẩn bội nhiễm đặc biệt là liên cầu, bệnh thường kéo dài ngày hơn và đòi hỏi điều trị kháng sinh có hệ thống để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Nếu không có biện pháp can thiệp viêm họng đỏ cấp có thể viêm tấy hoặc áp-xe quanh A. Viêm tấy hoặc áp-xe các khoảng bên họng, áp-xe thành sau họng ở trẻ nhỏ 1 - 2 tuổi. Viêm tấy hoại thư vùng cổ rất hiếm gặp nhưng tiên lượng rất nặng. Bệnh nhân có thể tử vong.
Biến chứng thường gặp khác là viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm mũi, viêm xoang cấp. Ngoài ra có thể có biến chứng viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc Rendu Osler, choáng nhiễm độc liên cầu hoặc cá biệt có thể nhiễm trùng huyết.
Bệnh nhân cần được khám và tư vấn dùng kháng sinh hợp lý. Điều trị tại chỗ súc họng và nhỏ mũi. Điều quan trọng bệnh nhân cần vệ sinh miệng họng và bàn tay thường xuyên giúp nhanh khỏi. Ăn uống đủ chất cung cấp các vitamin cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Viêm họng giả mạc
Viêm họng giả mạc chiếm khoảng 2-3%. Nguyên nhân thường gặp là do trực khuẩn bạch hầu Klebs - Loefler gây nên với đặc điểm là viêm họng có giả mạc lan rộng, có phản ứng hạch và toàn thân có hội chứng nhiễm độc. Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu gặp ở trẻ em và có thể gây tử vong. Từ khi có vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), bệnh đã giảm đi rất nhiều.
Dấu hiệu nhận biết và tiến triển bệnh
Thường thể hiện bằng hai hội chứng lớn là nhiễm độc và nhiễm khuẩn. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em, trẻ sốt vừa 38 - 38,5 độ C bắt đầu từ từ người mệt mỏi, da xanh, không chịu chơi, biếng ăn, có khi mệt lả, mạch yếu có khi không đều, tiểu ít, nước tiểu đỏ, có thể có albumin. Ở thể ác tính trẻ sốt cao, vật vã, xanh tái, dẫn tới mê sảng.
Ảnh minh họa: Internet
Trẻ thấy đau họng, lúc đầu đau nhẹ, sau đau tăng dần, chảy nước mũi nhầy, có khi lẫn máu. Nếu giả mạc lan xuống hạ họng hoặc thanh quản, em bé có ho, khàn tiếng, khó thở thanh quản nặng dần. Khám họng thấy giả mạc mỏng hoặc dày, màu trắng hoặc xám, có khi xám đen phủ trên bề mặt amiđan, lan đến các trụ, có khi đến tận lưỡi gà và thành sau họng.
Giả mạc rất dính khó bóc, dễ ra máu và không tan trong nước, lấy đi giả mạc hình thành lại rất nhanh. Thường là nặng cần phải điều trị kịp thời.
Ở thể nhẹ, nếu điều trị có thể khỏi nhanh chóng. Ở thể nặng, có thể tử vong nhanh chóng trong vài ngày do nhiễm độc. Dù được điều trị tích cực, bạch hầu họng cũng có thể lan xuống thanh quản gây bạch hầu thanh quản làm bệnh nhân khó thở có thể tử vong.
Tất cả bệnh nhân viêm họng do bạch hầu đều phải được điều trị tại bệnh viện bằng giải độc tố bạch hầu và kháng sinh, đồng thời phối hợp với tiêm corticoides. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, đề phòng biến chứng tim. Nếu có biến chứng xuống thanh quản cần mở khí quản, hỗ trợ hô hấp.
Lời khuyên thầy thuốc
Khi thời tiết thay đổi, nếu thấy trẻ có các biểu hiện sốt, ho đau rát họng, quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn, chảy nước mũi, các bà mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây để phòng bệnh cho trẻ như: Thực hiện chế độ nuôi dưỡng tốt, dinh dưỡng cân bằng đủ dưỡng chất, trẻ nhỏ cần được bú mẹ. Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vệ sinh cho trẻ; Tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ theo lịch của chương trình TCMR; Uống vitamin A đầy đủ theo hướng dẫn, tắm nắng chống còi xương, suy dinh dưỡng; Tránh gió lùa, tránh tập trung nơi đông người, tránh nơi môi trường bị ô nhiễm, khói bụi.
Sử dụng các dung dịch sát khuẩn thông thường như sulfarin, nước muối sinh lý tra mũi cho trẻ. Với trẻ lớn cần tạo cho trẻ thói quen tốt là súc miệng và họng bằng nước muối ấm mỗi tối sau khi đánh răng và trước khi đi ngủ.
Theo phunusuckhoe
Suýt mù vì biến chứng viên xoang Mới đây, bé Ngô An Ng. 4 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội được mẹ bé đưa đi khám vì bé có dấu hiệu sốt cao, mắt trái bị sưng, nhìn mờ. Nguyên nhân là do bé bị viêm xoang. PGS An nội soi cho bé viêm xoang. Theo chị Loan mẹ của bé Ng., bé Ng. sốt cao dù uống hạ sốt cũng...