Đầu tư 1 USD vào mảnh đất ở Nam Phi, phát hiện mỏ khí 100 tỷ USD
Hai nhà thăm dò Stefano Marani và Nick Mitchell mua quyền khai thác khí trên mảnh đất ở Nam Phi với giá chỉ 1 USD gần 10 năm trước, và sau đó phát hiện ra mỏ khí heli ước tính trị giá 100 tỷ USD.
Khu vực công trường xây dựng của công ty Renergen ở Free State, Nam Phi (Ảnh: AFP).
Theo AFP , vào năm 2012, 2 nhà thăm dò khoáng sản Marani và Mitchell đã mua quyền khai thác khí trên mảnh đất 87.000 héc-ta ở tỉnh Free State của Nam Phi với giá vỏn vẹn 1 USD. Vào thời điểm đó, họ hướng tới việc khai thác khí tự nhiên ở mảnh đất này.
Tuy nhiên, trong quá trình dò tìm khí tự nhiên, họ lại phát hiện ra lượng khí heli cao bất thường trộn lẫn với nguồn khí trên trong khu đất. Công ty Renergen của họ sắp bắt đầu khai thác cả khí tự nhiên và heli.
Những thử nghiệm ban đầu cho thấy nồng độ heli tại mỏ ở Nam Phi chiếm 2-4% trong hỗn hợp trộn cùng khí tự nhiên, cao hơn nhiều so với nồng độ 0,3% tại các mỏ ở Mỹ. Các cuộc khảo sát sâu hơn phát hiện nồng độ heli ở mỏ Renergen có những điểm lên tới 12%.
Video đang HOT
Heli thường được biết tới là loại khí bơm vào bóng bay hoặc có thể thay đổi giọng nói của con người trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó cũng có vai trò trong những hoạt động khác như được sử dụng trong máy siêu âm y tế, chất siêu dẫn và du hành vũ trụ.
Thị trường khí heli toàn cầu ước tính trị giá 10,6 tỷ USD vào năm 2019, theo công ty Research and Markets. Trên thế giới, chỉ có số ít các quốc gia sản xuất heli, nên nguồn cung của nó cũng thường bị gián đoạn.
Renergen ước tính trữ lượng heli ở khu đất của họ có thể lên tới 9,74 tỷ mét khối, lớn hơn toàn bộ trữ lượng heli trên toàn nước Mỹ. Lượng khí này có thể bơm đủ 1,4 nghìn tỷ quả bóng bay.
Nếu con số là chính xác, Marani ước tính trữ lượng heli trong mảnh đất nói trên có thể lên tới 100 tỷ USD.
Renergen dự kiến đặt 19 giếng khoan khai thác khí vào năm tới. Dự án này mang lại tiềm năng biến Nam Phi trở thành một trong những nước có lượng khí heli lớn và sạch nhất thế giới. Theo ông Marani, quy mô sản xuất heli ở Nam Phi có thể tăng lên 5 tấn/ngày – chiếm 7% tổng sản lượng heli hiện tại của hành tinh.
Nhu cầu và giá cả đối với heli đã tăng hơn gấp đôi trong 30 năm qua. Khi việc sử dụng heli ngày càng nhiều, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đến việc đảm bảo nguồn cung ổn định. Nga, Mỹ và Tanzania đang để mắt tới các nguồn dự trữ heli mới.
Trung Quốc bị nghi thử nghiệm 2 vũ khí siêu vượt âm liên tiếp
Báo Financial Times cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành 2 vụ thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm vào mùa hè năm nay, chứ không chỉ một vụ như thông tin trước đó.
Tên lửa Trường Chinh 5B được phóng ở phía nam Trung Quốc ngày 29/4/2021 (Ảnh: AFP).
Báo Financial Times ngày 20/10 dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết, Trung Quốc đã tiến hành 2 vụ thử vũ khí siêu vượt âm vào ngày 27/7 và ngày 13/8 năm nay.
Trước đó, Financial Times dẫn nguồn thạo tin cho biết, hồi tháng 8 năm nay, Trung Quốc đã phóng thử một tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa này đã bay quanh Trái đất ở quỹ đạo thấp trước khi lao xuống mục tiêu nhưng vẫn trượt mục tiêu khoảng 32 km. Nguồn tin cho biết, thiết bị siêu vượt âm này đã được tên lửa đẩy Trường Chinh phóng lên.
Thời điểm đó Bắc Kinh được cho là đã giữ kín thông tin vụ phóng. Nguồn tin cho biết thêm, giới chức tình báo Mỹ đã rất bất ngờ về năng lực phát triển vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc.
Vụ phóng tên lửa của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại rằng các đối thủ của Mỹ rốt cuộc có thể vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của Lầu Năm Góc. Mỹ vẫn đang theo dõi chặt chẽ chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc để đánh giá các mối đe dọa.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 18/10 khẳng định vật thể mà nước này phóng đi "không phải tên lửa, mà là một phương tiện vũ trụ". Ông Triệu khẳng định đây là một cuộc thử nghiệm định kỳ nhằm đánh giá công nghệ tái sử dụng phương tiện vũ trụ, từ đó tìm ra cách thức thuận tiện và giá thành thấp cho con người du hành vũ trụ.
Ông Triệu cho biết, vụ thử nghiệm diễn ra hồi tháng 7 năm nay thay vì tháng 8 như nguồn tin của Financial Times . Quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nêu rõ liệu phương tiện vũ trụ đó là gì, nhưng một số chuyên gia cho rằng đó có thể là tên lửa đẩy có khả năng tái sử dụng tương tự tên lửa Falcon 9 của SpaceX.
Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi về thông tin do Financial Times công bố liên quan tới 2 vụ phóng tên lửa siêu vượt âm liên tiếp.
Thông tin mới nhất của Financial Times cũng cho biết, phương tiện vũ trụ tái sử dụng được Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả đã được thử nghiệm vào ngày 16/7, trước khi nước này thực hiện 2 vụ phóng tên lửa siêu vượt âm.
Nếu thông tin về các vụ thử vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc là chính xác, nó sẽ khiến phương Tây gia tăng lo ngại về công nghệ quân sự được hiện đại hóa nhanh chóng của Trung Quốc, đặc biệt là kho vũ khí tên lửa ngày càng mở rộng của nước này.
Cùng với Trung Quốc, Mỹ, Nga và ít nhất 5 quốc gia khác đang phát triển công nghệ siêu vượt âm. Tên lửa siêu vượt âm là vũ khí có tốc độ tối thiểu gấp 5 lần âm thanh (Mach 5), tương đương hơn 6.200 km/h. Tốc độ nhanh và khả năng cơ động giúp các tên lửa siêu vượt âm trở nên nguy hiểm hơn đối với hầu hết các hệ thống phòng không.
Giáo sư Taylor Fravel, chuyên gia về chính sách vũ khí hạt nhân của Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), cho rằng với vũ khí siêu vượt âm trang bị đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc có thể vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vốn được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo đang tiếp cận. Theo ông Fravel, vũ khí này có thể "gây bất ổn" nếu Trung Quốc triển khai hoàn toàn một vũ khí như vậy.
Nam Phi công bố lý do chưa phê duyệt sử dụng vaccine Sputnik V Cơ quan quản lý sản phẩm y tế Nam Phi (Sahpra) đã quyết định chưa phê duyệt vaccine Sputnik V do Nga phát triển để sử dụng ở đất nước Cầu Vồng, với lý do quan ngại về an toàn do tỷ lệ nhiễm HIV của Nam Phi. Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga. Ảnh: IRNA/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Pretoria dẫn...