Dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch và cách cải thiện
Luôn thấy mệt mỏi, cảm lạnh quanh năm, đường ruột khó chịu hay ngủ kém… là những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang suy yếu.
Giấc ngủ và khả năng miễn dịch bổ sung cho nhau. (Nguồn: Pixabay)
Luôn cảm thấy mệt mỏi
Bạn thường mệt mỏi, ngáp dài cả ngày, cảm thấy không còn chút năng lượng nào, không có hứng thú làm bất cứ việc gì. Dù đã điều chỉnh, bạn cũng không bao giờ có thể hồi phục được. Lúc này, hãy cảnh giác rằng, khả năng miễn dịch đang suy giảm.
Cảm lạnh quanh năm
Nhiều người thực sự đặc biệt chú ý đến việc giữ gìn, chăm sóc cơ thể, chẳng hạn như khi thời tiết thay đổi, họ giữ ấm kịp thời và hiếm khi ra ngoài. Dù vậy, họ vẫn vô tình bị cảm lạnh.
Một người với khả năng miễn dịch tốt có thể khỏi bệnh cảm lạnh trong khoảng 4 hoặc 5 ngày, ngay khi không dùng thuốc cũng không có vấn đề gì lớn. Nhưng nếu khả năng miễn dịch kém, ngay một cơn cảm lạnh nhỏ cũng sẽ khiến tình trạng trở nên nặng và lâu khỏi hơn.
Đường ruột luôn khó chịu
Nhiều người có thể đau bụng và tiêu chảy nếu ăn uống không cẩn thận. Tuy nhiên, sức khỏe đường ruột liên quan trực tiếp đến khả năng miễn dịch. Nếu một người luôn gặp vấn đề về đường ruột và thường xuyên đau bụng, tiêu chảy, chứng tỏ khả năng miễn dịch đã suy yếu.
Ruột liên quan chặt chẽ đến khả năng miễn dịch của cơ thể. 70% globulin miễn dịch IgA của cơ thể con người nằm trong ruột và hơn 95% các bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường tiêu hóa.
Video đang HOT
Vết thương chậm lành
Vết thương trên người có khả năng miễn dịch tốt thường có thể lành nhanh, do cơ chế miễn dịch nhanh loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh khác tấn công vết thương, từ đó thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn. Ngược lại, khi khả năng miễn dịch quá kém, vết thương cũng sẽ chậm lành.
Ví dụ bàn chân của người tiểu đường thường lâu lành do căn bệnh là nguyên nhân khiến khả năng miễn dịch suy giảm. Sau khi khả năng miễn dịch suy giảm, các loại vi sinh vật khác nhau sẽ tấn công cơ thể, khiến một vết thương nhỏ cũng cần thời gian để lành lại.
Chất lượng giấc ngủ suy giảm
Giấc ngủ và khả năng miễn dịch bổ sung cho nhau. Nếu một người có chất lượng giấc ngủ tốt thì khả năng miễn dịch của người đó cũng sẽ rất tốt. Ngược lại, khi một người ngủ kém, khả năng miễn dịch cũng suy giảm.
Làm thế nào để cải thiện khả năng miễn dịch?
Duy trì thói quen sinh hoạt tốt là cách quan trọng nhất để cải thiện khả năng miễn dịch. Mọi người nên tập thể dục, tắm nắng nhiều hơn, duy trì tâm trạng vui vẻ, cười nhiều hơn, đồng thời duy trì giấc ngủ đầy đủ và tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng.
Việt Nam có loại củ được ví như 'vàng trắng', vừa dễ tìm lại cực bổ dưỡng
Củ sắn, hay còn gọi là khoai mì, là loại cây lương thực quen thuộc gắn bó với đời sống người Việt từ bao đời nay.
Không chỉ là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, củ sắn còn chứa đựng nhiều dưỡng chất quý giá và mang lại những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.
Củ sắn hỗ trợ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong củ sắn giúp tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Chất xơ còn là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Kiểm soát cân nặng
Nhiều người thường e ngại củ sắn vì nghĩ rằng hàm lượng tinh bột cao sẽ gây tăng cân. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Củ sắn là một "trợ thủ" đắc lực cho những ai đang trong hành trình giảm cân. Chất xơ trong sắn tạo cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể. Ngoài ra, sắn còn chứa ít chất béo, giúp giảm nguy cơ tích tụ mỡ thừa.
Củ sắn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Ảnh: Adobe Stock
Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
Củ sắn giàu kali, một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, duy trì nhịp tim ổn định và đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống tim mạch. Ngoài ra, kali còn tham gia vào quá trình co bóp của cơ tim, giúp duy trì nhịp tim đều đặn. Sự thiếu hụt kali có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, gây ra các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, thậm chí là ngất xỉu.
Bổ sung củ sắn vào chế độ ăn uống hàng ngày là một cách đơn giản và hiệu quả để tăng cường lượng kali cho cơ thể, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch. Kết hợp với lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên, củ sắn sẽ góp phần giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh.
Tăng cường miễn dịch
Vitamin C trong củ sắn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng trung hòa các gốc tự do - những phân tử không ổn định gây tổn thương tế bào, dẫn đến quá trình lão hóa và các bệnh mãn tính. Bằng cách tăng cường hệ miễn dịch, vitamin C giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như ô nhiễm, khói thuốc lá
Hỗ trợ sức khỏe xương khớp
Canxi và phốt pho trong củ sắn không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn góp phần duy trì độ đàn hồi của sụn khớp, giảm ma sát giữa các khớp, từ đó làm giảm đau nhức và tăng cường sự linh hoạt của khớp. Bổ sung đủ canxi và phốt pho từ củ sắn giúp ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa cột sống, đặc biệt có lợi cho những người thường xuyên vận động mạnh hoặc người cao tuổi.
Củ sắn tốt cho sức khỏe xương khớp. Ảnh: Istock
Kháng khuẩn, chống viêm
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trong củ sắn chứa nhiều hợp chất phenolic và flavonoid - những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bằng cách trung hòa các gốc tự do và giảm viêm, các hợp chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương, từ đó góp phần ngăn ngừa và điều trị một số bệnh viêm nhiễm như viêm họng, viêm dạ dày.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, củ sắn cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nếu không được chế biến và sử dụng đúng cách. Củ sắn, đặc biệt là sắn đắng, chứa một lượng nhỏ chất cyanogenic glycosides, có thể chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) - một chất độc gây hại cho cơ thể.
Ngộ độc sắn có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, co giật, thậm chí tử vong. Để phòng tránh ngộ độc sắn, cần lưu ý:
- Chọn sắn tươi, không bị dập nát, mốc meo.
- Gọt vỏ, ngâm nước và luộc kỹ sắn trước khi ăn.
- Không ăn sắn sống hoặc sắn chưa được chế biến kỹ.
- Hạn chế ăn sắn với số lượng lớn.
- Không nên ăn sắn khi đói.
- Trẻ em, phụ nữ mang thai và người có tiền sử bệnh thận, gan nên hạn chế ăn sắn.
Món ăn giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong mùa mưa bão Súp đùi gà được cho là món ăn tăng cường khả năng miễn dịch mùa mưa bão và bạn nên thử. Món ăn này giúp tăng cường khả năng miễn dịch mùa mưa gió bởi vì nó chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Súp đùi gà được cho là món ăn tăng cường khả năng...