Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh tay chân miệng
Tôi nghe nói bệnh tay chân miệng đang vào mùa và nhiều trẻ nhỏ mắc nên rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn giúp làm sao để phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ?
Tôi nghe nói bệnh tay chân miệng đang vào mùa và nhiều trẻ nhỏ mắc nên rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn giúp làm sao để phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ?
BS Hồ Thị Hồng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra (thường gặp là Coxsackie virus A6, A10, A16 và Enterovirus 71), lây từ người sang người chủ yếu theo đường tiêu hóa, dễ gây thành dịch.
Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn, bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể như sau:
- Giai đoạn khởi phát:
Kéo dài từ 1 đến 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn toàn phát:
Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt); phỏng nước ở lòng bàn tay, khuỷu tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, cùi trỏ; sốt nhẹ; ăn, bú kém.
- Giai đoạn lui bệnh:
Thường 3-5 ngày sau giai đoạn toàn phát, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Nắm rõ các dấu hiệu nhận biết trên giúp gia đình phát hiện sớm trẻ mắc bệnh và đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên để kịp thời điều trị.
Hà Nội phát hiện 3 ổ dịch bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non
Thời gian gần đây, số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội bắt đầu có xu hướng gia tăng với khoảng 60-70 ca/tuần, riêng trong tuần từ 22-29/3 ghi nhận 3 ổ dịch tại 3 trường mầm non.
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội ngày 4/4, trong 3 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn thành phố ghi nhận 300 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 75 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023).
Điều đáng nói, thời gian gần đây, số ca mắc tay chân miệng bắt đầu có xu hướng gia tăng với khoảng 60-70 ca/tuần. Riêng trong tuần từ 22-29/3, Hà Nội ghi 77 ca bệnh (tăng 15 ca so với tuần trước đó) đồng thời ghi nhận 3 ổ dịch tại 3 trường mầm non.
Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố Hà Nội đã có 5 ổ dịch tay chân miệng.
Không chỉ tại Hà Nội mà số ca mắc tay chân miệng trong 3 tháng đầu năm 2024 trên cả nước cũng gia tăng.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong quý I/2024, cả nước có khoảng 6.700 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2023).
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Cao điểm của bệnh là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).
Trong khi các trường hợp nhiễm CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thì EV71 sẽ gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
CDC Hà Nội khuyến cáo để phòng, chống bệnh tay chân miệng đối với khối trường mầm non, tiểu học cần tăng cường vệ sinh lớp học, đồ chơi, khăn mặt của học sinh... đồng thời hướng dẫn giáo viên các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng như: Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên lau rửa toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ, bàn, ghế bằng dung dịch sát khuẩn.
Ngoài ra, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như ly, chén, đĩa, muỗng, đồ chơi chưa được khử trùng.
Các bậc phụ huynh không được chủ quan khi con mình mắc tay chân miệng và cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh.
TP HCM ghi nhận gần 600 ca mắc tay chân miệng chỉ trong một tuần Ngày 30/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết, số lượng ca mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố đã tăng 26% so với trung bình 4 tuần trước đó. Theo HCDC, tính từ ngày 20/5 đến 26/5 (tuần 21), tại TP HCM đã ghi nhận 581 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 26% so...