Dấu hiệu ở miệng cảnh báo thận có vấn đề
Triệu chứng lâm sàng của bệnh lý thận thường không đặc hiệu nên nhiều người thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh thông thường.
Theo ước tính năm 2020 của Hội Thận học quốc tế, khoảng 850 triệu người trên toàn thế giới hiện mắc các bệnh lý về thận do nhiều nguyên nhân. Con số này gấp đôi số lượng bệnh nhân đái tháo đường và gấp 20 lần so với ung thư.
Thông tin từ Hội Lọc máu Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn ở Việt Nam chiếm khoảng 10,1% dân số, tương đương hơn 10 triệu người. Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 người mắc mới bệnh này. Tỷ lệ tử vong do bệnh này đứng thứ 8 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam.
Ảnh minh họa
Bệnh thận thường không được phát hiện sớm do giai đoạn đầu của bệnh không gây ra triệu chứng. Khi bệnh tiến triển, nó có thể gây ra các triệu chứng chung, bao gồm mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên và ngứa da,… Đó là lý do tại sao việc kiểm tra bản thân thường xuyên là điều quan trọng hàng đầu.
Các vấn đề về thận thường gặp
Bệnh thận mạn tính là một trong những vấn đề nghiêm trọng về thận. Đó là khi thận bị tổn thương dai dẳng và mất khả năng lọc chất thải và chất lỏng ra khỏi máu.
Ngoài ra, theo Times of India, các loại vấn đề về thận khác bao gồm: bệnh Fabry, bệnh loạn dưỡng cystine, bệnh thận IgA, viêm thận lupus, bệnh thận đa nang.
Dấu hiệu trong miệng cảnh báo bệnh thận
Trên thực tế, các dấu hiệu trong miệng không đặc trưng cho bệnh thận nên một số người chỉ có thể phát hiện ra mình mắc bệnh thông qua xét nghiệm.
Video đang HOT
Trao đổi với Express, bác sĩ Paula Oliveira nói rằng hơi thở có mùi có thể là một dấu hiệu báo trước các vấn đề về thận. Cô Oliveira giải thích điều này là do sự tích tụ dư thừa của urê trong cơ thể.
Urê là một hợp chất, là sản phẩm phân hủy nitơ chính của protein được các tế bào của cơ thể sử dụng và được bài tiết qua nước tiểu. Theo chuyên gia, các vấn đề về thận gây ra sự tích tụ urê trong cơ thể. Urê dư thừa trong hệ thống của bạn có thể ảnh hưởng đến hơi thở và mùi vị của bạn.
Cô Oliveira giải thích: “Nếu bạn có vấn đề về thận, cơ thể bạn sẽ mất khả năng đào thải các khoáng chất. Theo thời gian, mức độ của các khoáng chất này tăng lên trong máu của bạn, tạo ra vị kim loại và hơi thở nặng mùi”, theo Times of India.
Ảnh minh họa
Khi mức urê trong cơ thể tăng lên, người bệnh phải thực hiện những thay đổi chế độ ăn uống cần thiết. Bạn phải giảm lượng protein, tránh ăn các thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, cá, sữa, đậu, các loại hạt và ngũ cốc.
Hơn nữa, bổ sung đủ nước và uống nhiều nước có thể giúp giảm mức urê trong cơ thể. Uống nhiều nước hơn sẽ làm tăng số lần đi tiểu, và kết quả là, nhiều urê và creatinin sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể.
Tốt nhất bạn nên đi bác sĩ khám để được tư vấn, chữa trị tốt nhất.
Những người mắc bệnh thận mãn tính có thể phải đối mặt với tình trạng khô miệng thường xuyên.
Theo Tạp chí Thận học lâm sàng, tỷ lệ khô miệng cao hơn ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính có thể liên quan đến các tình trạng như suy giảm chức năng thận, tích tụ các chất chuyển hóa và điều trị bằng thuốc.
Các dấu hiệu thường gặp khác của bệnh thận
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận thường không đặc hiệu. Điều này có nghĩa là chúng cũng có thể do các bệnh khác gây ra. Vì thận của bạn có thể bù đắp cho chức năng bị mất nên cơ thể có thể không phát triển các dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi xảy ra tổn thương không thể phục hồi.
Vì vậy, ngoài các dấu hiệu về da, nếu nhận thấy một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây, tốt hơn hết bạn nên đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Ăn không ngon, buồn nôn, nôn nhiều hơn.
- Mệt mỏi, uể oải, ngủ không ngon giấc, tinh thần suy giảm.
- Đi tiểu quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường.
- Chuột rút, sưng bàn chân và mắt cá chân.
- Khô da, ngứa da
- Huyết áp cao khó kiểm soát.
- Khó thở nếu chất lỏng tích tụ trong phổi.
- Đau ngực, nếu chất lỏng tích tụ quanh màng tim.
Người trẻ bị suy thận ngày càng tăng
Trong những năm gần đây, số người trẻ mắc bệnh thận nặng ngày càng được phát hiện nhiều ở nước ta.
Cả nước hiện có hàng triệu người suy thận các mức độ và khoảng 26.000 người phải chạy thận nhân tạo, số bệnh nhân trẻ tăng 5-10% so với trước. Lối sống và nhiều thói quen không tốt, cùng với việc chậm được phát hiện, khiến tỷ lệ bệnh thận nặng đang gia tăng ở người trẻ.
Từ đầu năm 2024 đến nay, chưa đầy 3 tháng, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận gần 500 bệnh nhân đến lọc máu, chạy thận định kỳ, trong đó có hơn 15% bệnh nhân dưới 35 tuổi. Điểm chung là những người bệnh này vào bệnh viện đã ở tình trạng nặng, giai đoạn 3 hoặc 4, thậm chí là giai đoạn 5. Một số bệnh nhân còn rất trẻ chưa lập gia đình, là sinh viên, cũng phải gắn chặt với máy chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.
Thói quen nhậu nhẹt cũng là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh thận.
Theo các bác sĩ, một trong những nguyên nhân khiến nhiều người trẻ mắc bệnh thận là thói quen tự dùng các loại thuốc, chế phẩm, thực phẩm chức năng... không rõ nguồn gốc, trong đó có thể chứa kim loại nặng, rồi gây độc cho thận. Thói quen ăn mặn, thức khuya, nhậu nhẹt cũng là những yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh thận tiến triển âm thầm ở người trẻ và trở nặng nhanh nếu không được phát hiện sớm.
Người trẻ nên duy trì lối sống lành mạnh và chăm tập luyện.
Trên thực tế đã có những bệnh nhân được điều trị thành công, phục hồi sức khỏe mà không bị suy thận nhờ phát hiện sớm do đi khám sàng lọc ở bệnh viện, hay khám sức khỏe định kỳ hằng năm ở cơ quan, công ty.
Mặc dù trước đó bệnh nhân không hề có bất kỳ triệu chứng nào.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, cần duy trì lối sống lành mạnh, đặc biệt ở người trẻ tuổi, như ngủ sớm và đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao, giảm muối trong khẩu phần ăn, hạn chế sử dụng những thức ăn có hàm lượng muối cao, các loại đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
10 hệ lụy đến sức khỏe nếu cơ thể thiếu nước Uống nước ngay cả khi không khát là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Nếu không uống đủ nước sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe. Khoa học đã chứng minh nước chiếm 70% khối lượng cơ thể nhưng không nhiều người quan tâm đến việc bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày. Trong điều...