Bệnh thận mạn tính ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Theo dõi VGT trên

Bệnh thận mạn tính là sự xuất hiện của các tổn thương thận, có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào kể cả trẻ em.

Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối thì cần phải lọc máu hoặc ghép thận.

Bệnh thận mạn tính là có sự xuất hiện của các tổn thương thận, hoặc mức lọc cầu thận. Các tổn thương này phải tồn tại trong 3 tháng trở lên vì bất cứ nguyên nhân gì. Đây là hiện tượng mất dần chức năng thận, dẫn đến nhu cầu thay thế thận.

Nếu được phát hiện sớm, điều trị phù hợp thì bệnh có thể cải thiện cho kết quả tốt, làm chậm xơ hóa cầu thận và tiến triển tới giai đoạn cuối. Khi thận không hoạt động bình thường, có thể gây ra các biến chứng và suy thận.

Nguyên nhân gây suy thận mạn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận mạn, trong đó có nguyên nhân tại thận như: Loạn sản thận, van niệu đạo sau, thận đa nang, bệnh nang thận có tính chất gia đình, thận hư bẩm sinh, hội chứng huyết tán urê máu cao

Nguyên nhân tiếp theo là do hội chứng thận hư do đột biến gen, hội chứng thận hư kháng các thuốc ức chế miễn dịch, viêm thận do Henoch – Schnlein, viêm thận do Lupus, viêm cầu thận tiến triển nhanh, bệnh thận IgA, hội chứng Alport…

Bệnh thận mạn có 5 giai đoạn và giai đoạn 5 được gọi là suy thận mạn. Sự tiến triển qua các giai đoạn, xảy ra nhanh hay chậm ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau.

Bệnh thận mạn tính ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị - Hình 1

Bệnh thận mạn tính là có sự xuất hiện của các tổn thương thận.

Biểu hiện của bệnh thận mạn ở trẻ

Tùy từng trẻ, tùy từng giai đoạn khác nhau mà bệnh thận mạn tính ở trẻ cũng có các biểu hiện khác nhau. Nhìn chung khi mắc bệnh thận mạn tính, trẻ có có các biểu hiện: Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sưng mắt cá chân, bàn chân hoặc bàn tay, hoặc toàn thân.

Video đang HOT

Trẻ đi tiểu thường xuyên, ở trẻ từ 5 tuổi trở lên sẽ đái dầm kéo dài. Còi cọc hoặc tăng trưởng kém so với các bạn cùng lứa tuổi. Thường xuyên đau đầu do huyết áp cao. Nhìn thấy máu trong nước tiểu. Thiếu máu và xanh xao do giảm sản xuất hồng cầu.

Tuy nhiên, ởtrẻ lớn hơn thì triệu chứng tiềm ẩn, khó phát hiện hơn hoặc đi kèm với các triệu chứng của bệnh nền. Các yếu tố gây còixương, chậm phát triển thể chất ở trẻ là do không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, năng lượng hoặc chất đạm.

Trẻ sinh nhẹ cân (dưới 2500g), trẻ sinh thiếu tháng sẽ dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, mẹ bầu bị bệnh hoặc dùng thuốc sẽ không tốt cho thận trong thai kỳ, thận của trẻ cũng dễ bị tổn thương hơn.

Để chẩn đoán, ngoài các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm làm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu và nước tiểu của trẻ có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh, chẩn đoán nguyên nhân và cho biết giai đoạn bệnh thận mạn.

Siêu âm cho thấy hình ảnh tổn thương thận (thận nhỏ, thận đa nang, thận lạc chỗ…) và các cấu trúc xung quanh. Siêu âm đồng thời có thể đưa ra gợi ý về nguyên nhân gây ra các vấn đề về thận.

Sinh thiết thận, với một mảnh mô thận nhỏ được lấy ra và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương của thận.

Ngoài ra, trẻ được chẩn đoán mắc các bệnh khác sau đó phát hiện ra bệnh thận mạn. Thông thường, khi trẻ có các triệu chứng được liệt kê ở trên, bác sĩ của con bạn sẽ tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh thận mạn.

Không thể chữa khỏi bệnh thận mạn, nhưng việc điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng và ngăn bệnh trở nên nặng hơn.

Bệnh thận mạn tính ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị - Hình 2

Khi bị bệnh thận mạn tính trẻ sẽ có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn… Ảnh minh hoạ.

Điều trị bệnh thận mạn tính ở trẻ

Tùy mức độ điều trị các bác sĩ sẽ có phác đồ thích hợp.

Điều trị nội khoa bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn để giúp trẻ duy trì sức khỏe tốt nhất có thể. Tăng năng lượng ăn, hạn chế chất đạm (thịt, cá…) và các loại trái cây nhiều kali, hạn chế muối và nước… Thuốc để kiểm soát huyết áp, protein niệu và cholesterol máu. Điều trị thiếu máu. Điều trị các biến chứng.

Các phương pháp điều trị thay thế được áp dụng khi trẻ suy thận mạn giai đoạn cuối: Thận không còn đủ khả năng để hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày như:

- Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận tốt nhất, trẻ có thể ăn uống và sinh hoạt gần như bình thường.

- Thận nhân tạo, bệnh nhân gắn liền với bệnh viện, thực hiện lọc máu tại bệnh viện 3 – 4 lần/tuần (3 – 4giờ/lần).

- Lọc màng bụng sử dụng chính màng bụng của cơ thể để lọc chất cặn bã và nước thừa ra khỏi cơ thể. Bệnh nhân được phẫu thuật đặt một ống thông nhỏ (cathete) mềm vào ổ bụng. Bệnh nhân hoặc người chăm sóc sẽ được nhân viên y tế huấn luyện để tự thay dịch hàng ngày ở nhà. Bệnh nhân đến viện 1 lần mỗi tháng để khám.

Cứu bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn nặng vì loại vi khuẩn hiếm gặp

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ Trung tâm Nhi khoa vừa cứu sống thành công một bé trai 10 tuổi (ở Tuyên Quang) bị Nhiễm khuẩn huyết - Sốc nhiễm khuẩn - Hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS), bệnh cảnh vô cùng phức tạp do nhiễm một loại vi khuẩn hiếm gặp có tên khoa học là Chromobacterium violaceum.

Cứu bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn nặng vì loại vi khuẩn hiếm gặp - Hình 1

Bệnh nhi được chỉ định lọc máu liên tục ngay tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC

Người nhà của bé trai cho biết, ngày 7/10, bé chơi đá bóng ở sân bùn đất bẩn. Ngày 10/10, bé sốt cao 41 độ C, nổi mụn nước nhỏ, dịch trong ở lưng, bụng, tay chân 2 bên. Gia đình nghĩ bé trai bị thủy đậu, tự mua Acyclovir cho uống, Su bạc, Xanh Methylen bôi nốt mụn nước nhưng bé không đỡ. Bé trai sốt dày hơn, 3-4 tiếng đồng hồ/cơn, mụn nước chuyển mụn mủ trắng.

Ngày 11/10, gia đình đưa bé đến BVĐK tỉnh Tuyên Quang khám, được chẩn đoán: Thủy đậu bội nhiễm - Nhiễm khuẩn huyết, điều trị tại đó 3 ngày bằng kháng sinh kết hợp nhưng tình trạng bệnh nhi không cải thiện. Bệnh nhi vẫn sốt cao, các nốt phỏng bắt đầu xuất hiện tình trạng loét da, có mủ phía dưới rải rác ở lưng, đầu nên được chuyển đến Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 13/11. Sau đó, bệnh nhi được chuyển tới Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng khó thở nhiều, thở oxy mask bão hòa oxy chỉ được 84-85% kèm đau ngực, nhịp tim nhanh, trẻ sốt cao liên tục 39-40 độ C.

Trực tiếp điều trị cho bệnh nhi ngay từ lúc nhập viện, bác sĩ Nguyễn Hữu Hiếu - Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngay trong đêm kíp trực đã hội chẩn với Ban lãnh đạo Trung tâm Nhi khoa và bệnh nhân được tiến hành đặt máy thở không xâm nhập.

Khoảng 2 giờ sau, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản và thở máy, tuy nhiên bệnh nhân bị xuất huyết phổi nhiều, phổi chụp lên mờ lan tỏa 2 bên trường phổi, rơi vào tình trạng suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn nặng, mạch nhanh, huyết áp tụt phải phối hợp 2 loại vận mạch liều cao, bão hòa oxy giảm nhiều, chỉ được 60 - 70%, huyết áp trung bình giảm nặng.

Hôm sau, bệnh nhi diễn biến nặng lên, xuất huyết phổi liên tục, bão hòa oxy chỉ còn 40 - 50% và rơi vào sốc nhiễm khuẩn nặng, kháng với các thuốc vận mạch, phải sử dụng phối hợp 3 loại kháng sinh và dùng các thuốc vận mạch liều rất cao.

Các vết loét nhiều lên, xuất hiện nhiều nốt mới, bệnh nhân diễn biến nặng, nguy cơ tử vong cao, sốc nhiễm khuẩn rất nặng và gần như kháng với các phương pháp điều trị thông thường. Ban lãnh đạo Trung tâm đã nhiều lần hội chẩn, chỉ định cho bệnh nhân dùng kết hợp các loại kháng sinh mạnh, kết hợp truyền Acyclovir và IVIG (một loại thuốc quý trong điều trị nhiễm khuẩn nặng).

Ngay trong đêm, bệnh nhân được truyền Abumin và IVIG, tuy nhiên tình trạng oxy máu không cải thiện. Sau hơn một ngày kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau và thở máy thông số cao, bệnh nhân cũng không đáp ứng nhiều, vẫn trong tình trạng sốc rất nặng, bão hòa oxy trong máu vẫn giảm nặng.

Cứu bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn nặng vì loại vi khuẩn hiếm gặp - Hình 2

Vết phỏng, loét trên lưng bệnh nhi gây nhầm lẫn với thủy đậu. Ảnh: BVCC

Trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", các bác sĩ của Trung tâm đã nhiều lần hội chẩn và xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm là TS.BS. Nguyễn Thành Nam quyết định lọc máu liên tục cho bệnh nhi. Kỹ thuật này đã được triển khai ngay tại Trung tâm Nhi khoa hơn một năm nay và đã cứu sống được nhiều ca bệnh nặng. Đồng thời, kết quả cấy máu về phát hiện ra một con vi khuẩn rất hiếm gặp, có tên khoa học là Chromobacterium violaceum, một trực khuẩn Gram âm, hiếm khí. Vi khuẩn này thường phân biệt với các vi khuẩn khác trong bùn đất, đặc biệt là Whitmore, rất ít trường hợp được báo cáo ở trẻ em. Theo các báo cáo trong y văn, vi khuẩn này thường gây tiêu hủy xương và ăn vào các tổ chức của cơ và da gây hoại tử, khó hồi phục.

Sau khi có kết quả của vi khuẩn cấy máu, các bác sĩ đã phối hợp với Khoa Vi sinh làm kháng sinh đồ, hội chẩn với các chuyên gia dược lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai, rất may mắn vi khuẩn này nhạy với 2 loại kháng sinh đang sử dụng cho bệnh nhân, trẻ được dừng Acylovir truyền tĩnh mạch và thêm 1 loại kháng sinh vi khuẩn nhạy cảm theo kết quả của kháng sinh đồ.

Kết hợp lọc máu liên tục và sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, sau 3 ngày bệnh nhân đã có tiến triển đáng kể, giảm sốt, các chỉ số viêm và huyết động tiến triển nhiều, được cắt bớt vận mạch sau 5 ngày và cai máy thở sau 1 tuần, bệnh nhân được chuyển thở oxy.

Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã có tiến triển rất tốt, tự thở, tiếp xúc tốt, không có di chứng nào về não hay các cơ quan khác. Hiện bệnh nhân vẫn đang tiếp tục được điều trị kháng sinh và cấy máu lại để hạ bậc kháng sinh.

Sau 3 tuần điều trị, trẻ có tiến triển tốt hơn và đang được phục hồi chức năng thêm về hô hấp và vận động, dự kiến ra viện trong vài ngày tới.

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo, Chromobacterium violaceum là loại vi khuẩn hiếm gặp nhưng lại hay gặp nơi bùn đất, do đó cho con trẻ chơi ở nơi bẩn, có bùn đất thì cần giữ vệ sinh cho trẻ, tránh để trẻ bị xây xát, trầy xước vì đây là cơ hội để các vi khuẩn gây bội nhiễm, đặc biệt ở nơi tổn thương qua da và niêm mạc của trẻ.

Các bác sĩ cũng lưu ý các bố mẹ không tự điều trị ở nhà cho trẻ khi không rõ căn nguyên. Vi khuẩn này cần phân biệt với whitmore, thủy đậu, tay chân miệng, viêm da liên cầu.... Các tổn thương phỏng kiểu này gặp trên rất nhiều bệnh nên không tự ý điều trị tại nhà. Khi trẻ có dấu hiệu nặng nên được đưa đến cơ sở y tế sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

8 nguyên tắc vàng để phòng đột quỵ8 nguyên tắc vàng để phòng đột quỵ
23:44:46 11/12/2024
Bệnh hiểm 1,6 triệu người Việt mắc phải, tỷ lệ tử vong cao hơn ung thư máuBệnh hiểm 1,6 triệu người Việt mắc phải, tỷ lệ tử vong cao hơn ung thư máu
08:41:03 12/12/2024
Sử dụng thực phẩm có đường thế nào cho an toànSử dụng thực phẩm có đường thế nào cho an toàn
07:46:10 11/12/2024
Làm những điều này vào mùa đông, bạn sẽ tránh được nguy cơ đột quỵLàm những điều này vào mùa đông, bạn sẽ tránh được nguy cơ đột quỵ
07:46:33 11/12/2024
Sản phụ 21 tuổi ở TPHCM đông đặc phổi khi sắp sinh, hai mẹ con nguy kịchSản phụ 21 tuổi ở TPHCM đông đặc phổi khi sắp sinh, hai mẹ con nguy kịch
09:38:58 11/12/2024
Xông hơi có giúp điều trị bệnh đường hô hấp?Xông hơi có giúp điều trị bệnh đường hô hấp?
08:36:11 12/12/2024
Người đàn ông phải đi cấp cứu do uống rượu ngâm sáp ongNgười đàn ông phải đi cấp cứu do uống rượu ngâm sáp ong
07:51:22 11/12/2024
Giành giật sự sống cho bệnh nhân 40 tuổi bị viêm màng não nguy kịchGiành giật sự sống cho bệnh nhân 40 tuổi bị viêm màng não nguy kịch
07:56:07 11/12/2024

Tin đang nóng

Chủ tịch 'chôm' gần 2 tỷ đồng quỹ công đoàn đi chơi bitcoinChủ tịch 'chôm' gần 2 tỷ đồng quỹ công đoàn đi chơi bitcoin
13:06:43 12/12/2024
Nữ diễn viên hạng A bỏ trốn vì món nợ 14 tỷ, danh tiếng sụp đổ còn bị truy nã khắp nơiNữ diễn viên hạng A bỏ trốn vì món nợ 14 tỷ, danh tiếng sụp đổ còn bị truy nã khắp nơi
15:11:04 12/12/2024
NSƯT Chí Trung 'sốc toàn tập', sụt 10kg khi vợ cũ Ngọc Huyền nói ly hônNSƯT Chí Trung 'sốc toàn tập', sụt 10kg khi vợ cũ Ngọc Huyền nói ly hôn
13:00:36 12/12/2024
Nhà nghiên cứu Ngô Hương Giang: "Cần có chế tài để kéo Trấn Thành về hiện thực"Nhà nghiên cứu Ngô Hương Giang: "Cần có chế tài để kéo Trấn Thành về hiện thực"
15:19:55 12/12/2024
HOT: Selena Gomez bất ngờ thông báo đính hôn, khoe nhẫn kim cương cỡ khủngHOT: Selena Gomez bất ngờ thông báo đính hôn, khoe nhẫn kim cương cỡ khủng
12:54:28 12/12/2024
Thầy hiệu trưởng trường mầm non đặt camera quay lén trong nhà vệ sinh, nhiều tình tiết gây sốc được phanh phuiThầy hiệu trưởng trường mầm non đặt camera quay lén trong nhà vệ sinh, nhiều tình tiết gây sốc được phanh phui
14:36:23 12/12/2024
Đại gia giàu nức tiếng lái siêu xe đưa vợ đi họp báo, ánh mắt nhìn bà xã thế nào mà có ngay 2 triệu viewĐại gia giàu nức tiếng lái siêu xe đưa vợ đi họp báo, ánh mắt nhìn bà xã thế nào mà có ngay 2 triệu view
15:13:40 12/12/2024
Dàn anh tài cuối cùng gấp rút đến Hà Nội trước thềm concert, 1 nhân vật mắc kẹt lại TP.HCM vì sự cố khó ngờ!Dàn anh tài cuối cùng gấp rút đến Hà Nội trước thềm concert, 1 nhân vật mắc kẹt lại TP.HCM vì sự cố khó ngờ!
15:04:27 12/12/2024

Tin mới nhất

Bộ Y tế: Bám sát diễn biến dịch bệnh bí ẩn tại Congo

Bộ Y tế: Bám sát diễn biến dịch bệnh bí ẩn tại Congo

12:07:29 12/12/2024
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị đang theo dõi và bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh mới tại Congo.
Kiểm soát bệnh tim và chứng mất trí bằng cách ăn thực phẩm này

Kiểm soát bệnh tim và chứng mất trí bằng cách ăn thực phẩm này

09:57:40 12/12/2024
Theo các nhà nghiên cứu, những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc trung hòa các gốc tự do gây hại, vốn liên quan đến nhiều loại bệnh nghiêm trọng, đặc biệt như bệnh tim và chứng mất trí nhớ.
TP.HCM nâng cao năng lực điều trị ung thư từ tuyến y tế cơ sở

TP.HCM nâng cao năng lực điều trị ung thư từ tuyến y tế cơ sở

09:55:57 12/12/2024
"Tôi tin rằng với sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh, thành, Sở Y tế TP.HCM, bệnh viện và các chuyên gia y tế, đề án sẽ đạt được kết quả tích cực, đóng góp vào công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân trong khu vực" - bác sĩ Dũng chia sẻ.
Nguy kịch vì một thói quen rất phổ biến của đàn ông Việt

Nguy kịch vì một thói quen rất phổ biến của đàn ông Việt

09:22:35 12/12/2024
Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biết người đàn ông mắc bệnh tiểu đường, cần dùng thuốc đều đặn hàng ngày nhưng đã tự ý bỏ thuốc nhiều tuần nay và thường xuyên uống rượu.
Chăm sóc sức khỏe đúng cách trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Chăm sóc sức khỏe đúng cách trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

08:40:06 12/12/2024
Mọi người có thể dùng máy hút ẩm, máy lọc không khí, thuốc đuổi muỗi, vệ sinh nhà cửa bằng chất khử khuẩn để diệt muỗi. Đặc biệt, cần mắc màn khi ngủ để không bị muỗi đốt.
Loại rau rẻ bèo cực nhiều ở chợ Việt, vừa bổ tim vừa ngừa ung thư cực hiệu quả

Loại rau rẻ bèo cực nhiều ở chợ Việt, vừa bổ tim vừa ngừa ung thư cực hiệu quả

08:38:27 12/12/2024
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn cải thảo thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt.
20 phút cứu người bị tai nạn của các cán bộ pháp y Kiên Giang

20 phút cứu người bị tai nạn của các cán bộ pháp y Kiên Giang

07:48:02 12/12/2024
Ngày 11/12, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Kiên Giang xác nhận, vừa qua trên đường đi công tác, đơn vị đã kịp thời sơ cứu nạn nhân nguy kịch trong một vụ tai nạn giao thông.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh mang lại lợi ích gì?

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh mang lại lợi ích gì?

09:47:53 11/12/2024
Sàng lọc giúp phát hiện sớm các bất thường bẩm sinh, giúp trẻ được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh của trẻ từ giai đoạn thai còn nằm trong bụng mẹ và ngay sau khi trẻ ra đời.
Cách tăng cường miễn dịch cho trẻ trong mùa lạnh cuối năm

Cách tăng cường miễn dịch cho trẻ trong mùa lạnh cuối năm

09:42:23 11/12/2024
Bổ sung các chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch cho trẻ là chìa khóa giúp chúng khỏe mạnh và chống chọi tốt hơn với những thay đổi của thời tiết.
Buổi sáng ăn 2 loại quả này giúp dưỡng tim mạch, giảm viêm, bồi bổ sức khỏe

Buổi sáng ăn 2 loại quả này giúp dưỡng tim mạch, giảm viêm, bồi bổ sức khỏe

09:40:15 11/12/2024
Nhiều nghiên cứu đã nhận định axit oleic - chất béo không bão hòa đơn trong quả bơ giúp giảm viêm, giảm nguy cơ phát triển bệnh tim nhờ vào việc góp phần cải thiện quá trình xơ vữa động mạch và ổn định mảng bám.
Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

08:10:33 11/12/2024
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm, lây qua đường hô hấp do virus họ Paramyxoviridae gây nên.
Gia Lai: Số người tử vong do mắc bệnh dại tăng cao

Gia Lai: Số người tử vong do mắc bệnh dại tăng cao

08:03:45 11/12/2024
Nguy hiểm hơn, tâm lý chủ quan sau khi bị chó, mèo nuôi cắn mà không kịp thời tiêm phòng đã dẫn đến việc số người tử vong do bệnh dại ở địa phương này còn ở mức cao.

Có thể bạn quan tâm

Vũ Thùy Linh - Ca sĩ hát cùng HIEUTHUHAI ở Festival âm nhạc lớn nhất 2024 là ai?

Vũ Thùy Linh - Ca sĩ hát cùng HIEUTHUHAI ở Festival âm nhạc lớn nhất 2024 là ai?

Sao việt

18:36:35 12/12/2024
Vũ Thùy Linh sinh ra vào lớn lên trong một gia đình không có làm về nghệ thuật. Tuy nhiên, cô được cả gia đình ủng hộ, thậm chí đứng sau hậu thuẫn từ tinh thần đến tài chính để theo đuổi đam mê.
Nga đề cử đại sứ mới tại Mỹ: Nỗ lực cải thiện quan hệ giữa căng thẳng quốc tế

Nga đề cử đại sứ mới tại Mỹ: Nỗ lực cải thiện quan hệ giữa căng thẳng quốc tế

Thế giới

18:07:06 12/12/2024
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, xác nhận rằng danh tính của đại sứ mới sẽ được công bố ngay sau khi các thủ tục bổ nhiệm hoàn tất. Ông cũng nhấn mạnh rằng quá trình này sẽ được tiến hành theo các quy trình pháp lý và ng...
Tài xế ô tô "ẩu đả" với rắn hổ mang giữa đường và cái kết

Tài xế ô tô "ẩu đả" với rắn hổ mang giữa đường và cái kết

Lạ vui

18:06:56 12/12/2024
Trong clip, người đàn ông được nhìn thấy đang vật lộn với con rắn hổ mang giữa đường và được nhìn thấy đang cầm lấy đuôi nó. Con vật sau đó lao vào người đàn ông khiến anh ta ngã xuống đất.
Ông lão U70 đến ngân hàng chuyển tiền, giao dịch viên lập tức báo cảnh sát liền được khen thưởng

Ông lão U70 đến ngân hàng chuyển tiền, giao dịch viên lập tức báo cảnh sát liền được khen thưởng

Netizen

17:57:47 12/12/2024
Nhân viên ngân hàng không chỉ từ chối phục vụ ông lão 70 tuổi thực hiện giao dịch chuyển tiền mà còn báo cảnh sát. Sau khi nhận được sự giúp đỡ, ông Vĩ đã viết một bức thư tay để gửi lời cảm ơn chân thành đến mọi người.
Cách làm bánh khúc cây đơn giản, ý nghĩ cho Giáng sinh 2024

Cách làm bánh khúc cây đơn giản, ý nghĩ cho Giáng sinh 2024

Ẩm thực

17:42:03 12/12/2024
Cách làm bánh khúc cây đơn giản, ý nghĩ cho Giáng sinh 2024. Chiếc bánh khúc cây đẹp mắt này sẽ khiến Giáng sinh thêm ý nghĩa.
Hyun Bin thừa nhận bất đồng ý kiến với Son Ye Jin vì 1 điều liên quan đến tương lai của quý tử 2 tuổi

Hyun Bin thừa nhận bất đồng ý kiến với Son Ye Jin vì 1 điều liên quan đến tương lai của quý tử 2 tuổi

Sao châu á

17:03:21 12/12/2024
Trước đây cũng từng có thông tin về chủ đề này liên quan đến con trai nhà Hyun Bin - Son Ye Jin rộ lên khắp phương tiện truyền thông đại chúng xứ Trung - Hàn.
Nàng hồ ly đẹp khuynh đảo màn ảnh Hoa ngữ, đang được khen khắp MXH: Visual thăng hạng rực rỡ, thần thái cực slay

Nàng hồ ly đẹp khuynh đảo màn ảnh Hoa ngữ, đang được khen khắp MXH: Visual thăng hạng rực rỡ, thần thái cực slay

Hậu trường phim

16:54:24 12/12/2024
Trong những hình ảnh được leak ra từ phim trường, cô mặc trang phục trắng từ đầu đến chân, có bộ nail màu đỏ và khoe thần thái cực kỳ slay.
Hotgirl tuyển nữ Việt Nam khoe ảnh tình tứ như ảnh cưới với đồng đội nữ

Hotgirl tuyển nữ Việt Nam khoe ảnh tình tứ như ảnh cưới với đồng đội nữ

Sao thể thao

15:48:21 12/12/2024
Hậu vệ Trần Thị Duyên và tiền vệ Nguyễn Thị Bích Thùy có mối quan hệ khá đặc biệt ở đội tuyển nữ Việt Nam. Cặp đôi bén duyên sau khi cùng tham dự World Cup 2023 diễn ra ở Newzealand.
Cặp sao Việt tái hợp sau 16 năm khiến dân tình sốc visual, toàn "chiến thần hack tuổi" còn sang chảnh miễn bàn

Cặp sao Việt tái hợp sau 16 năm khiến dân tình sốc visual, toàn "chiến thần hack tuổi" còn sang chảnh miễn bàn

Phim việt

15:34:42 12/12/2024
Một trong số những tựa phim truyền hình Việt nhiều drama và được quan tâm nhiều nhất nhì thời điểm hiện tại phải kể đến Tiểu Tam Không Có Lỗi.