Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, không dễ nhận ra dấu hiệu. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều bệnh nhân đã đến viện muộn và các bác sỹ không thể giúp họ kéo dài cuộc sống.
Nguyên nhân gây bệnh
Trong các nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư dạ dày, thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu. Các chuyên gia nhấn mạnh chế độ ăn quá nhiều thịt, cá hun khói hoặc cá muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Tiếp đến là thuốc lá, nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
Theo thời gian, dạ dày của chúng ta sẽ xuất hiện những nốt viêm mãn tính do vi rút có tên Helicobacter pylori gây ra. Và đây chính là tiền đề của bệnh ung thư dạ dày.
Triệu chứng
Do nhầm lẫn với dấu hiệu của một số căn bệnh khác, người mắc bệnh ung thư dạ dày thường đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn cuối.
Hãy đến ngày bệnh viện khi bạn thấy những dấu hiệu dưới đây :
Video đang HOT
- Đau vùng dạ dày
- Ăn không ngon miệng
- Buồn nôn
- Nôn
- Cảm giác mệt mỏi
- Giảm cân
- Thiếu máu
Khi đến khám tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chỉ định nội soi dạ dày. Phương pháp này giúp cho bác sỹ nhìn thấy tường tận những nốt viêm nhiễm bên trong, sự lây lan của nó và các khối u. Tiếp đó, các bác sỹ sẽ sinh thiết tế bào dạ dày để xác định đúng căn bệnh.
Điều trị
Nếu được phát hiện sớm, việc mổ cắt bỏ khối u dạ dày sẽ giúp cho bệnh nhân kéo dài cuộc sống vài năm. Ngoài ra, các biện pháp khác đi kèm trong quá trình điều trị là trị xạ, truyền hoá chất,…
Theo Dung Nhi
Dân trí/Yahoo
Để giảm nguy cơ ung thư khi chế biến thịt
Gần đây có nhiều thông tin nói về nguy cơ ung thư khi ăn thịt nướng. Như vậy tại sao thịt nướng lại có nguy cơ gây ung thư?
Món thịt nướng có khi tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư (ảnh minh họa)
Theo nhiều nghiên cứu tổng hợp, từ rất nhiều nghiên cứu lẻ trong 20 năm qua trên thế giới, cho thấy rõ ràng có nguy cơ ung thư liên quan đến ăn thịt nướng thường xuyên (thường gặp là ung thư đại tràng và trực tràng, ngoài ra còn có thể có ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, ung thư dạ dày).
"Thịt đỏ" dễ ung thư?
Đúng ra không chỉ thịt nướng mà là thường xuyên ăn thịt được nấu ở nhiệt độ cao và thời gian lâu bao gồm thịt chiên bằng chảo (thịt ram), thịt nướng lò, thịt nướng trực tiếp trên lửa. Trong các loại thịt, thịt màu đỏ được cho có liên quan nhiều nhất đến ung thư. Thịt màu đỏ bao gồm đa số thịt động vật có vú, ví dụ thịt heo, thịt bò, thịt cừu, thịt chó... điều này để phân biệt với thịt không màu đỏ như thịt gà, cá, ếch, lươn, tôm, cua... Các nhà khoa học cũng cho rằng ngoài thịt màu đỏ thì thịt chế biến sẵn cũng có nguy cơ cao như thịt sử dụng chất bảo quản (bao gồm nitrites hay nitrates), thịt ướp muối, thịt xông khói.
Thủ phạm ẩn náu
Tại sao thịt chiên, nướng nhiệt độ cao gây ung thư? Bởi vì trong quá trình chiên, nướng ở nhiệt độ cao và lâu sẽ sinh ra các chất heterocyclic amines (HCA) và/hoặc polycyclic acromatic hydrocarbons (PAH) là những chất có thể gây đột biến gen từ đó gây ung thư. Trong quá trình nướng hay chiên thịt ở nhiệt độ cao thời gian dài sẽ làm các amino acid và creatin phản ứng tạo ra heterocyclic amines. Còn chất polycyclic acromatic hydrocarbon được sinh ra từ phản ứng cháy không hoàn toàn chất hữu cơ. Chất này được sinh ra do nướng không chỉ thịt màu đỏ mà cả thịt màu trắng.
Chất này cũng có trong khói thuốc lá chứ không chỉ trong thịt nướng. Ngoài ra ung thư còn do một vài yếu tố khác góp phần bao gồm (1) hàm lượng chất béo cao trong thịt màu đỏ (qua cơ chế kháng insulin, hàm lượng acid béo bão hòa cao và gây béo phì), (2) sự hình thành hợp chất N-nitroso (NOC) từ phản ứng của nitrit và nitrogen oxides với amines và N-alkylamides, hợp chất này có nhiều trong thịt chế biến sẵn bao gồm thịt heo muối xông khói và cũng có thể hình thành trong cơ thể sau khi ăn thịt đỏ hay thịt chế biến sẵn.
Như vậy chúng ta nên kiêng ăn hoàn toàn thịt, đặc biệt là thịt màu đỏ, đúng không? Không đúng, bởi vì thịt là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Thịt là nguồn cung cấp chất đạm chính, qua đó cung cấp các acid amin thiết yếu cho cơ thể là các acid amin mà cơ thể không tự tạo ra được mà phải được cung cấp từ nguồn thực phẩm (bao gồm lysine, threonine, methionine, phenylalanine, tryptophan, leucine, isoleucine và valine), ngoài ra thịt cũng là nguồn cung cấp chính các vi chất dinh dưỡng.
Thịt là nguồn cung cấp dễ hấp thu các chất sắt, kẽm, selenium cũng như cung cấp nhiều vitamin B6, B12, D và omega 3. Một tin vui nữa là ngay trong bản thân thịt lại chứa nhiều chất góp phần phòng chống ung thư bao gồm kẽm, vitamin B6, B12, D, calcium, folate và selenium. Điều này có nghĩa trong cái xấu có cái tốt.
Sao cứ phải nướng?
Vậy chúng ta vẫn phải ăn thịt, nhưng phải chế biến thịt như thế nào và ăn kèm món gì để giảm nguy cơ ung thư? Trước tiên nên ăn đổi món mỗi ngày, trong đó có bữa có thịt có bữa có cá, tôm hay đậu hũ. Cách nấu cũng nên đa dạng, không nên ăn thường xuyên món thịt ram hay thịt nướng mà nên thay đổi thịt luộc, kho, hầm, xào, thịt xay nhồi đậu hũ hay cà chua... Nếu ăn thịt ram hay thịt nướng cũng làm vừa chín, tránh chiên hay nướng quá lâu, làm thịt chuyển màu nâu đậm hay đen sẽ phát sinh nhiều chất gây ung thư.
Bên cạnh đó mỗi bữa ăn đặc biệt là bữa ăn có món thịt ram hay nướng nên ăn kèm với thực phẩm nhiều chất xơ (rau, củ quả) và thực phẩm chứa nhiều vitamin C (trái cây) giúp trung hòa hay ức chế hình thành các chất gây ung thư nội và ngoại sinh. Cuối cùng nên lọc bỏ các phần mỡ trong thịt trước khi nấu, bởi vì lượng chất béo cũng góp phần trong nguyên nhân gây béo phì và ung thư.
Theo tuổi trẻ
Thức khuya và những tác hại khôn lường Sinh hoạt của mọi người ngày nay có phần thay đổi so với trước, và hậu quả là ngày càng có nhiều người thường xuyên phải thức khuya. Điều này ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt đến sức khỏe. - Nếu thường xuyên phải thức khuya, sẽ khiến chúng ta luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề...