Dấu hiệu của bệnh gout
Gout là căn bệnh khá phổ biến hiện nay đặc biệt ở người già gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Những dấu hiệu bệnh gout sau đây không phải ai cũng biết.
Bệnh gout là gì?
Gout là một bệnh về rối loạn chuyển hóa trong cơ thể (tăng sản xuất hoặc giảm đào thải axit uric trong máu). Theo Y học hiện đại, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là sự lắng đọng các tinh thể muối urate natri tại các khớp, tim, thận… gây ra các triệu chứng đau, sưng tấy vô cùng khó chịu. Y học cổ truyền gọi đây là bệnh “thống phong”.
Các dấu hiệu của bệnh gout.
Bệnh thường xảy ra âm thầm cho tới khi xuất hiện bằng một số triệu chứng như: Người bệnh sẽ đột nhiên cảm thấy đau dữ dội vùng khớp tay, khớp chân đặc biết là ngón chân cái. Cụ thể các biểu hiện của bệnh gout đặc trưng mà bạn nên lưu ý có thể phát hiện như sau:
1. Đau, ê buốt khớp xương
Đau vùng khớp có thể nói là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất khi mắc phải căn bệnh này, cơn đau buốt âm ỉ khéo dài cho tới khi sử dụng thuốc giảm đau mới thuyên giảm. Cơn đau thường bắt đầu vào đêm và cơn đau tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.
2. Sưng đỏ, phù khớp
Video đang HOT
Dễ dàng quan sát từ bên ngoài khi bạn thấy các khớp sưng lên và hơi đỏ ửng đây là tình trạng viêm đang diễn ra. Khi bạn ấn vào vùng bị sưng sẽ có cảm giác nhói đau và mềm như có mủ ở bên trong. Đi lại rất khó khăn khi tình trạng sưng quá to.
3. Hạn chế quá trình vận động
Với những thương tổn ở sụn khớp và bao khớp thì việc di chuyển và vận động các khớp trở thành nỗi ám ảnh của những người mắc bệnh này. Đôi khi có thể làm mất khả năng vận động của người mắc phải.
Do dấu hiệu ban đầu có thể hết trong 1-2 tuần sau đó nên nhiều người lầm tưởng rằng bệnh gout đã khỏi nên không cần tiếp tục thăm khám, điều trị. Chính điều này đã dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm, khi bệnh đã bước sang giai đoạn mạn tính. Đồng thời, lúc này chỉ số acid uric trong máu của người bệnh cũng rất cao.
Ở giai đoạn nặng (gout mạn tính), bệnh gout có những biểu hiện rõ rệt hơn bằng sự xuất hiện các khối u cục xung quanh các khớp, hay còn gọi là hạt tophi. Ban đầu có kích thước nhỏ nhưng nếu không được điều trị thì có thể phát triển to dần gây biến dạng khớp, phá hủy xương, nặng hơn có thể bị tàn phế, tháo khớp thậm chí là tử vong.
Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh sẽ cảm nhận thấy toàn thân sốt nhẹ, lạnh run, ít tiểu tiện, khát nước, mắt có tia đỏ, táo bón đồng thời tâm trạng lo lắng mệt mỏi… Nguy hiểm hơn, bệnh gout được biết đến là căn bệnh rất dai dẳng, khó điều trị dễ tái lại và là tác nhân gây ra những biến chứng khôn lường với sức khỏe người bệnh như: sỏi thận, suy thận, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Do đó, để kiểm soát và ngăn ngừa những hệ quả có thể sảy ra, người bệnh nên đến các cơ sở y tế sớm nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo www.phunutoday.vn
Bật mí những đồ ăn làm giảm cơn đau của người bệnh gout
Nếu bạn đang chịu đựng nhiều đau đớn, đây là các biện pháp khắc phục bệnh gout có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Bệnh gút hay còn gọi là bệnh gout, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi tinh thể acid uric lắng đọng trong các khớp của cơ thể, đặc biệt là ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay.
Ăn quả anh đào:
Anthocyanins trong quả anh đào rất tốt trong việc làm giảm lượng tinh thể acid uric trong máu, ăn nhiều quả anh đào là một cách tuyệt vời để làm giảm đau và viêm kết hợp với bệnh gout.
Qủa anh đào còn gọi là cherry giúp người bệnh gout giảm đau rất hiệu quả.
Thực tế, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Arthritis and Rheumatology cho thấy những bệnh nhân ăn quả anh đào ít bị đau hơn 35% so với những bệnh nhân không ăn.
Uống thêm nước:
Thận của bạn có trách nhiệm loại bỏ axit uric trong máu khi đi tiểu. Nhưng khi bạn uống quá ít nước, chúng không thể hoạt động hiệu quả, dẫn đến tích tụ acid uric trong máu theo thời gian. Vì vậy, uống nhiều nước hơn để làm sạch chất độc trong cơ thể.
Thực tế, theo các nhà nghiên cứu tại UCLA Health, phụ nữ bị bệnh gout nên uống ít nhất 2,6 lít nước mỗi ngày, trong khi nam giới nên uống đến 3,5 lít.
Sữa ít béo:
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa New England cho thấy những người uống sữa ít chất béo hoặc sữa chua không đường ít nhất hai lần một tuần đã giảm 48% lượng acid uric trong máu so với những người không uống sữa.
Tăng Vitamin C trong chế độ ăn uống:
Các nhà nghiên cứu tại Đại học John Hopkins nhận thấy rằng uống 500 mg vitamin C bổ sung hàng ngày trong 2 tháng làm giảm đáng kể mức acid uric trong cơ thể. Vitamin C đặc biệt tốt cho sức khoẻ mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Probiotics:
Probiotics là vi khuẩn có lợi trong ruột. Và theo một nghiên cứu, việc bổ sung probiotic với loài Plantarum Lactobacilli, Brevis và Rhamnosus có thể làm giảm mức acid uric trong máu.
Tuy nhiên, quá nhiều probiotic có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, hãy sử dụng chúng một cách thận trọng.
Theo VTCNews
Những ai không nên ăn gan lợn? Gan lợn là món ăn dinh dưỡng bổ sung chất sắt cao, tuy nhiên những người mắc bệnh gout và cao huyết áp, mỡ máu cao và mắc bệnh gan lại không được ăn vì rất hại. Giá trị dinh dưỡng có trong gan lợn Hàm lượng vitamin A, B, D cùng axid folic, nicotilic chất đạm và chất sắt rất lớn. Theo...