Dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ cha mẹ cần biết
Cong vẹo cột sống ở trẻ không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý mà còn tác động tiêu cực đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Mang vác cặp sách nặng, ngồi học sai tư thế là những nguyên nhân phổ biến gây cong vẹo cột sống ở trẻ.
Khi trẻ bị cong vẹo cột sống nhưng không được phát hiện kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ như: chức năng cột sống bị ảnh hưởng, biến dạng cột sống (gù, vẹo, ưỡn, còng…).
Ngoài ra, cong vẹo cột sống còn gây mất thẩm mỹ khiến trẻ tự ti và mặc cảm về ngoại hình, ảnh hưởng đến tâm lý. Với tr.ẻ e.m gái, cong vẹo cột sống có thể gây biến dạng xương chậu và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản khi ở tuổ.i trưởng thành.
Cong vẹo cột sống nếu không được điều trị có thể khiến trẻ bị yếu, liệt hai chân và rối loạn đại, tiểu tiện.
Biểu hiện cong vẹo cột sống
Một số dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ cha mẹ cần lưu ý:
Hai chân không bằng nhau, trẻ đi lại khập khiễng và đi không vững.
Hai vai bên cao bên thấp, có dấu hiệu lệch nhau.
Video đang HOT
Ở vùng lưng xuất hiện những ụ gồ, đỉnh của ụ gồ thường trùng với điểm cong vẹo nhất của cột sống. Khi trẻ đứng cúi lưng cha mẹ có thể quan sát rất rõ ụ gồ này.
So sánh 1 trong 2 bên hông của trẻ có thể thấy không đều và 1 bên nhô cao hơn so với bên còn lại. Khi trẻ đứng có thể thấy hông cong sang một bên.
Một vài trường hợp trên người trẻ sẽ xuất hiện các vùng da đổi màu thường là màu bã cà phê. Các vùng da đổi màu này thường xuất hiện ở vùng lưng nhất là thắt lưng và mọc những đám lông.
Cha mẹ là người tiếp xúc thường xuyên với trẻ, do vậy khi trẻ có những biểu hiện bất thường như trên cần đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
Cong vẹo cột sống ở trẻ chia làm 2 trường hợp. Trường hợp cong vẹo cột sống nhẹ là tình trạng góc lệch nhỏ hơn 45 độ. Trẻ sẽ được dùng các phương pháp phục hồi chức năng để điều chỉnh như: nẹp chỉnh hình, nắn cột sống…
Bên cạnh việc phục hồi chức năng vật lý, trẻ sẽ phải vận động bằng cách bơi lội để tăng hiệu quả điều trị. Với các trường hợp trẻ dùng áo nẹp chỉnh hình, cha mẹ cần giám sát thường xuyên để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.
Với trường hợp cong vẹo cột sống nhẹ và góc lệch dưới 20 độ thì trẻ chưa cần sử dụng các phương pháp phục hồi chức năng vật lý, chỉ cần tập luyện những bài tập cân bằng cơ, kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ vitamin, canxi, khoáng chất…
Cong vẹo cột sống ở trẻ có thể gây ra ảnh hưởng về thể chất lẫn tinh thần nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trường hợp cong vẹo cột sống nặng có thể khiến góc lệch lớn hơn 45 độ và lúc này trẻ cần được can thiệp phẫu thuật.
Cách hạn chế cong vẹo cột sống
Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ là cha mẹ cần tránh các yếu tố nguy cơ như:
Trẻ mang vác cặp sách quá nặng hoặc làm việc quá nặng
Ngồi học không đúng tư thế
Bàn, ghế ngồi học không phù hợp với vóc dáng, lứa tuổ.i của trẻ
Các trường hợp trên sẽ khiến gai ở đốt sống và đốt sống bị lệch sang một phía, lâu dần sẽ khiến trẻ bị đau vùng cột sống, mỏi lưng. Cha mẹ cần chủ động phát hiện cũng như tuân thủ điều trị nếu trẻ bị cong vẹo cột sống để trẻ được phát triển đều đặn.
Trẻ 2-3 tuổ.i cong vẹo cột sống vì xem điện thoại thường xuyên
Nghiên cứu cho thấy có 30% học sinh mắc phải các bệnh lý liên quan cột sống, dị tật bàn chân, đặc biệt có trẻ chỉ mới 2-3 tuổ.i.
Thông tin trên được BS Trịnh Quang Anh, nguyên Trưởng Đơn vị Hiệu chỉnh cơ xương khớp - Bệnh viện 1A (TP HCM), cho hay sau các buổi tầm soát miễn phí về dị dạng hình thể cho trẻ mầm non.
Để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan cột sống ở trẻ, phụ huynh cần cho trẻ đi tầm soát những bệnh lý cong vẹo cột sống, bàn chân bẹt từ khi còn nhỏ
Theo BS Quang Anh, hiện nay, những bệnh lý về cong vẹo cột sống, dị tật bàn chân ở lứa tuổ.i học sinh tăng rất cao. Theo nghiên cứu, tỉ lệ học sinh mắc phải các bệnh lý liên quan cột sống như cong vẹo, gù cột sống, dị tật bàn chân chiếm đến 30%. Nguyên nhân là trẻ dùng điện thoại nhiều trong thời gian dài. Đáng chú ý, có những trẻ chỉ mới 2-3 tuổ.i đã được cha mẹ cho dùng điện thoại thường xuyên.
Dị tật cột sống sẽ thay đổi số phận của một con người, do đó cần tầm soát càng sớm càng tốt cho trẻ
Điều này khiến dáng ngồi, đứng của trẻ bị gù, dẫn đến đau cổ vai gáy và cong vẹo cột sống. Trẻ từ 8-12 tuổ.i, nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể điều trị và có khả năng phục hồi. Sau độ tuổ.i này, xương khớp của trẻ phát triển nhanh và gần như hoàn thiện, rất khó điều trị khỏi. "Nếu trẻ bị cong vẹo cột sống, đốt sống một bên sẽ không lớn được, bên còn lại không chịu lực nén vẫn lớn lên, hình thành đốt sống biến dạng bên cao bên thấp. Nhiều đốt sống biến dạng sẽ hình thành một cột sống cong vẹo. Trong trường hợp này gần như không thể sửa chữa được, trẻ sẽ phải sống chung với dị tật cả đời" - BS Quang Anh cảnh báo.
BS Quang Anh lưu ý, để phát hiện sớm, phụ huynh cần cho trẻ đi tầm soát những bệnh lý cong vẹo cột sống, bàn chân bẹt từ khi còn nhỏ. Bởi nhiều bệnh nhân ở độ tuổ.i 18, 19 đến khám và nói rằng có ý định t.ự t.ử, trầm cảm vì bị dị tật về cột sống. Những dị tật này không ảnh hưởng đến tình mạng nhưng ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, trẻ bị bàn chân bẹt, chân khoèo, chân cao - thấp là hai bên chân sẽ không đều nhau sẽ làm chân ngắn chân dài cơ học. Điều này dẫn đến khung chậu bị nghiêng, khi đó cột sống của trẻ sẽ nghiêng. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại cho thẳng, dẫn đến bị vẹo cột sống hình chữ S. Vì vậy, để chữa dị dạng hình thể tổng quát, tr.ẻ e.m cần được tầm soát cột sống và bàn chân.
Giải thích thêm, BS Quang Anh cho biết cơ thể chúng ta là đa khớp nối chồng lên nhau, một dị tật ở dưới thấp sẽ gây hiệu ứng domino, kéo lệch vẹo cả cơ thể. Cong vẹo cột sống hiện nay ở học sinh đa phần là do cơ năng, các sợi cơ giữ đốt sống sẽ có trách nhiệm giữ cột sống thăng bằng, cơ thể có xu hướng đổ về bên kéo căng hơn. Đến nay, các nhà khoa học chưa tìm được lý do vì sao cơ bên này co mạnh hơn cơ bên kia.
Hậu quả của cong vẹo cột sống rất nặng nề. Thứ nhất, trẻ bị dị dạng về hình thể, để lại di chứng về tinh thần như trầm cảm, tự ti, không dám bước ra xã hội, thu mình một góc. Thứ hai là di chứng về chức năng, trẻ bị hạn chế vận động. Thời gian lâu dần, trẻ bị hạn chế về hô hấp, không thể thở được, ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan khác như tim mạch, tiêu hóa. Diễn tiến theo của bệnh là trẻ bị thoát vị, trượt đốt sống dẫn đến liệt.
"Dị tật cột sống sẽ thay đổi số phận của một con người, do đó cần tầm soát càng sớm càng tốt cho trẻ" - BS Quang Anh khuyến cáo.
N.ữ sin.h liệt 2 chân sau khi hít 15 quả bóng cười Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa điều trị cho n.ữ sin.h 16 tuổ.i, ở Vĩnh Phúc, nhập viện trong tình trạng yếu 2 tay, liệt hai chân, không đi lại được sau hít 15 quả bóng cười. Tại bệnh viện, gia đình cho biết, n.ữ sin.h này vốn sức khỏe tốt, nhưng 2 tuần trước đã sử dụng 15 quả bóng...