Dấu hiệu cho thấy kem dưỡng ẩm không có tác dụng trên da bạn
Da bị khô căng, tiết dầu mạnh hoặc nổi mụn là những phản ứng không mong muốn, cho thấy kem dưỡng không mang lại lợi ích như bạn mong đợi.
Dưỡng ẩm có hiệu quả và đúng cách không hoàn toàn đến từ việc chăm chỉ thoa kem dưỡng mỗi ngày. Bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào dù nhận được nhiều phản hồi tốt từ người dùng cũng không có nghĩa nó cũng dành cho bạn.
Tìm ra công thức thành phần dưỡng ẩm phù hợp với da là rất quan trọng vì da mỗi người không giống nhau. Khi dùng một lọ kem dưỡng hay sản phẩm skincare mới, làn da sẽ có vài phản ứng nhất định.
Nếu phản ứng trở nên nghiêm trọng, bạn phải dừng việc sử dụng và tìm hiểu xem vấn đề của sản phẩm đến từ đâu.
So với các sản phẩm chăm sóc da khác, kem dưỡng thường chứa nhiều thành phần hơn. Đặc biệt với kem dưỡng dạng hũ, nhà sản xuất phải thêm vào nhiều chất bảo quản để chống vi khuẩn do người dùng hay sử dụng tay không để lấy kem. Chất bảo quản có thể gây ra nhiều phản ứng phụ với da. Ảnh: byrdie.
Da bị căng kít
Nếu bạn cảm thấy da bị căng rát, khó chịu khi dùng kem dưỡng ẩm thì có thể hàng rào bảo vệ da đã bị tổn thương. Khi đó, các hoạt chất dưỡng ẩm đều không giúp ích được gì, bạn cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm chức năng của hàng rào bảo vệ da.
Hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thói quen chăm sóc da hàng ngày. Hãy kiểm tra lại tất cả thành phần trong mỹ phẩm và ngưng sử dụng lần lượt từng món để tìm ra “kẻ gây rối”.
Mỹ phẩm cần kiểm tra kỹ đầu tiên là các sản phẩm làm sạch. Sản phẩm tẩy trang, sản phẩm rửa mặt là những thứ chúng ta dùng mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là các thành phần bên trong chúng có cơ hội tiếp xúc với làn da nhiều nhất.
Sodium lauryl sulfate (SLS), sodium laureth sulfate (SLES), ammonium laureth sullfate là các chất hoạt động bề mặt có khả năng gây kích ứng cao nhưng lại hay xuất hiện trong nhiều sản phẩm làm sạch.
Bên cạnh đó, tần suất tẩy da chết hoặc sử dụng mỹ phẩm đặc trị chứa retinol, axit glycolic, axit salicylic… quá thường xuyên cũng khiến làn da trở nên nhạy cảm và yếu ớt hơn.
Hàng rào bảo vệ da đóng vai trò như tấm lá chắn giúp giữ hơi nước không bị thất thoát ra ngoài, đồng thời ngăn cản sự xâm nhập của các yếu tố gây hại từ môi trường. Ảnh: aritaum.
Tẩy tế bào chết không quá 2 lần/tuần, không sử dụng nhiều sản phẩm đặc trị cùng một lúc, xem kỹ bảng thành phần trước khi mua mỹ phẩm mới để tránh không làm tổn hại đến hàng rảo bảo vệ da.
Hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh sẽ giúp duy trì độ ẩm tự nhiên tốt hơn và tạo điều kiện cho kem dưỡng phát huy tối đa vai trò của mình.
Da bị khô
Video đang HOT
Đã dưỡng ẩm đầy đủ mà da vẫn bị khô, điều đó cho thấy kem dưỡng kém hiệu quả với việc sửa chữa hàng rào bảo vệ da, dẫn đến không thể giữ nước và duy trì độ ẩm cho da.
Bạn nên tìm kiếm kem dưỡng ẩm có chứa axit hyaluronic, ceramide (thành phần then chốt của hàng rào bảo vệ da), những thành phần làm mềm, chiết xuất thực vật chống oxi hóa, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da như dầu hoa anh thảo, dầu quả nam việt quất, dầu jojoba, bơ hạt mỡ (shea butter)…
Nếu kem dưỡng hiện tại không thể ngăn chặn tình trạng mất nước, bạn nên cân nhắc chuyển sang sản phẩm khác chứa nhiều dưỡng chất góp phần củng cố sức mạnh của hàng rào bảo vệ da. Ảnh: eazyspadeals.
Da bị nhờn
Đã thoa kem hơn 30 phút mà da vẫn cảm thấy nhờn rít, chứng tỏ kem dưỡng bạn đang dùng chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm vượt quá khả năng hấp thụ của da. Những thành phần này còn là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông.
Hãy ưu tiên sử dụng các loại kem dưỡng gốc nước, có kết cấu dạng gel mỏng nhẹ để tăng cường tốc độ thẩm thấu và hạn chế tình trạng nhờn rít kéo dài.
Bạn nên chọn kem dưỡng dạng gel, có độ đặc vừa phải, ít thành phần để không khiến làn da bị “quá tải” trong việc hấp thụ. Ảnh: healthybeautyme.
Da bị nổi mụn
Trong thời gian sử dụng kem dưỡng ẩm mà da bị nổi mụn, lý do có thể đến từ sự suy yếu của hàng rào bảo vệ da, lỗ chân lông bị bít tắc và kem dưỡng đã vô tình góp phần khiến tình trạng mụn trở nên tệ hơn.
Mặt khác, có thể bạn đã chọn nhầm sản phẩm kem dưỡng chứa thành phần dễ gây kích ứng hoặc làm lỗ chân lông bị bít tắc.
Bạn nên tham khảo thật kỹ thông tin về bảng thành phần, tìm kiếm các loại kem dưỡng dành riêng cho da mụn, da nhạy cảm, da dễ kích ứng để vừa củng cố hàng rào bảo vệ da, duy trì độ ẩm, vừa hướng đến mục tiêu ngăn ngừa mụn.
Bổ sung vào skincare routine những loại kem dưỡng chứa retinol, BHA, tinh dầu tràm trà (tea tree oil) với nồng độ phù hợp để góp phần hạn chế sự phát triển của mụn. Ảnh: laroche-posay.
Theo news.zing.vn
Trời hanh khô đến mấy da bạn cũng vẫn đẹp phơi phới nhờ phương pháp dưỡng da nghe như ăn được: Sandwich Skincare
Đánh bại toàn bộ các phương pháp dưỡng da kì công khác, mùa lạnh này Sandwich Skincare - dưỡng da "bánh mì kẹp" chính là từ khóa hot nhất.
1. Sandwich Skincare - Dưỡng da "bánh mì kẹp" là gì?
Nghe khá liên quan đến ăn uống đúng không ạ? Vì phương pháp dưỡng da này được lấy cảm hứng từ chiếc bánh mì nhiều nhân chúng mình ăn mỗi ngày. Nếu coi các bước dưỡng cơ bản: làm sạch - dưỡng ẩm - bảo vệ da là chiếc bánh mì thịt cơ bản, thì các bước dưỡng bổ trợ khác sẽ là rau, sốt, gia vị thêm vào để món ăn đậm đà. Dù nhiều thứ "hằm bà lằng" đến thế nhưng tổng thể lại hoà quyện vô cùng và chẳng chút nhân vào bị rơi ra ngoài cả.
Nếu nhìn qua, đây khá giống phương pháp dưỡng da 10 bước của Hàn, hoặc phương pháp dùng 7 lần toner đình đám. Nhưng em nó có những ưu điểm khác biệt giúp "bánh mì kẹp" trở thành cách giữ ẩm và dưỡng ẩm đỉnh nhất cho chúng mình mùa lạnh này.
"Kẹp bánh mì" có công thức chung là xen giữa các bước dưỡng da cơ bản bởi một lớp xịt dưỡng da (hydrating facial mist). Cụ thể, chúng mình sẽ làm theo thứ tự như sau:
- Làm sạch
- Xịt dưỡng
- Toner
- Xịt dưỡng
- Serum/Treatments
- Xịt dưỡng
- Kem dưỡng/Dầu dưỡng
Xịt dưỡng sẽ xuất hiện rất nhiều trong phương pháp "bánh mì kẹp". Nghe có vẻ thừa thãi và không hợp lý. Nhưng thật ra nó chính là mấu chốt giúp phương pháp Sandwich Skincare đánh bại tất cả những phương pháp dưỡng da khác trong khoản giữ ẩm cho da đó ạ.
2. Dưỡng da kiểu "bánh mì kẹp" giúp các sản phẩm khác thẩm thấu dễ dàng hơn
Theo nhiều nghiên cứu, nếu các tế bào da mềm ẩm sẵn thì chúng sẽ hấp thụ các dưỡng chất sau đó tốt hơn. Bạn có bao giờ tự hỏi nhiều lúc bôi 7749 bước mà chúng cứ "nằm trơ" trên bề mặt da không? Sáng hôm sau dậy thấy mặt vẫn y nguyên những gì vừa bôi tối qua. Coi như công sức đổ xuống sông xuống bể. Phương pháp "bánh mì kẹp" giúp nền da luôn trong trạng thái tốt, khoẻ để chuẩn bị "ăn" những món nặng đô sau đó bằng cách dùng xịt dưỡng da làm bước trung gian.
3. Tạo ma trận "không lối thoát" nhốt các thành phần dưỡng ẩm lại
Sản phẩm dưỡng ẩm trên thị trường có rất nhiều, nhưng được chia cơ bản ra làm 3 loại chính dựa vào thành phần của nó:
- Chứa các chất hút ẩm (Humectant): Cơ chế hoạt động là hút độ ẩm từ nơi có độ ẩm cao sang nơi có độ ẩm thấp. Ví dụ: HA, Sodium PCA, Glycerin,...
- Chứa các chất khoá ẩm (Occlusive): Hoạt động bằng cách tạo màng trên da. Ngăn chặn tình trạng bay hơi mất của các chất dưỡng ẩm bên dưới. Ví dụ: Petrolatum (Mineral oil, petroleum jelly...), Silicone (Dimethicone), Lanolin (mỡ cừu)... và các loại dầu như: Castorl oil, Coconut oil, Olive oil...
- Chứa các chất làm mềm da (Emollient): Hoạt động theo cơ chế lấp đầy các khoảng trống, vết nứt gãy giữa các tế bào, giúp da mịn màng, đàn hồi. Ví dụ: Ceramide, Isohexadecan, Lanolin (mỡ cừu), Niacinamide (B3), Squalene...
Cách tốt nhất để dưỡng ẩm tối đa là kết hợp cả 3 loại sản phẩm này. Nhưng những ngày hanh hao như này, độ ẩm trên da chúng mình còn thấp hơn cả không khí xung quanh, dùng HA hoặc Glycerin sẽ là phản tác dụng. Các phân tử này sẽ hút ẩm từ da trả ngược lại không khí. Khi xịt dưỡng ẩm trước và sau khi dùng sẽ tạo lớp hàng rào bảo vệ, giúp chúng thích hút ẩm từ chiều nào cũng được. Không bao giờ bị lo thất thoát đi mất.
Phương pháp dưỡng da "bánh mì kẹp" này đã đưa xu hướng dùng xịt dưỡng da lên ngôi. Dùng xịt khoáng chỉ có mỗi thành phần là nước dường như lỗi thời lắm rồi. Giờ một chai xịt dưỡng chứa các chất hút ẩm, khoá ẩm, làm mềm da, một chút Acid, một chút các chất chống oxy hoá... thì chúng "quyền lực" chẳng kém gì những loại essence đắt đỏ cả. Sau đây là một số sản phẩm để bạn tham khảo.
Biossance Squalane Micronutrient Fine Mist (Giá gốc: 742.000 VNĐ): Xịt dưỡng da cực thích hợp dùng cho mùa lạnh này, bằng phương pháp "bánh mì kẹp". Thành phần chính của em nó có những 2 loại HA và Squalane.
Pixi by Petra Vitamin Wakeup Mist (Giá gốc: 348.000 VNĐ): Nếu muốn món bánh mì của mình có thêm tí hoa quả, tí Acids thì chọn em này ngay nha. Thành phần chính gồm có tinh dầu hoa cam và tinh dầu vỏ bưởi cùng rất nhiều chất làm mềm da.
First Aid Beauty Vital Greens Face Mist (Giá gốc: 418.000 VNĐ): Nếu bạn nào da nhạy cảm mà vẫn muốn "đu đưa" theo phương pháp "bánh mì kẹp" thì thử ngay em này. Toàn các thành phần làm dịu da tốt như chiết xuất rau cải xoăn, rau bina và lô hội.
Mad Hippie Hydrating Nutrient Mist (Giá gốc: 464.000 VNĐ): Mad Hippie không chỉ có kem dưỡng tốt đâu ạ, xịt dưỡng của hãng cũng khá ổn luôn. Vẫn là thiết kế chai màu hổ phách truyền thống với thành phần chính là HA dạng siêu nhỏ.
Wander Beauty Glow Getter Mist (Giá gốc: 647.000 VNĐ): Em này có nền là nước lấy từ sông băng. Kết hợp thêm các loại dầu làm dịu da như dầu hoa oải hương, dầu quả bơ.
Theo Afamily
Các bước trang điểm để selfie rạng rỡ như sao Hàn Nếu bạn muốn những bức ảnh selfie của mình trở nên lung linh và xinh đẹp như những ngôi sao Hàn Quốc thì nhất định đừng bỏ qua bài viết này. Để sở hữu một bức ảnh selfie đẹp và thu hút thì nhất định bạn phải chuẩn bị cho mình một lớp trang điểm thật kĩ lưỡng. Những đường nét trên khuôn...