Dấu hiệu cho biết cơ thể đang thiếu protein
Protein là chất dinh dưỡng đa lượng, tạo thành phần chính của tất cả các tế bào và cung cấp các axit amin thiết yếu giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Sự thiếu hụt protein thường ít xảy ra, tuy nhiên, những người chán ăn, những người bị suy dinh dưỡng, hay ăn chay có thể gặp những vấn đề về protein.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Thêm vào đó, hầu hết các protein có nguồn gốc từ thực vật không phải là protein hoàn chỉnh. Nghĩa là chúng thiếu ít nhất một trong chín axit amin thiết yếu có thể tìm thấy trong thực phẩm động vật như thịt, hải sản và trứng.
Cả nam và nữ đều được khuyến nghị nên ăn khoảng 8g protein/1kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, nhưng nếu bạn đang tập luyện thể dục thường xuyên hay duy trì cơ bắp khi cắt giảm calo thì bạn có thể nạp nhiều protein hơn.
Bạn cần ăn protein đúng lúc, cơ thể hạnh phúc nhất khi nhận được protein cứ sau 4-5 giờ một lần.
5 dấu hiệu dưới đây cho thấy cơ thể không nhận đủ lượng protein đáng lẽ cần được nạp, hãy lưu ý để có chế độ bổ sung kịp thời:
Dễ bị gãy xương
Bạn có biết, xương cần cả protein chứ không đơn thuần là canxi lành mạnh để phát triển. Kết luận từ đánh giá nghiên cứu năm 2018 từ một số cơ sở loãng xương hàng đầu thế giới, cho thấy ăn chế độ ăn giàu protein có thể giúp bảo vệ xương chắc khỏe.
Ảnh: Internet.
Khi không nạp đủ protein để cung cấp năng lượng cho các cơ quan và não, cơ thể sẽ “mượn” từ các khu vực khác, bao gồm các kho dự trữ trong mô cơ xương. Không có sự hỗ trợ của các mô cơ xương mạnh, xương sẽ dễ bị tổn thương như nứt và gãy.
Tóc và móng dễ gãy
Video đang HOT
Ảnh: Internet.
Bởi vì protein là một phần thiết yếu của tóc và móng tay, nên bạn có thể cảm thấy móng tay của mình mềm hơn và tóc trở nên giòn hơn theo thời gian. Tóc có thể mất đi độ sáng và có thể không còn dày như trước, cũng như bắt đầu bị chẻ ngọn.
Cân nặng giảm, mất dần cơ bắp
Thông thường, nếu cơ thể một người không nhận đủ lượng protein, họ sẽ mất dần cơ bắp, cơ thể sẽ thay đổi dần theo hướng bất lợi.
Cơ thể yếu đi
Những người không ăn đủ chất đạm dần dần có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc uể oải hơn bình thường. Chắc chắn, khối lượng cơ bắp ít hơn có thể là một nguyên nhân.
Bạn nên biết thêm rằng, protein là một thành phần của hemoglobin, có trong các tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể; nếu mức oxy quá thấp có thể gây ra yếu hoặc khó thở.
Protein là một trong những yếu tố tạo nên kháng thể, được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại những yếu tố gây bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn và virus. Nếu bạn không nạp đủ protein, bạn sẽ có một hệ thống miễn dịch bị tổn thương và dễ bị bệnh thường xuyên hơn những người khác.
Vì vậy, bạn cần có chế độ ăn uống đảm bảo tối thiểu lượng protein cung cấp cho cơ thể. Cụ thể, bạn nên có một bữa sáng giàu protein để có một ngày hoạt động hiệu quả.
Để có một chế độ ăn khỏe mạnh giàu dinh dưỡng, bạn nên cân bằng lượng protein thực vật và động vật.
Ảnh: Internet.
Nguồn protein từ động vật như các loại thịt (thịt lợn, thịt bò, thịt gà), hải sản (các loại cá, tôm, cua), trứng, sữa…
Nguồn protein từ thực vật như các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu nành…), hạt vừng, hạt hướng dương, hạt qui noa, các loại rau xanh.
Theo Thanh Huyền/sgtiepthi.vn
Nếu phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường, bạn cần nạp ngay 6 loại thực phẩm để giảm lượng đường trong máu
Tiểu đường là căn bệnh không còn xa lạ đối với giới trẻ thời nay và nếu biết bản thân có triệu chứng của bệnh tiểu đường, bạn cần tìm cách khắc phục thông qua một số loại thực phẩm sau đây.
Tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến. Một điều chung mà ai cũng cần làm sau khi được chẩn đoán mình mắc bệnh này chính là kiểm soát kỹ lượng đường trong máu. Nếu muốn kiểm soát tốt, bạn cần bắt đầu từ việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày.
Dưới đây là 6 loại thực phẩm bạn nên nạp vào cơ thể ngay để điều chỉnh lượng đường trong máu giảm thấp.
Quả hồ trăn (hạt dẻ cười)
Hàm lượng dinh dưỡng của quả hồ trăn rất cao, lại chứa nhiều axit amin. Trong khi đó, chất này lại giúp thúc đẩy quá trình bài tiết của tuyến tụy và ngăn chặn tình trạng dư thừa insulin. Do đó, mỗi ngày bạn hãy ăn một nắm quả hồ trăn để cải thiện nồng độ insulin tự nhiên.
Thanh long
Thanh long vốn giàu dinh dưỡng và rất ít đường nên trở thành một loại trái cây tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Việc ăn thanh long có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin. Thế nên, đừng bỏ qua loại trái cây này nếu biết mình mắc bệnh tiểu đường bạn nhé!
Măng tây
Măng tây là một loại rau giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, có thể giúp điều chỉnh hiệu quả cân bằng kali và natri của cơ thể. Đồng thời, nó còn có tác dụng rõ ràng trong việc giảm lượng đường dư thừa trong máu.
Gừng
Gừng là một loại gia vị rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nó chứa nhiều lợi ích cho cơ thể con người và một trong số đó là giảm lượng đường trong cơ thể. Bởi gừng chứa các thành phần gần với insulin nên khi tiêu thụ gừng có thể giúp hạ đường huyết hiệu quả.
Bưởi
Bưởi có vị chua ngọt nên phù hợp với đa số khẩu vị của mọi người. Bên cạnh đó, bưởi còn rất giàu vitamin C với nhiều thành phần insulin. Vì vậy, những người có lượng đường trong máu cao nên chăm ăn nhiều bưởi để điều chỉnh lượng đường trong máu và mức lipid trong cuộc sống hàng ngày.
Bí ngô
Bí ngô là một loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống và có tác dụng tốt cho sức khỏe của cơ thể con người. Bí ngô giàu coban - một nguyên tố vi lượng có thể giúp thúc đẩy quá trình bài tiết insulin và hạ đường huyết hiệu quả. Do đó, bạn không nên bỏ qua loại thực phẩm này.
Source (Nguồn): Sohu
Theo helino
Vì sao hạt bơ giúp giảm cholesterol? Không phải ai cũng biết rằng hạt bơ chứa rất nhiều chất bổ, thậm chí còn nhiều hơn trong thịt quả. Cụ thể, 70% lượng axit amin của loại quả này là nằm trong phần hạt. Bơ là một loại cây cận nhiệt đới có nguồn gốc từ México và Trung Mỹ, được phân loại thực vật có hoa, hai lá mầm, họ...