Dấu hiệu cảnh báo bệnh đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là tình trạng mà phần thủy tinh thể bị mờ đục dần theo thời gian. Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng hầu hết các trường hợp không được phát hiện cho đến khi đã tiến triển và dần mất thị giác.
Đục thủy tinh thể là tình trạng mà phần thủy tinh thể bị mờ đục dần theo thời gian. Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng hầu hết các trường hợp không được phát hiện cho đến khi đã tiến triển và dần mất thị giác. Bệnh này có thể xảy ra ở cả hai mắt hoặc một bên.
Nguyên nhân của bệnh đục thủy tinh thể
Tuổi già là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể. Theo thống kê, hơn 80% bệnh nhân bị đục thủy tinh thể có độ tuổi trên 60.
Đục thủy tinh thể do bệnh lý, điển hình là bệnh đái tháo đường (tiểu đường), viêm màng bồ đào, tổn thương võng mạc,…
Đục thủy tinh thể do bẩm sinh. Nguyên nhân gây ra có thể do di truyền hoặc do thiếu sót của phôi trong thời kỳ mang thai.
Thủy tinh thể bị thiếu oxy, tổn thương thành phần protein. Nguyên nhân có thể do các tác động: tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo có cường độ sáng mạnh ( như đèn sân khấu, đèn quay phim, đèn cao áp,..), hoặc do tiếp xúc với virus, vi trùng, uống bia rượu, khói thuốc lá.
Tiếp xúc với xạ i-on hóa (thường được sử dụng trong y học để chụp X-quang, xạ trị cho bệnh nhân ung thư).
Dấu hiệu cảnh báo bệnh đục thủy tinh thể
Giảm thị lực là triệu chứng điển hình và quan trọng ở bệnh đục thủy tinh thể.
Tuy ban đầu không có triệu chứng đục thủy tinh thể rõ ràng, nhưng theo thời gian, khi bệnh tiến triển người bệnh có thể gặp phải một trong số dấu hiệu dưới đây:
Nhìn mờ, cảm giác như có một màn sương che phủ trước mắt. Nhìn đôi (song thị), nhìn thấy 2 hình ảnh cùng một lúc do ánh sáng đi qua thủy tinh thể bị tán xạ. Xuất hiện chấm nhỏ hoặc vệt đen trước tầm nhìn (hiện tượng ruồi bay). Hoặc mọi hình ảnh đều có thêm màu vàng nhạt trong khi các màu sắc bắt mắt khác như đỏ, cam… có thể bị giảm bớt.
Người bệnh đọc có thể khó khăn hơn do mắt nhìn mờ, giảm sự tương phản với chữ, đồng thời, mắt sẽ rất nhanh bị nhức mỏi khi đọc sách báo quá lâu.
Video đang HOT
Tăng nhạy cảm với ánh sáng có thể khiến người bệnh khó khăn hơn trong việc lái xe vào ban đêm do ánh sáng chói từ đèn pha của các xe ngược chiều, triệu chứng đục thủy tinh thể này thường gặp hơn khi bị đục thủy tinh thể bao sau.
Khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn thấy các triệu chứng biểu hiện bệnh như:
Giảm thị lực là triệu chứng điển hình và quan trọng ở bệnh đục thủy tinh thể. Mắt nhìn mờ hơn, khó nhìn hay mỏi mắt khi tập trung nhìn vào một vật nào đó. Các triệu chứng có thể thấy ở cả hai mắt hoặc một mắt.
Chẩn đoán đục thủy tinh thể
Để phát hiện đục thủy tinh thể cần phải khám mắt toàn diện, gồm các bước sau:
Đo thị lực bằng bảng thị lực.
Khám mắt với đồng tử dãn: dùng thuốc nhỏ để dãn đồng tử cho phép bác sĩ khám kỹ thủy tinh thể và võng mạc, đồng thời kiểm tra mắt có bệnh khác không.
Đo nhãn áp: đo thường qui để kiểm tra áp lực trong mắt, nếu nhãn áp tăng có thể là dấu hiệu bệnh glô-côm (cườm nước).
Siêu âm mắt.
Và một số xét nghiệm khác nếu cần để khảo sát cấu trúc và bệnh của mắt có thể đi kèm.
Cần làm gì khi bị đục thủy tinh thể ?
Khi bị đục thủy tinh thể, thể thủy tinh ngày càng bị đục nhiều, đến khi thủy tinh thể quá chín sẽ gây biến chứng có thể gây tăng nhãn áp và có thể bị vỡ bao, lúc đó protein của thủy tinh thể trở thành vật thể lạ với cơ thể, sẽ bị cơ thể tấn công gây phản ứng viêm màng bồ đào.
Gây tăng nhãn áp (bệnh Glôcôm), khi đó bệnh nhân bị đau nhức đầu dữ dội. Tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến thần kinh mắt, làm teo thần kinh mắt không phục hồi.
Khi thủy tinh thể đục quá cứng thì trong mắt sẽ có những phản ứng viêm, đồng tử bị dính lại, mắt thoái hóa, môi trường trong suốt bị đục hết khiến cho phẫu thuật khó khăn hơn và dễ tổn thương đến các vùng xung quanh.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Về điều trị, với những trường hợp đục thủy tinh thể giai đoạn đầu chưa cần thiết phải phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cho bổ sung một số vitamin như C, A, E… và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình đục thủy tinh thể. Tăng cường ánh sáng trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi.
Nếu bắt buộc thường xuyên ra ngoài nên có những biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm hoặc đội mũ rộng. Bên cạnh đó cần có một lối sống hợp lý, không hút thuốc lá. Bổ sung vitamin C, E, A, lutein, kẽm zeaxanthin có trong rau xanh, ngũ cốc, trái cây, cá…Hạn chế ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn đồ ngọt…
Khi các biểu hiện của bệnh nặng hơn thì phẫu thuật vẫn là cách chữa bệnh đục thủy tinh thể có hiệu quả nhất. Kỹ thuật mổ Phaco là một phương pháp phẫu thuật chữa bệnh đục thủy tinh thể an toàn, hiệu quả và tiên tiến nhất hiện nay.
Vì vậy, khi có biểu hiện người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán để điều trị càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng.
Đừng nấu canh, ăn mùng tơi theo cách này mới là chuẩn vị loại 'rau vua'
Loại rau này được nhiều người gọi là 'rau vua' vì vừa dễ ăn lại vừa có lợi cho sức khỏe.
Chị em có thể đem mồng tơi xào với thực phẩm này vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Rau mồng tơi có giàu chất dinh dưỡng?
Giữ cho đôi mắt khỏe mạnh: Lutein và zeaxanthin là các carotenoid trong rau mồng tơi có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Đồng thời, vitamin A và vitamin C có trong rau mồng tơi còn có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đục thủy tinh thể gây suy giảm thị lực ở người.
Làm đẹp da: Rau mồng tơi còn chứa nhiều vitamin B, A, C, các nguyên tố sắt, canxi... có thể hỗ trợ làm trắng, giảm thâm, cải thiện tình trạng mụn cho da.
Ngăn ngừa loãng xương: Rau mồng tơi chứa nhiều canxi, mangan và vitamin K. Đây đều là những yếu tố quan trọng giúp xương chắc khỏe. Cơ thể luôn đào thải và xây dựng lại mô xương, do đó việc ăn rau mồng tơi hàng ngày sẽ cải thiện đáng kể tình trạng loãng xương ở nhóm người cao tuổi.
Giảm nguy cơ thiếu sắt: Rau mồng tơi là nguồn thực phẩm giàu sắt, một khoáng chất cần thiết để các tế bào hồng cầu mang oxy đến các khu vực khác nhau của cơ thể. Khi cơ thể quá ít sắt, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng này kéo dài có thể làm cơ thể suy yếu, gây chóng mặt và khó thở.
Rau mồng tơi giàu chất dinh dưỡng nên ăn thường xuyên tốt cho sức khỏe.
Giúp tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ... Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe, có làn da hồng hào, tóc đen mượt.
Hỗ trợ sự phát triển của em bé: Trong rau mồng tơi có rất nhiều folate. Loại vitamin này có thể ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh. Do đó, bổ sung folic trong giai đoạn mang thai sẽ rất tốt cho sức khỏe thai nhi. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B6 từ rau mồng tơi cũng rất quan trọng cho sự phát triển của não em bé từ trong bụng mẹ.
Giảm chất béo, cholesterol: Có thể bạn không để ý, chất nhầy của rau mồng tơi tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao.
Giàu chất chống oxy hóa: Cơ thể sẽ nhận được rất nhiều chất chống oxy hóa từ việc ăn rau mồng tơi mỗi ngày. Chất chống oxy hóa này có thể hạn chế tác hại của các gốc tự do gây ra cho tế bào. Các tổn thương tế bào do gốc tự do có thể gây ra các bệnh như tiểu đường, ung thư, tim mạch...
Rất tốt cho sức khỏe tim mạch: Rau mồng tơi cũng chứa một lượng nitrat vô cơ đáng kể. Hàm lượng nitrat này có khả năng làm giảm huyết áp và làm cho động mạch bớt xơ cứng. Đặc biệt trong rau mồng tơi còn có kali, có tác dụng hỗ trợ các hoạt động của tim mạch diễn ra bình thường.
Có thể cải thiện tình trạng bệnh trĩ: Nếu chẳng may bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái).
Phục hồi vết thương: Trong rau mồng tơi giàu vitamin C nhiều lợi ích. Lượng vitamin C này giúp cơ thể tăng lượng sắt hấp thụ từ thực phẩm, rất hữu hiệu trong quá trình điều trị và phục hồi các vết thương.
Rau mồng tơi rất tốt nhưng "đại kỵ" với 5 nhóm người này, biết mà tránh
Rau mồng tơi rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Bài viết của BS. Nguyễn Hoài Thu - Chuyên khoa Dinh dưỡng trên Báo Sức khỏe & Đời sống đã chỉ ra 5 nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên ăn rau mồng tơi:
Người đang bị tiêu chảy: Khi bị bệnh này chúng ta không nên ăn mặc dù mồng tơi có thể giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón nhưng nếu ăn quá nhiều mồng tơi có thể dẫn tới tiêu chảy.
- Những người bị sỏi thận: Người bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi bởi rau mồng tơi chứa nhiều purin. Hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axit oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
- Những người mới lấy cao răng: Khi bạn mới lấy cao răng thì không nên ăn mồng tơi trong 1-2 tuần bởi rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước
- Những người đau dạ dày: Đối với những người hay đau dạ dày thì không nên ăn nhiều rau mồng tơi bởi hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều.
- Những người hấp thu kém: Nhóm người này không nên ăn rau mồng tơi bởi mồng tơi chứa hàm lượng cao axít oxalic (một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi) khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
Bảo vệ 'nguồn sáng' cho người cao tuổi Tình trạng mù lòa gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng nói chung và người cao tuổi (NCT) nói riêng. Trong nỗ lực thực hiện hiệu quả các mục tiêu hoạt động phòng chống mù lòa (PCML), phấn đấu loại trừ các nguyên nhân chính gây mù lòa cho người dân, Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã có những đóng...