Dấu hiệu bất thường trên da cảnh báo bệnh nguy hiểm
Sạm da ở cổ, phát ban, nốt ruồi thay đổi là dấu hiệu bất thường cảnh báo các căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.
Làn da là cơ quan lớn nhất của cơ thể. Nó cũng dễ quan sát nhất, vì vậy, có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của bạn. Ai cũng đều gặp phải một số vấn đề với làn da của mình, từ mụn trứng cá đến da khô.
Những bất thường của nó cũng cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn như xơ gan, ung thư, vảy nến, tiểu đường… Phát hiện sớm các triệu chứng bất thường trên da có thể giúp bạn được chẩn đoán bệnh chính xác và kịp thời.
Nốt ruồi bất thường hoặc thay đổi
Theo CNN, ung thư là căn bệnh đầu tiên nhiều người nghĩ đến khi nói tới các vấn đề nghiêm trọng về da. Tin tốt là ung thư da thường được điều trị khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn đầu. Đó là lý do các bác sĩ khuyên bạn nên kiểm tra da mỗi tháng một lần để phát hiện bất thường.
Ung thư da không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng hãy hỏi bác sĩ nếu bạn nhận thấy nốt ruồi trên cơ thể: Hình dạng, kích thước và màu sắc bất thường; kích thước phát triển, lớn hơn hạt đậu; không đối xứng, có đường viền không đều; ngứa hoặc đau; chảy máu, đóng vảy.
Kiểm tra các nốt ruồi thường xuyên có thể giúp bạn phát hiện bất thường sớm. Ảnh: Rd.
Da nhạy cảm, khô mạn tính và phát ban
Nhiều tình trạng có thể gây các phản ứng trên da, từ dị ứng đến viêm da dị ứng (eczema), nhiễm HIV. Các tác nhân phổ biến gây phản ứng da nhạy cảm bao gồm nhiệt độ cao, lạnh, căng thẳng, tiếp xúc ánh nắng mặt trời, ô nhiễm, gió, hóa chất và hương thơm trong kem dưỡng da hoặc nước giặt.
Nếu tình trạng da nhạy cảm tái phát, bạn nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Ngoài ra, khi phát ban lan rộng, kèm theo sốt, khó thở, bạn nên đến bệnh viện ngay. Phát ban gần mắt hoặc bộ phận sinh dục, đặc biệt bị phồng rộp, cũng là dấu hiệu nguy hiểm.
Da sẫm màu ở cổ
Theo Reader’s Digest, đây có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc bệnh tiểu đường. Béo phì là vấn đề phổ biến gây bệnh gai đen (acanthosis nigricans), thậm chí xảy ra ở trẻ em.
Bệnh làm tăng sắc tố da, khiến vùng da ở cổ, nách, vùng bẹn bị tối đi, dày sừng, khô và ráp. Bệnh gai đen chủ yếu ảnh hưởng đến những người thừa cân. Tuy nhiên, nó cũng là dấu hiệu cơ thể kháng insulin, nguy cơ mắc tiểu đường cao.
Video đang HOT
Ngoài cổ, bệnh tiểu đường cũng gây sạm da ở các khu vực nếp gấp như dưới cánh tay, khuỷu tay hoặc đầu gối.
Làn da xanh xao
Nếu da của bạn hơi xanh hoặc tái, nó có thể là dấu hiệu bạn có vấn đề về tuần hoàn. Điều này có nghĩa là da không có đủ máu chứa oxy. Những người có vấn đề về tim mạch hoặc phổi dễ gặp triệu chứng này.
Nếu bạn hoặc bất kỳ ai khác bị xanh xao ở mặt, môi, đây là trường hợp cấp cứu khẩn cấp, đặc biệt khi kèm theo khó thở hoặc đau ngực. Hãy gọi cấp cứu ngay nếu bạn xuất hiện đột ngột những dấu hiệu này.
Vùng da bị sạm ở cổ có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ảnh: Pediatric.
Vàng da
Chứng vàng da ở người lớn thường liên quan bệnh gan như xơ hoặc viêm gan. Điều này có thể do bạn uống quá nhiều rượu, bị sỏi mật, ung thư tuyến tụy. Gan không được thanh lọc, loại thải độc tố khỏi cơ thể, hình thành chất bilirubin, gây vàng da.
Ngoài ra, sử dụng một số loại thuốc như quá liều acetaminophen, penicillin, steroid đồng hóa cũng gây triệu chứng này.
Nếu bạn nhận thấy lòng trắng của mắt trở nên vàng hoặc da có màu vàng, xám xịt, hãy nói chuyện với bác sĩ sớm để kiểm tra nguyên nhân.
Các mảng da khô, ngứa
Bệnh vảy nến xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào da mới trước khi lớp cũ bong ra. Điều này dẫn đến các mảng da bị sưng, đỏ, có vảy và ngứa. Nhưng đôi khi bệnh vảy nến có liên quan viêm khớp vẩy nến. Các triệu chứng của viêm khớp vảy nến bao gồm đau, sưng ở các khớp, đau lưng và chân.
Nếu bạn bị bệnh vảy nến và bắt đầu thấy đau khớp hoặc lưng không rõ nguyên nhân. Hãy nói chuyện với bác sĩ để xác định xem liệu đó có phải là bệnh viêm khớp vảy nến hay không.
Lòng bàn tay ngày càng dày
Khi làn da ở lòng bàn tay trở nên dày và sờ mịn màng, các đường gân càng rõ ràng, bạn có khả năng mắc chứng lòng bàn tay dạ dày bò (triple palm). Tình trạng này hiếm gặp, nhưng khi phát triển, nó liên quan ung thư phổi hoặc dạ dày.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khối u ảnh hưởng mô của bàn tay. Nhưng điều quan trọng là dấu hiệu này xuất hiện trước các triệu chứng khác, có thể giúp bạn cảnh báo bệnh sớm.
Nữ bác sĩ cải tiến kỹ thuật tìm bệnh nấm
Với mong muốn có một quy trình tìm nấm Malassezia ngắn gọn, dễ hiểu, giúp đồng nghiệp thao tác và nhận định nấm chính xác cũng như giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí tiền bạc, thời gian,... TS.BS Trần Cẩm Vân đã không ngừng học, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật tìm nấm Malassezia để điều trị cho bệnh nhân.
TS.BS Trần Cẩm Vân nghiên cứu khoa học (Ảnh: Linh Trần)
Cải tiến kỹ thuật soi trực tiếp và quy trình nuôi cấy định danh Malassezia
Theo TS.BS Trần Cẩm Vân, Trưởng Khoa xét nghiệm Vi sinh- Nấm- Ký sinh trùng (BV Da liễu TƯ) nấm Malassezia là nấm men ưa Lipid, thường hiện diện trên vi hệ da người và sống ký sinh ở đó.
Malassezia có một loạt hệ thống Enzym thủy phân chất béo của cơ thể vật chủ để tổng hợp dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng mà không gây bệnh. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng lại trở thành tác nhân gây bệnh.
Hiện nay, khoa học đã xác định nấm Malassezia liên quan đến nhiều bệnh lý như lang ben, viêm da dầu, viêm da cơ địa, viêm nang lông, vảy nến, thậm chí ung thư da. Thương tổn có thể gặp bất kỳ vùng nào trên cơ thể, nhưng thông thường khu trú vùng nhiều bã nhờn như da đầu, lưng, ngực, mặt. Ngoài ra, có thể gặp ở nếp kẽ, nang lông, vùng móng.
Tại BV Da liễu TƯ, bệnh nhân đến khám và làm xét nghiệm tìm nấm điều trị bệnh rất đông. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 40 triệu lượt đến khám và xét nghiệm tìm nấm. Kết quả cho thấy, tỷ lệ dương tính khoảng 60%, trong đó tỷ lệ nhiễm Malassezia trong lang ben cao nhất là 1,45%. "Bệnh da do nhiễm nấm malassezia không tử vong, nhưng gây phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ diễn biến dai dẳng, tiến triển mạn tính nặng nề", bác sĩ Vân chia sẻ.
TS.Trần Cẩm Vân cho biết, trước đây việc xác định nấm bằng phương pháp trực tiếp, đó là lấy bệnh phẩm vảy da bằng dao cùn. Tuy nhiên, phương pháp này gây tâm lý sợ hãi, không hợp tác của trẻ nhỏ thậm chí hiệu quả không cao ở một số vị trí thương tổn như mặt, cơ quan sinh dục,... Vì thế, chị cùng cộng sự đã nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật soi trực tiếp tìm malassezia, bằng cách thay đổi hóa chất và dụng cụ thao tác lấy mẫu bệnh phẩm.
TS.BS Trần Cẩm vân thăm khám cho người bệnh (Ảnh: Linh Trần)
TS. Vân phân tích: Trong kỹ thuật soi trực tiếp tìm malassezia, hóa chất được dùng là KOH với nồng đồ từ 10 đến 30% pha trộn với mực Parker ink với tỷ lệ thích hợp. Dung dịch này có vai trò không những làm phân rã keratin ở lớp sừng qua đó làm trong, mềm lớp sừng, mà còn có ái tính với tế bào nấm nên bộc lộ hình thái nấm malassezia rõ nét, có thể quan sát ngay. Từ đó, giúp kỹ thuật viên dễ dàng phát hiện nấm nói chung và nấm malassezia nói riêng.
Về kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm. Nếu như trước đây kỹ thuật viên thường lấy bằng dao cùn, thì với kỹ thuật này kỹ thuật viên sẽ sử dụng băng dính trong bán trên thị trường. Băng dính này có thể sử dụng trong nhiều trường hợp mà trước đây phương pháp lấy bằng dao cùn gặp khó như thương tổn ở mặt, nếp kẽ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường sợ hãi, thậm chí gây tổn thương. Với việc sử dụng băng dính trong, sẽ khắc phục được những khuyết điểm trên, đồng thời không gây đau đớn, nguy hiểm cho trẻ.
Để so sánh hiệu quả của phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm bằng dao cùn và kỹ thuật cải tiến, nhóm nghiên cứu đã thực nghiệm với hàng trăm bệnh nhân. Kết quả cho thấy, phương pháp soi trực tiếp tìm malassezia có nhiều ưu điểm hơn. Đó là thời gian trả kết quả, thời gian lấy mẫu nhanh hơn, và nhận định kết quả dễ dàng chính xác hơn, nhất là đối tượng trẻ em, từ đó giúp quá trình điều trị hiệu quả. Đặc biệt, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức, TS.BS Vân thông tin.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Vân, phương pháp này cũng có hạn chế. Đó là do hình thái vi nấm đa dạng, kích thước rất nhỏ, xuất hiện bộ nhiễm thứ phát nhiều nhóm bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, tùy thuộc vào trình độ, tay nghề kỹ thuật viên. Hơn nữa, nếu gặp những trường hợp nấm thoái hóa do bệnh nhân dùng các thuốc không rõ trước đó thì kết quả không rõ ràng. Do đó, thời gian tới bác sĩ Vân và đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu, cải tiến về thời gian, hiệu quả. Đồng thời, tiến hành chuyển giao cho cơ sở tuyến dưới qua đào tạo liên tục, Đề án 1816...
Bên cạnh đó, với nỗ lực và mong muốn xây dựng tiêu chuẩn đánh giá số lượng Malassezia riêng của người Việt Nam, TS. Vân và cộng sự đã dày công nghiên cứu, phân tích đánh giá tùng trường hợp cụ thể trên cả nhóm bệnh nhân và nhóm người khỏe mạnh tình nguyện.
Lý giải cho vấn đề này, TS.Vân chia sẻ: Malassezia là nấm men thuộc vi hệ da người và động vật. Do đó, có sự khác nhau về hình thái vi nấm và sự phân bố loài rất đa dạng, phong phú cũng như độc lực và khả năng gây bệnh của chúng khác biệt giữa các vùng dịch tễ trên thế giới bởi tùy thuộc nhiều điều kiện về tự nhiên, xã hội và chủng tộc.
Kết quả nhóm nghiên cứu đề tài thành phố Hà Nội năm 2018 đã xây dựng thành công bộ tiêu chuẩn về chỉ số gây bệnh của Malassezia cho người Việt Nam. Điều này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang tính thực tiễn rất cao giúp ích rất nhiều cho công tác thực hành lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị bệnh da liên quan đến Malassezia. Hiện tại, BV đã và đang hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiến hành công bố các chỉ số về nấm Malassezia của người Việt với thế giới.
TS.BS Trần Cẩm Vân (Ảnh: Linh Trần)
Gồng gánh hai vai
TS. Vân tốt nghiệp Đại học Y khoa năm 2005 và từng làm việc tại Đại học Y Hà Nội. Năm 2006, chị về công tác tại BV Da liễu TƯ với hai vai trò vừa tham gia công tác lâm sàng và cận lâm sàng: là bác sĩ chuyên khoa Da liễu và chuyên ngành nấm- ký sinh trùng.
Công việc hàng ngày thường bắt đầu từ 5h30 cho đến khuya bằng việc đến khám bệnh, trực đêm, đi buồng bệnh, hội chẩn ca bệnh nhân nghi nhiễm nấm khó rồi nghiên cứu khoa học, giảng viên dạy kiêm nhiệm bộ môn Da liễu Trường ĐH Y Hà Nội. Ngoài khám bệnh tại BV, trường hợp bệnh nhân hay đồng nghiệp tuyến dưới cần tư vấn, chị sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ chia sẻ kiến thức chuyên môn trong xét nghiệm và thăm khám điều trị bệnh. Nhờ sự nỗ lực, tận tâm nên bác sĩ Vân được bệnh nhân và đồng nghiệp tin tưởng, yêu mến.
Trong nghiên cứu khoa học, đến nay chị đã có nhiều đề tài khoa học đăng tải trên các báo trong nước và quốc tế... được đánh giá cao cũng như nhận giải thưởng sáng tạo tuổi trẻ lần 23; giải nhất chuyên ngành Vi sinh ký sinh trùng và được ứng dụng ngay tại BV, góp phần chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân. Điển hình là sáng kiến cải tiến quy trình xét nghiệm Demodex, Candida, Malassezia.
Ngoài công việc chuyên môn, TS.BS Trần Cẩm Vân còn là Ủy viên BCH Công đoàn Y tế Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn BV Da liễu TƯ. Thời gian qua, Công đoàn BV Da liễu TƯ đã phối hợp triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động thiết thực tại BV, như tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh toàn lao động, bảo vệ môi trường; thực hiện "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh". Đặc biệt, kêu gọi các đơn vị doanh nghiệp và Công đoàn y tế Việt Nam quan tâm, hỗ trợ các Đoàn viên hưởng phúc lợi cho đoàn viên và gia đình họ. Đồng thời, phối hợp Chính quyền phát động các chương trình bảo vệ nhân viên và bệnh nhân trong đại dịch COVID-19 vừa qua.
Cũng trong đại dịch COVID-19, Công đoàn BV đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; thực hiện phân luồng, sàng lọc đối với trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19; thành lập Đội phản ứng nhanh nội viện ứng phó với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona. Đồng thời, đảm bảo đời sống cán bộ nhân viên cả về tinh thần và vật chất, đảm bảo quyền và nghĩa vụ trong giai đoạn COVID-19 cũng như giai đoạn hậu COVID-19.
BS. Vân cho hay, để làm được điều đó, bản thân chị phải cố gắng sắp xếp quỹ thời gian hợp lý và khoa học để thực hiện tốt vai trò của bác sĩ chuyên môn và chức trách của một Chủ tịch Công đoàn BV...
Nhận biết 1 số loại thuốc chứa corticoid, rất nhiều loại xuất hiện thường xuyên trong đơn thuốc của trẻ, bố mẹ cần hết sức thận trọng Corticoid được ví như con dao hai lưỡi, vừa giúp trẻ khỏi bệnh nhanh nhưng nếu dùng sai cách sẽ gây hậu quả khôn lường. Mới đây, thông tin từ Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết có tới 1/3 bệnh nhân điều trị tại khoa có hiện tượng lạm dụng corticoid, trong đó có không ít...