Đau cổ chân kéo dài, nam thanh niên mắc bệnh hiếm gặp mà không biết
Các bác sĩ BV Việt Đức vừa nội soi khớp cổ chân điều trị nang xương phình mạch thân xương sên cho bệnh nhân 27 tuổi. Đây là tổn thương hiếm gặp, ít có dấu hiệu nên thường khó phát hiện bệnh.
Bệnh nhân nam, 27 tuổi, không có tiền sử chấn thương, đến khám bệnh vì đau cổ chân trái kéo dài 1 năm.
Bệnh chân được chụp Xquang tại bệnh viện tỉnh phát hiện ổ khuyết xương lớn thân xương sên và chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với tình trạng đau cổ chân trái, đi lại khó khăn.
Qua khám lâm sàng các bác sĩ phát hiện bệnh nhân đau cổ chân trái khi tỳ đè, biện độ cổ chân bình thường, không sưng, nóng, đỏ. Hình ảnh Xquang thấy ổ khuyết xương lớn chiếm gần toàn bộ thân xương sên trái.
Hình ảnh nang xương phình mạch xương sên trên phim cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ.
Bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính nhằm đánh giá mức độ phá hủy vỏ xương, kết quả thấy nang xương lớn chiếm toàn bộ thân xương sên, chưa phá hủy vỏ xương. Đồng thời, bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ đánh giá tính chất u, kết quả: khối u giảm tỉ trọng trên T1, tăng tỉ trọng trên T2, có vách trong u, hình ảnh mức dịch-dịch.
Bệnh nhân được phẫu thuật lấy u, ghép xương tự thân qua nội soi khớp cổ chân sử dụng ngõ vào phía sau. Sau mổ, bệnh nhân diễn biến ổn định, ra viện sau 3 ngày.
Kết quả giải phẫu bệnh cho hay, nang xương phình mạch. Sau mổ, bệnh nhân được bất động bột cẳng bàn chân trong 6 tuần, tập phục hồi chức năng, tỳ chân sau 3 tháng. Tại thời điểm 10 tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân đi lại bình thường, không đau, phim chụp kiểm tra xương ghép liền tốt, không tái phát.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh – Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Trưởng khoa Phẫu thuật chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Nang xương phình mạch xương sên là tổn thương hiếm gặp.
Biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, hầu hết bệnh nhân đau cổ chân kéo dài khi đi lại. Khám thực thể không phát hiện bất thường của cổ chân, biên độ vận động khớp thụ động bình thường. Phim chụp Xquang khớp cổ chân thường quy chỉ thấy ổ khuyết xương nằm trong thân xương sên.
“Triệu chứng lâm sàng và Xquang như vậy thì có nhiều tổn thương cần phải chẩn đoán phân biệt: u tế bào khổng lồ, u nguyên bào sụn, u tương bào, nang xương đơn độc. Việc chỉ định thêm cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ cổ chân là cần thiết”- chuyên gia cho hay.
Theo các bác sĩ, nang xương phình mạch là u lành tính mà nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chưa rõ. Tổn thương này chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 1% tổng số u xương, thường xuất hiện ở phần hành xương, cột sống, xương ức. Nang xương phình mạch được điều trị chủ yếu bằng lấy u, ghép xương.
Lấy u, ghép xương tự thân điều trị nang xương phình mạch xương sên có nhiều ưu điểm, mang lại kết quả tốt, tuy nhiên, kỹ thuật phức tạp, cần phẫu thuật viên kinh nghiệm.
Theo suckhoedoisong.vn
Cô bé nguy kịch sắp chết, bác sĩ cứu mạng bằng cách... ngửi ráy tai để chẩn đoán bệnh
Chính nhờ cách chẩn đoán bệnh có phần "kì dị" này mà bác sĩ cứu thoát bé khỏi bàn tay tử thần.
Một em bé với bệnh tình nghiêm trọng đã được cứu sống nhờ một vị bác sĩ đã ngửi ráy tai em để chẩn đoán bệnh.
Harini Rasalingam, hiện đã hai tuổi, được đưa vào bệnh viện vào tháng 1 năm 2017 khi bé bắt đầu bị giảm cân đột ngột lúc sáu ngày tuổi. Do không tìm được bé mắc bệnh gì nên Harini đã được chuyển đến viện trẻ em Evelina London (Anh), nơi điều hành một đơn vị chuyên khoa cho các bệnh hiếm gặp.
Bác sĩ nhi khoa Helen Mundy đã ngoáy tai bé và việc ngửi ráy tai đã làm rõ nghi ngờ của bác sĩ - Harini đã bị mắc căn bệnh siro niệu (maple syrup urine disease). Tình trạng bệnh này hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng khi cơ thể không thể phân hủy protein trong thức ăn. Triệu chứng của bệnh là nước tiểu, mồ hôi và ráy tai đều có mùi ngọt.
Bác sĩ đã chẩn đoán Harini bị bệnh siro niệu sau ngửi ráy tai của bé
Mẹ của Harini, cô Preminy Kamalanthan, 30 tuổi nhớ lại:
"Harini được sinh thường nhưng trong lần kiểm tra 6 ngày với bà đỡ, chúng tôi phát hiện ra rằng con đã giảm cân rất nhiều và chúng tôi được khuyên rằng nên đưa con đến bệnh viện ngay lập tức. Các bác sĩ và y tá rất quan tâm nhưng ở giai đoạn đó không ai biết chuyện gì đã xảy ra.
Harini trông giống như một con gà nhỏ vậy, người con đầy dây và ống. Tôi đã khóc khi nhìn thấy con".
Harini có thể đã chết nếu như không được chẩn đoán kịp thời
Sau khi được chuyển đến viện Evelina, bác sĩ Mundy, một chuyên gia tư vấn về y học chuyển hóa ở trẻ em nhận thấy Harini rất cáu kỉnh và thực hiện các động tác uốn cong bất thường cùng một loạt các dấu hiệu nhận biết khác. Bác sĩ Mundy cũng cho biết bệnh siro niệu là một tình trạng rất nghiêm trọng và nếu không được điều trị, nó có thể gây tử vong.
"Rất may, nhờ ráy tai có mùi ngọt mà chúng tôi biết đấy là dấu hiệu của căn bệnh", vị bác sĩ cho biết.
Harini giờ đã là một đứa trẻ hai tuổi hạnh phúc và khỏe mạnh nhờ chế độ ăn ít protein đặc biệt của mình, cấm thịt, cá và phô mai
Harini đã dành ba tuần được chăm sóc đặc biệt, trong đó một phương pháp điều trị giống như lọc máu làm giảm nồng độ axit amin của bé. Hai năm sau, Harini là một đứa trẻ vui vẻ, khỏe mạnh với chế độ ăn ít protein đặc biệt cấm thịt, cá và phô mai. Mẹ bé cho biết:
"Hiện tại, Harini rất khỏe mạnh và là một đứa trẻ năng động. Chúng tôi phải kiểm soát tình trạng của con thật cẩn thận bằng cách hạn chế lượng protein của con và theo dõi nồng độ axit amin trong máu".
Cô Preminy, cùng chồng mình, anh Rasalingam Kanakan, 41 tuổi, cũng cho hay: "Nếu không được chẩn đoán kịp thời, thì Harini sẽ không có mặt ở đây vào lúc này. Chúng tôi đã rất may mắn".
Bệnh siro niệu là một rối loạn di truyền, trong đó cơ thể không xử lý được một số axit amin như bình thường. Thông thường, cơ thể phân giải protein có trong thức ăn (như thịt hoặc cá) thành các axit amin. Những axit amin không cần thiết sẽ được chuyển hóa và loại bỏ khỏi cơ thể.
Bé bị bệnh siro niệu không thể chuyển hóa các axit amin leucine, isoleucine và valine. Hàm lượng cao của các axit amin này trong cơ thể sẽ gây hại cho trẻ.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh siro niệu gồm:
- Nước tiểu và mồ hôi có mùi ngọt
- Chán ăn
- Giảm cân
Trẻ bị bệnh siro niệu sẽ có các cơn bệnh được gọi là "bệnh biến chuyển hóa" (metabolic crisis), bao gồm các triệu chứng sau:
- Thiếu năng lượng
- Nôn
- Cáu gắt
- Khó thở
Nguồn: The Sun, Cambstimes
7 giờ cắt thực quản bóc tách khối u hiếm Khối u ác tính trong lòng thực quản của nữ bệnh nhân 66 tuổi được bác sĩ TP HCM phẫu thuật thành công. Khám tại một bệnh viện sau thời gian bị nuốt nghẹn, sụt cân, bà Lưu Tú Nữ gặp tiến sĩ Đỗ Minh Hùng, Trưởng Khoa Ngoại Tổng quát, Bệnh viện Quốc tế Mỹ. Ông Hùng nói rằng đây là ca...