Đặt chậu nước đá trước mặt và làm việc này, bạn sẽ biết ngay liệu mình có mắc bệnh tim hay không
Bệnh tim được coi là “kẻ sát nhân thầm lặng” vì chúng diễn biến âm thầm, tới lúc phát bệnh thì rất khó cứu chữa. Vì vậy nhận biết sớm dấu hiệu là cách an toàn nhất để bảo vệ tính mạng.
Bệnh tim mạch là cái tên được gọi chung của các tình trạng liên quan đến trái tim, hoặc sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu đến khả năng làm việc của tim. Chúng thường bao gồm bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim…
Bên cạnh đó, tim mạch là loại bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại vô số hậu quả trầm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đã và đang phát triển, trong đó có Việt Nam với trung bình 4 người lớn sẽ có 1 – 2 người mắc bệnh tim mạch.
Nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch
Bệnh tim tuy có một phần là do bẩm sinh, nhưng nhiều nhất vẫn do xuất phát từ những thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chẳng hạn như:
- Hút thuốc lá: Chất nicotine và carbon monoxide trong thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên xơ vữa động mạch và co thắt mạch máu.
- Ăn nhiều muối, chất béo và cholesterol.
Ăn nhiều thức ăn nhanh và nước có gas cũng là nguyên nhân gây nên bệnh tim mà nhiều người trẻ mắc phải.
- Căng thẳng kéo dài làm hỏng các động mạch và làm trầm trọng thêm các yếu tố khác của bệnh tim.
- Béo phì, thừa cân.
- Ít vận động và lười tập thể dục thể thao.
Đa phần các triệu chứng ban đầu của bệnh tim khá mơ hồ và không rõ ràng, khiến người bệnh nghĩ chỉ là ốm vặt nên không đi khám sớm. Cơ bản thường là có cảm giác nặng ngực, đau thắt ngực bên trái khi làm việc quá sức, cao huyết áp, chóng mặt, đau đầu, khó thở…
Video đang HOT
Nhận biết và phát hiện bệnh tim sớm nhờ bài test 30 giây
Theo tiến sĩ Matt Kearney – chuyên gia đến từ Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết, tuy dấu hiệu ban đầu của bệnh tim vốn không rõ ràng nhưng vẫn có cách để phát hiện sớm. Ông cho biết, đây là một bài test đơn giản độ tuổi nào cũng làm được, chỉ cần 30 giây là bạn sẽ biết liệu mình có nguy cơ bị bệnh tim hay không.
Theo đó, bạn hãy chuẩn bị một chậu nước và đổ đầy đá lạnh vào, sau đó hãy nhúng hết 2 bàn tay vào và giữ nguyên trong 30 giây. Khi nhấc tay ra, nếu bàn tay bạn chuyển sang màu đỏ ửng lên thì xin chúc mừng, tim và tuần hoàn máu trong cơ thể vẫn đang hoạt động khỏe mạnh.
Chỉ cần ngâm tay vào chậu nước đá 30 giây, bạn sẽ biết ngay mình có nguy cơ mắc bệnh tim hay không.
Còn mặt khác, nếu các ngón tay bạn trở nên nhợt nhạt hoặc xuất hiện màu xanh lam sau khi bỏ tay ra khỏi chậu nước, hãy cẩn thận vì đó là dấu hiệu cho thấy mức oxy trong tế bào máu đang ở mức thấp. Lúc này, bạn cần phải điều chỉnh lại lối sống hoặc đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.
“Đây có lẽ là bài test đơn giản và ngắn gọn nhất để phát hiện bệnh tim mà mọi người cần làm ngay. Không bao giờ là quá muộn trong việc nhận biết sớm dấu hiệu, nếu bạn muốn trường thọ” – Simon Gillespie, chuyên gia đến từ Quỹ tim mạch Anh khẳng định.
Làm sao để phòng tránh bệnh tim mạch
Ngoài bệnh tim do dị tật bẩm sinh thì không thể ngăn chặn, chúng ta vẫn có thể phòng tránh sớm và ngừa bệnh bằng những cách đơn giản sau:
- Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu bằng cách đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
- Không hút thuốc lá, rượu bia và dùng các chất kích thích gây hại.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế đẩy bản thân và stress.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau ít thịt, giữ cân nặng ổn định và tránh béo phì.
- Luyện tập thể dục thể thao điều độ bằng các bài tập như đi bộ, chạy chậm, bơi lội, yoga, đánh cầu lông…
Người bệnh tim nên ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu chất xơ hoặc rau củ nhiều vitamin như đậu nành, chuối, cam, quýt, dưa, trà xanh, các loại nấm… Bên cạnh đó, ban cũng cần phải kiêng ăn các loại thực phẩm giàu natri, nhiều chất béo và dầu mỡ, các thực phẩm chế biến sẵn và thức uống có gas.
Ho, đau ngực, khó thở khi gắng sức... triệu chứng của bệnh gì?
Khi có triệu chứng khi gắng sức, mệt mỏi do giảm cung lượng tim, ho, đau ngực, đái ít... rất có thể bạn đang bị suy tim.
Suy tim là biến chứng chung của tất cả các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh van tim... Mặc dù suy tim là một bệnh mạn tính khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, nếu biết cách điều chỉnh lối sống khoa học, đồng thời tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị, người bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt căn bệnh nguy hiểm này và kéo dài tuổi thọ.
Vừa qua, Bộ Y tế ra Quyết định số 1762/QĐ-BYT ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính".
Ho, đau ngực, khó thở khi gắng sức... là triệu chứng của suy tim (Ảnh minh họa)
Theo đó, suy tim là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp và là hậu quả của nhiều bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim...
Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu ôxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của người bệnh.
Tùy thuộc vào suy tim trái, suy tim phải hay suy tim toàn bộ mà triệu chứng có thể khác nhau. Nếu suy tim trái, người bệnh có triệu chứng khó thở khi gắng sức, mệt mỏi do giảm cung lượng tim, ho, đau ngực, đái ít...
Ở giai đoạn đầu của suy tim, người bệnh thường không có biểu hiện bệnh, nhưng khi suy tim tiến triển, một số dấu hiệu có thể xuất hiện như:
- Hụt hơi, khó thở: Ban đầu người bệnh chỉ khó thở nhẹ mỗi khi gắng sức, nhưng về sau khó thở xảy ra cả khi nghỉ ngơi, khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, thậm chí mất ngủ.
- Mệt mỏi: cảm giác như bị suy nhược cơ thể.
- Nặng ngực: cảm như có vật đè nén, ép chặt vào ngực
- Ho khan: bởi máu bị ứ lại tại phổi, có thể ho ra đờm lẫn máu.
- Hoa mắt, chóng mặt: có thể ngất xỉu khi tim hoạt động không hiệu quả
- Nhịp tim nhanh: hồi hộp, trống ngực ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Phù chân và tăng cân: Suy tim khiến máu trong cơ thể lưu thông kém và giảm đào thải dịch qua thận, gây tích tụ nước dẫn tới phù, rõ nhất là ở mắt cá chân, bàn chân.
Ngoài ra, người bệnh suy tim còn có thể có các triệu chứng khác như đi tiểu đêm, đầy hơi, buồn nôn hoặc chán ăn...
Nếu suy tim phải thì người bệnh lại có triệu chứng khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần nhưng không có các cơn kịch phát như trong suy tim trái. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải (do gan to) và mệt mỏi, tiểu ít.
Với những bệnh nhân suy tim, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động nặng; giảm muối trong các bữa ăn hàng ngày, thậm chí là ăn nhạt hoàn toàn.
Bỏ thuốc lá, cà phê; Giảm cân nặng ở những bệnh nhân béo phì và tránh các xúc cảm mạnh (stress)...
PHA LÊ
Đừng nghĩ ăn bơ giảm cân, 1 quả tương đương 1,5 bát cơm Bơ là loại quả nhiều dưỡng chất nhưng cũng rất giàu calo, 1 quả chín có thể chứa tới 250-320 kcal. Quả bơ được cho một trong những loại quả tuyệt vời nhất thế giới. Bạn có thể ăn sống hoặc chín, trộn salad hay xay sinh tố, làm kem và dễ dàng bổ sung vào các chế độ ăn kiêng, ăn chay....