Dập nát cẳng chân do tai nạn lao động
Bệnh nhân bị cuốn vào máy làm gạch khi đang làm việc gây dập nát toàn bộ cẳng chân phải.
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhân N.T.H. (50 tuổi, trú tại Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) trong tình trạng dập nát cẳng chân phải do tai nạn lao động.
Người này bị cuốn chân vào máy làm gạch khi đang lao động gây mất vận động chân phải. Toàn bộ cẳng chân dập nát. Sau tai nạn, người bệnh được sơ cứu tại bệnh viện địa phương và chuyển lên khoa Chấn thương I, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Tại đây, các bác sĩ nhận định cẳng chân phải của bệnh nhân dập nát toàn bộ phần mềm và xương từ 1/3 giữa xương đến cổ chân, mất hết da, nát cơ, phần mềm, xương gãy nhiều đoạn, vết thương bẩn nhiều bùn đất lẫn dầu máy, chảy nhiều máu. Bệnh nhân được chẩn đoán gãy hở độ IIIC 2 xương cẳng chân phải.
Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật bảo tồn chân. Ảnh: BVCC.
Do đó, các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật kết hợp xương nối mạch máu thần kinh, cắt lọc phần mềm dập nát, khâu bảo tồn. Sau mổ 4 ngày, hiện bệnh nhân tỉnh, không sốt, vết mổ chân phải dịch thấm băng, ngọn chi hồng ấm, vận động trong phạm vi hạn chế, cảm giác tốt.
Video đang HOT
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Bảy, Trưởng khoa Chấn thương I, cho biết: “Đây là ca bệnh rất đặc biệt do tổn thương, dập nát quá nhiều dẫn đến nguy cơ phải cắt cụt chân phải. Qua thăm khám, chúng tôi thấy bàn, ngón chân phải còn hồng ấm, mạch mu chân phải còn bắt được nên quyết định phẫu thuật bảo tồn giữ lại chân cho người bệnh”.
Bác sĩ Bảy cho biết việc bảo tồn chân cho người bệnh thành công. Tuy nhiên, tổ chức cơ và da dập nát nhiều, bệnh nhân vẫn phải trải qua một số cuộc phẫu thuật tiếp theo để cắt lọc tổ chức hoại tử và ghép da, cơ.
Tai nạn lao động hy hữu: Nam thanh niên bị dây kẽm siết chặt cổ tay
Một vụ tai nạn lao động hy hữu xảy khi anh P.V.L. đang đứng máy cuộn dây kẽm vào lúc nửa đêm, do bất cẩn, anh L. bị sợi dây kẽm cuốn trúng cổ tay, siết chặt và cuốn vào khuôn.
Tình trạng cổ tay bệnh nhân lúc vào cấp cứu - ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Ngày 2.3, bác sĩ Võ Hòa Khánh, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (TP.HCM), cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận một tai nạn lao động hy hữu, nam thanh niên bị cộng dây kẽm cuốn chặt cổ tay.
Bị dây kẽm cuốn cổ tay, siết chặt vào khuôn quấn kẽm
Nam bệnh nhân P.V.L. (29 tuổi, ngụ Trà Vinh) là công nhân đứng máy để cuộn các sợi dây kẽm (sợi kẽm như lưới B40) lại thành 1 cuộn tròn, to.
Ngày 26.2, anh L. làm việc cả ngày. Khoảng nửa đêm, anh L. đang làm việc thì bị sợi dây kẽm cuộn vào tay, siết chặt cổ tay trái. Anh L. kêu cứu và đồng nghiệp đến tắt máy, cắt dây kẽm rồi đưa nạn nhân đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (TP.HCM) lúc 3 giờ 30 ngày 27.2.
Lúc nhập viện, cổ tay trái của anh L. có 1 lằn vòng kẽm siết chặt ở cổ tay, dây kẽm siết đã được tháo sau khoảng 90 phút bị cuốn. Vùng bàn tay, ngón tay bị tím, thiếu máu nuôi toàn bộ. Bàn tay, ngón tay lạnh, mất chức nặng vận động và cảm giác.
Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy anh L. bị gãy trật khớp cổ tay trái.
Nam bệnh nhân bị sợi dây kẽm siết chặt, gây gãy, trật khớp cổ tay trái - ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Khả năng cứu sống bàn tay, ngón tay
Các bác sĩ tiến hành mổ cấp cứu cắt lọc, thám sát, xuyên kim khóa cố định khớp cổ tay bằng đinh, vi phẫu nối động mạch trụ, giải phóng bao ngoài động mạch quay, giải ép và giải phóng bao ngoài thần kinh quay, thần kinh trụ, thần kinh giữa. Cắt lọc gân - cơ duỗi (sẽ khâu nối gân duỗi sau khi bàn tay ổn định, bàn tay sống, không nhiễm trùng - PV). Giải ép khoang mu bàn tay.
Hiện tại, sau 3 ngày, bàn tay trái bệnh nhân hồng ấm, có cảm giác một phần, cử động nhẹ.
Cổ tay bệnh nhân sau khi được xử lý cấp cứu - ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Theo bác sĩ Võ Hòa Khánh, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình tiếp nhận các bệnh nhân bị tai nạn lao động khá nhiều, như một số trường hợp bị siết, ép mạch máu ngón tay do đeo nhẫn, do bù loong, con tán, do dây kẽm nhưng thường chỉ bị 1, 2 ngón. Còn trường hợp bị dây kẽm quấn vùng cổ tay như bệnh nhân L. là rất hy hữu.
May mắn là bệnh nhân đã được các đồng nghiệp cắt bỏ dây kẽm trong vòng 2 tiếng đầu tiên và đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình khá sớm. Sau 3 ngày điều trị cho thấy khả năng bàn tay, ngón tay của bệnh nhân đã được cứu sống.
Bệnh nhân bị dây kẽm cuốn cổ tay tiếp tục được dùng kháng sinh mạnh chống nhiễm trùng, sau đó sẽ khâu da, ghép da bổ sung và khâu phục hồi gân duỗi sau khi đã ổn định hoàn toàn.
Bác sĩ Khánh cảnh báo, tai lạn lao động thường xảy ra khi bệnh nhân mệt mỏi, buồn ngủ, làm ca đêm, một phút bất cẩn như bệnh nhân bị dây kẽm cuốn trên sẽ ân hận suốt đời, các thương tổn để lại có thể dẫn đến tàn phế, di chứng nặng nề.
Hiểu đúng về xử lý phù nề, vết bầm do chấn thương phần mềm Chấn thương phần mềm (cơ, dây chằng, gân, da và các mô bao quanh...) là chấn thương rất thường gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã... Chấn thương này gây ra các triệu chứng như vết bầm, phù nề, sưng đau... Người bệnh phục hồi tốt sau phẫu thuật, được hướng dẫn cách chăm sóc vết thương tại...