Đào tạo nhân lực chất lượng cao cần chú trọng chính sách học bổng, học phí
GDVN-Cần phải đổi mới chính sách, đặc biệt là cơ chế và chính sách hỗ trợ tài chính, nhằm thúc đẩy hỗ trợ cơ sở giáo dục đại học.
Ngày 28/9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn chủ trì chương trình làm việc với một số Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh về nhu cầu và chính sách liên quan tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao.
Phát biểu mở đầu, Thứ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như kỳ vọng lớn của đề án này. Trong các phạm trù của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đề án này tập trung vào đào tạo và đào tạo lại; với cốt lõi xây dựng những chương trình đào tạo triển khai ở trường đại học, viện nghiên cứu uy tín trong những lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, phải đổi mới chính sách, đặc biệt là cơ chế và chính sách hỗ trợ tài chính, nhằm thúc đẩy hỗ trợ cơ sở giáo dục đại học.
Để triển khai xây dựng đề án này, cần bắt đầu từ bước xác định nhu cầu, đặt trọng tâm trọng điểm cho những lĩnh vực, ngành cụ thể nào. Tiếp đó, đề án phải đưa ra được cơ chế cạnh tranh, hợp tác giữa các trường, viện, doanh nghiệp, hướng tới sự gắn kết đào tạo với nghiên cứu, đào tạo với doanh nghiệp và đạt chuẩn mực trình độ cao.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì cuộc họp (ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Nhiều kinh nghiệm trong triển khai chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao có hiệu quả sẽ là điều kiện thuận lợi để xây dựng những chương trình đào tạo có tính cạnh tranh cao, có sự hỗ trợ của nhà nước qua cơ chế đặt hàng; đảm bảo khả thi, phù hợp điều kiện kinh tế, ngân sách nhà nước và hợp tác quốc tế…
Thứ trưởng đề nghị đại diện các Bộ, ngành, địa phương và chuyên gia cùng đóng góp để xác định mục đích, mục tiêu cốt lõi của đề án này và thực trạng nhu cầu.
Chú trọng cơ chế chính sách, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp
Trình bày chi tiết hơn về dự kiến xây dựng đề án, đại diện Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết nhiệm vụ đào tạo để phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao, nhằm phát triển kinh tế xã hội đất nước được nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030. Đề án cũng xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết về nâng cao năng lực đào tạo tiệm cận chuẩn mực quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới; thúc đẩy di chuyển lao động giữa Việt Nam và thị trường ASEAN/ khu vực; thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Về phạm vi, đề án dự kiến áp dụng với các lĩnh vực phục vụ phát triển công nghệ cao theo đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ, đảm bảo phù hợp với Luật Công nghệ cao và các quy định pháp luật về công nghệ cao. Trình độ đào tạo nhân lực công nghệ cao là đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, bao gồm các đối tượng là người học, người dạy, chuyên gia, nhà khoa học, cơ sở giáo dục đại học (trong nước, nước ngoài); doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức hợp tác và phát triển, Ngân hàng thế giới; các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực công nghệ cao.
Về mục tiêu, đề án hướng tới tăng số lượng, đảm bảo chất lượng đào tạo tiệm cận chuẩn quốc tế đối với các ngành/ lĩnh vực phục vụ phát triển công nghệ cao. Thu hút sinh viên giỏi theo học các ngành/ lĩnh vực phục vụ phát triển công nghệ cao. Đổi mới công tác đào tạo đại học, gắn với hợp tác, nghiên cứu và đổi mới. Thu hút nguồn lực và các bên liên quan/ doanh nghiệp tham gia phát triển đào tạo nhân lực công nghệ cao. Xây dựng cơ chế, chính sách cho đào tạo nhân lực công nghệ cao và tạo cơ chế lan tỏa trong đào tạo nguồn nhân lực của toàn hệ thống đại học.
Video đang HOT
Dự kiến, đề án sẽ bám sát những chỉ tiêu cụ thể đối với mỗi lĩnh vực ưu tiên đào tạo phục vụ phát triển công nghệ cao liên quan đến kiểm định, xếp hạng, số lượng người học các trình độ, công bố quốc tế…
Với những căn cứ đó, Vụ Giáo dục đại học xác định các nhiệm vụ của đề án bao gồm: Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao với từng trình độ đại học, sau đại học; đào tạo lại nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao; thu hút các cá nhân, doanh nghiệp, bên liên quan tham gia đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao như: nhà khoa học giỏi, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học, các nguồn lực tài trợ đào tạo, nghiên cứu.
Công tác đào tạo chú trọng chính sách học bổng, học phí; cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư; các cơ sở giáo dục đại học đăng ký thực hiện các chương trình đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao.
Công tác đào tạo lại chú trọng cơ chế, chính sách về đặt hàng, giao nhiệm vụ và hỗ trợ, thu hút người học; các cơ sở giáo dục đại học đăng ký tham gia đào tạo lại nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao.
Với những dự kiến trên, đề án hướng tới thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước tạo đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế xã hội đất nước. Phát triển đào tạo gắn với nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; tạo việc làm trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao; thu hút đầu tư nước ngoài phát triển, ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam; từ đó, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Đề án ý nghĩa và cấp thiết
Tại buổi làm việc, đại diện các cơ quan, Bộ, ban, ngành như Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,… và một số địa phương đã đưa ra các góp ý, đề xuất cho kế hoạch xây dựng đề án.
Đa số các ý kiến đều đánh giá cao ý nghĩa và sự cần thiết của đề án này, đồng thời lưu ý, cần làm rõ nội hàm cũng như khoanh vùng trình độ đào tạo, cơ cấu, lĩnh vực đào tạo cũng như đánh giá chính xác thực trạng (nguồn nhân lực, đào tạo…), dự báo nhu cầu, nguồn lực thực hiện để đảm bảo tính khả thi. Bên cạnh đó, cần lưu ý phải công khai, cam kết cụ thể về chất lượng đào tạo và đầu ra đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao. Một số ý kiến cũng nhấn mạnh đề án cần đặc biệt quan tâm đến đào tạo sau đại học, nhất là đào tạo sau tiến sĩ.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn ghi nhận, các góp ý xây dựng nội dung chính đề án quý giá và toàn diện. Thứ trưởng khẳng định đề án mang tính đột phá, giải quyết những chủ trương mục tiêu lớn của Đảng, Nhà nước. Định hướng xây dựng đề án rõ ràng, trọng tâm, trọng điểm, nội dung cụ thể, khả thi, không trùng lắp.
Thứ trưởng chỉ đạo, tổ soạn thảo tiếp thu để hoàn thiện bản dự thảo đầu tiên. Đồng thời, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, một số thành phố lớn có văn bản đề cương đánh giá thực trạng và kết quả triển khai các chương trình, kế hoạch có phạm vi liên quan, cũng như cụ thể hóa bằng văn bản những ý kiến đóng góp tại buổi làm việc, làm căn cứ quan trọng cho dự thảo đề án. Các Bộ, ngành cử người tham gia quá trình xây dựng đề án và tổ chức triển khai sau này. Tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ làm việc với các trường đại học, doanh nghiệp để cụ thể hóa các nội dung liên quan.
Sẽ đổi mới cách tính điểm, tuyển sinh đại học
Nhìn lại toàn cảnh bức tranh tuyển sinh ĐH 2022, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết thời gian tới, bộ khuyến khích các trường ĐH đẩy mạnh hợp tác để tổ chức kỳ thi chung theo nhóm trường
* Phóng viên: Mùa tuyển sinh ĐH 2022 đã đi đến giai đoạn cuối cùng. Nhìn lại công tác tuyển sinh năm nay, Thứ trưởng có thể nhận xét điều gì?
- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT HOÀNG MINH SƠN: Nhìn một cách tổng thể, công tác tuyển sinh năm nay có những điều chỉnh tích cực, đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh về mặt công nghệ. Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm lượng thí sinh ảo mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó minh bạch hóa việc tuyển sinh của cả hệ thống.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT HOÀNG MINH SƠN:
Đến nay, gần 80% thí sinh đã nhập học. Điều này cho thấy năm nay, tỉ lệ ảo đã giảm mạnh so với nhiều năm trước.
* Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT phức tạp, dẫn đến các trường ĐH thiếu đi sự tự chủ; còn không ít lỗi, gây lo lắng cho nhiều thí sinh. Thứ trưởng phản hồi gì về ý kiến này?
- Luật Giáo dục ĐH và Nghị định 99/2019/NĐ-CP đã quy định rõ các cơ sở giáo dục ĐH được quyền ban hành, tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh phù hợp quy định của pháp luật; xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT. Các quy định về tuyển sinh năm nay có thể sẽ khiến nhiều trường bớt tự do hơn, chủ động hơn trong một số trường hợp nhưng quyền tự chủ hoàn toàn được tôn trọng.
Về những vấn đề kỹ thuật của hệ thống, đúng là trong quá trình vận hành có những trục trặc nhất định - như nền tảng thanh toán trực tuyến ban đầu bị nghẽn, một số kênh thanh toán có lỗi - nhưng sau khi kéo dài thời gian và phân luồng thanh toán thì đã chạy trơn tru.
Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu mà thí sinh và dư luận quan tâm chính là nhiều em đủ điều kiện trúng tuyển nhưng lại không có trong danh sách trúng tuyển. Nguyên nhân nằm ở việc các trường có quá nhiều phương thức xét tuyển khác nhau đưa vào hệ thống, khiến quá trình đăng ký xét tuyển có sự nhầm lẫn trong việc lựa chọn và sắp xếp nguyện vọng, trong khi hệ thống chưa được bổ sung tính năng ngăn chặn hết được các lỗi này.
Trong quá trình tổ chức đăng ký, chạy xét tuyển, lọc ảo và sau khi công bố kết quả, Bộ GD-ĐT đều đã hướng dẫn để tổ kỹ thuật và các trường ĐH phối hợp sửa các lỗi nhầm lẫn, sai sót nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của thí sinh. Đến nay, hầu hết các trường hợp sai sót đã được giải quyết, số còn lại đang được các trường tiếp tục rà soát và xử lý.
* Có ý kiến cho rằng hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT phức tạp, ngay cả việc xác nhận nhập học trên hệ thống chung là không cần thiết?
- Quyết định chọn trường, chọn ngành là việc hệ trọng của mỗi thí sinh. Vì vậy, hệ thống phải xây dựng quy trình chặt chẽ gồm nhiều bước để bảo đảm thí sinh phải cân nhắc kỹ, xác nhận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; đồng thời phải bảo đảm việc quản lý nghiệp vụ chặt chẽ, không có kẽ hở cho sự lạm dụng.
Thí sinh tham gia kỳ thi kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG Hà Nội Ảnh: HOÀNG LAN ANH
Bộ GD-ĐT xây dựng và nâng cấp hệ thống phần mềm là để hỗ trợ các trường, hỗ trợ thí sinh. Vì vậy, các quy trình đưa ra đã có sự cân nhắc kỹ chứ không phức tạp hơn mức cần thiết. Tuy nhiên, có thể những giao diện sử dụng của phần mềm chưa thân thiện, chưa có khả năng ngăn chặn hết lỗi của người dùng. Trong khi đó, nhiều thí sinh chưa có kỹ năng, kinh nghiệm thao tác sử dụng phần mềm. Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình và giao diện phần mềm để tối ưu hóa cho các năm tiếp theo.
* Điểm trúng tuyển ĐH qua kết quả thi tốt nghiệp THPT ở một số ngành năm nay tiếp tục "đụng trần", gây hoang mang cho dư luận. Điểm chuẩn trúng tuyển cao có đồng nghĩa với chất lượng thí sinh năm nay cao hơn năm trước không, thưa thứ trưởng?
- Điểm chuẩn năm nay có sự phân hóa mạnh. Thậm chí, điểm chuẩn có ngành cao đến mức vượt trên cả điểm thủ khoa. Nhưng điều đó không thể đưa đến kết luận chất lượng thí sinh năm nay cao hơn năm trước.
Tình trạng điểm chuẩn cao ở mức "đụng trần" đã được Bộ GD-ĐT phân tích và cảnh báo từ trước. Việc các trường đưa ra nhiều phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển cho một ngành và phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Lý do quan trọng khác là bất cập ở chính sách cộng điểm ưu tiên. Bộ GD-ĐT đã đưa vào quy chế việc điều chỉnh mức cộng điểm ưu tiên, áp dụng từ năm 2023.
* Việc các trường sử dụng quá nhiều phương thức tuyển sinh, tổ hợp dẫn đến những sai sót, thậm chí cả bất bình đẳng khi điểm chuẩn xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT bị đẩy đến kịch trần. Quan điểm của ông về việc này như thế nào?
- Đúng là với một ngành mà cơ sở đào tạo đưa ra nhiều phương thức xét tuyển sẽ khó bảo đảm sự công bằng cho thí sinh, đặc biệt khi các trường phân bổ chỉ tiêu ngay từ đầu. Bộ GD-ĐT cảnh báo về nguy cơ này và yêu cầu giữa các phương thức, hình thức xét tuyển phải bảo đảm sự công bằng.
Bộ GD-ĐT cũng đã khuyến cáo các trường nên có phương pháp quy đổi điểm đánh giá của các phương thức, tổ hợp xét tuyển về một thang đo chung và xét tuyển chung. Trường hợp cơ sở đào tạo lựa chọn phân bổ chỉ tiêu và xét tuyển độc lập theo từng phương thức, tổ hợp thì phải giải trình được căn cứ phân bổ chỉ tiêu cũng như điều kiện trúng tuyển của các phương thức, bảo đảm nguyên tắc công bằng.
Kết thúc kỳ tuyển sinh năm nay, Bộ GD-ĐT sẽ phân tích toàn bộ dữ liệu để đưa ra khuyến cáo chung cho toàn hệ thống. Bộ GD-ĐT cũng sẽ có đề nghị riêng với một số cơ sở đào tạo chưa thực hiện tốt yêu cầu chung và nguyên tắc cơ bản đã quy định trong quy chế tuyển sinh.
* Xu hướng các trường ĐH tuyển sinh bằng kỳ thi riêng, không còn phụ thuộc 100% vào kỳ thi tốt nghiệp THPT đang ngày càng được mở rộng. Ông có cho rằng đó là một tín hiệu tích cực?
- Tôi cho rằng kết quả thi tốt nghiệp cùng với những thành tích học tập ở bậc THPT sẽ tiếp tục là căn cứ quan trọng để đa số trường ĐH lựa chọn trong tuyển sinh. Hiện nay, một số trường đã xét tuyển dựa trên những kỳ thi đánh giá năng lực, xét tuyển kết hợp phỏng vấn...
Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường ĐH đẩy mạnh hợp tác để tổ chức kỳ thi chung theo nhóm trường. Sau đó, tiến tới hình thành một số trung tâm khảo thí chuyên nghiệp thuộc liên minh nhiều trường ĐH, đáp ứng yêu cầu tuyển sinh từ năm 2025 khi học sinh đã hoàn thành bậc THPT theo chương trình mới.
Sau hơn 1,5 tháng khuyết vị trí lãnh đạo, nay THCS Văn Lang có hiệu trưởng mới Trưa ngày 16/9, Ủy ban nhân dân quận 1 đã công bố, ông Trần Ngọc Lâm, chuyên viên Phòng Giáo dục quận 1 về làm Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Văn Lang. Trưa ngày 16/9, Ủy ban nhân dân quận 1 đã tổ chức Lễ công bố quyết định nhân sự lãnh đạo Trường trung học cơ sở Văn Lang. Theo...