Đào tạo bác sĩ Nội trú tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm 2021, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai đào tạo hai ngành Bác sĩ nội trú chuyên ngành Ngoại khoa và Ung thư.
Năm 2021, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội bước thêm một bước tiến quan trọng khi được Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3359/QĐ-BYT ngày 9/7/2021 về việc giao cho Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai đào tạo 02 ngành Bác sĩ nội trú chuyên ngành Ngoại khoa và Ung thư.
Trường Đại học định hướng nghiên cứu
Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ kí quyết định số 1666/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2020 trên cơ sở nâng cấp và phát triển từ Khoa Y Dược (2010).
Với định hướng nghiên cứu, Trường Đại học Y Dược có chức năng đào tạo đại học, sau đại học, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về lĩnh vực y, dược; nghiên cứu khoa học – công nghệ, phục vụ đào tạo và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng chất lượng cao đạt chuẩn khu vực, trong đó có bộ phận đạt trình độ quốc tế.
Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực y học, dược học, khoa học sức khỏe, công nghệ và Kỹ thuật y học, điều dưỡng…; tham gia tư vấn các vấn đề chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển khoa học sức khỏe phục vụ quản lý, kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học – công nghệ; kết hợp đào tạo với thực hành, khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng; hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học; trao đổi khoa học và chuyển giao công nghệ; phát triển các mối quan hệ với cộng đồng, với các tổ chức kinh tế – xã hội khác ở địa phương và trên phạm vi cả nước; xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh.
Mặc dù là đơn vị mới thành lập, nhưng ngay từ những ngày đầu nhà trường đã chủ động liên kết quốc tế đào tạo đại học, sau đại học, đã ký kết hợp đồng liên kết đào tạo với nhiều bệnh viện và công ty dược giúp bổ sung nguồn lực rất hiệu quả cho Trường Đại học Y Dược và quan trọng hơn cả là sinh viên của nhà trường được thực hành tại các bệnh viện hàng đầu (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện E, Bệnh viện K, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội …), đây là cơ hội rất lớn cho sinh viên và học viên tích lũy kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp.
Ngoài ra,Trường Đại học Y Dược đã được Đại học Quốc gia Hà Nội bố trí cơ sở hạ tầng trên Hòa Lạc cùng với các đơn vị thành viên khác bao gồm nhiều Phòng Thí nghiệm, Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội (33ha) và Vườn dược liệu (với diện tích khoảng 12ha )… tương lai sẽ trở thành đô thị đại học có quy mô (diện tích 1000ha) lớn nhất trên cả nước…
Video đang HOT
Năm 2021, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai đào tạo hai ngành Bác sĩ nội trú chuyên ngành Ngoại khoa và Ung thư. (Ảnh minh họa: https://vnu.edu.vn)
Đảm bảo chất lượng đào tạo Nội trú
Trong đề án, Nhà trường đã nêu rõ những nhu cầu, hiện trạng trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân Ngoại khoa và Ung thư. Trong đó, ở Việt Nam hiện chỉ có ít đơn vị đào tạo hai chuyên ngành này trong khi nhu cầu về việc cung cấp nhân lực hiện nay lại rất lớn.
Bên cạnh đó, tỉ lệ người dân mắc bệnh về ung thư và cần điều trị bệnh trong lĩnh vực ngoại khoa ngày càng gia tăng.
Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển của nhà trường năm 2020 – 2025, Nhà trường đã đặt mục tiêu và xây dựng đề án đào tạo sau đại học trong đó, đào tạo Bác sĩ nội trú Ung thư và Ngoại khoa có trình độ chuyên môn vững vàng, có đầy đủ kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức chuyên ngành vững chắc, thực hành thành thạo.
Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo khung trình độ ngoại ngữ 6 bậc; Có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập.
Cập nhật những kiến thức mới và thích ứng cao trước sự phát triển của của chuyên ngành, tự học vươn lên thành chuyên gia trong lĩnh vực học viên theo học. Nhận thức đúng đắn về y đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của người bác sĩ. Là đội ngũ bác sĩ có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của nguồn nhân lực y tế của cả nước.
Với những điều kiện sẵn có của Trường Đại học Y Dược và của Đại học Quốc gia Hà Nội, việc tổ chức hai ngành học Nội trú là Ngoại khoa và Ung thư là hoàn toàn đảm bảo chất lượng, phù hợp với tình hình, nhu cầu đào tạo trong nước, từng bước góp phần thực hiện chiến lược phát triển chung của Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có mục tiêu được xếp hạng các trường đại học tiên tiến của khu vực và thế giới.
Được biết, học viên theo học hai chuyên ngành Nội trú là Ngoại khoa và Ung thư sẽ học theo hình thức chính quy tập trung. Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được cấp bằng Bác sĩ Nội trú và bằng Thạc sĩ.
Với các môn chung, môn cơ sở và hỗ trợ học viên học tại trường, các môn chuyên ngành học tại các bệnh viện thực hành trong suốt 3 năm. Học viên phải thường trú tại bệnh viện để học tập, làm việc thường xuyên, trừ những buổi học tại trường theo qui định chung của trường.
Trường Đại học Y Dược có 191 cán bộ, giảng viên cơ hữu được tổ chức thành 6 phòng/trung tâm chức năng và 52 bộ môn, phòng thí nghiệm phủ khắp các chuyên ngành chính của các lĩnh vực y học và dược học. Trường đang triển khai 6 chương trình đào tạo bậc đại học: Y Đa khoa, Dược học, Răng – Hàm – Mặt (chất lượng cao), Kỹ thuật hình ảnh Y học, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Điều dưỡng với quy mô đào tạo hơn 1.900 sinh viên.
Công tác đào tạo sau đại học trong nước được bắt đầu từ năm 2021 với 3 chương trình đào tạo thạc sĩ Nhi khoa, Mắt (nhãn khoa) và Răng-Hàm-Mặt, bên cạnh chương trình đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng liên kết với Đại học Mahidol (Thái Lan) được triển khai từ năm 2014.
Cán bộ khoa học của Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố 163 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín và 295 bài báo trong nước, nhiều sách chuyên khảo hoặc chương sách xuất bản quốc tế.
ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức 7-8 đợt đánh giá năng lực
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức 7-8 đợt thi đánh giá năng lực, dự kiến từ tháng 2 đến tháng 8/2022 để dùng kết quả xét tuyển vào các trường đại học.
Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tiếp tục dựa trên đánh giá năng lực và các công cụ khác để tuyển sinh các ngành tài năng, chất lượng cao hoặc xét học bổng. Phương thức này nhằm hướng tới việc chọn được học sinh có năng lực phù hợp với khung năng lực ngành nghề. Khi xét tuyển dựa vào đánh giá năng lực, kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ chỉ là điều kiện đủ để thí sinh nhập học.
Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn có đợt tuyển sinh chung quốc gia cho các ngành và chỉ tiêu còn lại nhưng theo định hướng tự chủ hoàn toàn về tuyển sinh và giảm phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, qua đó tạo đà đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực. Trường cũng hướng tới liên minh tuyển sinh các trường cùng sử dụng công cụ đánh giá năng lực.
Đại học Quốc gia Hà Nội có trụ sở chính ở đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy. Ảnh: VNU
Tại cuộc họp tổng kết công tác đào tạo năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022, diễn ra ngày đầu tháng 10, ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí, cho biết kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt được mục tiêu về chất lượng, quy trình, kết quả, sự tương đồng, cân bằng độ khó - dễ theo khoa học đo lường - khảo thí hiện đại. Bài thi có tính phân loại cao, đánh giá năng lực học sinh theo các nhóm năng lực chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông; có tương quan thuận với kết quả thi tốt nghiệp nhưng độ khó, tính phân loại cao hơn ở góc độ kiểm tra đánh giá.
Với kết quả như vậy, năm 2022, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tiếp tục tổ chức kỳ thi này tương tự năm ngoái với 7-8 đợt trong năm cho khoảng 30.000 thí sinh, phục vụ tuyển sinh diện rộng.
Đợt thi sớm nhất có thể diễn ra từ tháng 2, sau đó rải rác đến tháng 8/2022. Trong đó, kỳ thi diễn ra vào tháng 2 có thể tổ chức cho các thí sinh tự do và học sinh có nhu cầu. Từ tháng 3 trở đi, học sinh cơ bản hoàn thành chương trình lớp 12 có thể tham gia thi. Đề thi kiểm tra năng lực khác với đề kiểm tra kiến thức thuần túy nên các em có thể thử sức ở nhiều đợt khi chưa đạt.
Việc tổ chức nhiều đợt thi cũng tương ứng với xu thế tuyển sinh nhiều đợt mà các cơ sở giáo dục đại học ở nhiều quốc gia đã làm.
Năm 2021, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT sau 4 năm dừng kỳ thi này. Đề thi gồm 150 câu chia làm ba phần, gồm: Tư duy định lượng (50 câu hỏi trong 75 phút), tư duy định tính (50 câu, 60 phút) và khoa học (50 câu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội, 60 phút). Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan (lựa chọn một trong bốn đáp án) và điền đáp án. Tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150.
Đến ngày 31/7, Đại học Quốc gia Hà Nội có gần 34.500 sinh viên đang theo học bậc đại học. Hàng năm, các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh tổng chỉ tiêu khoảng 10.000-11.000.
"Giáo dục khuyên nhủ" và "kỷ luật tích cực": Làm thế nào cho đúng? Theo chuyên gia tâm lý giáo dục, cần phân biệt giữa "kỷ luật tích cực" và "kỷ luật trừng phạt" sẽ đem lại các hiệu quả khác nhau. Mới đây, trên các diễn đàn mạng xã hội chia sẻ rầm rộ quan điểm của một chuyên gia cho rằng giáo dục khuyên nhủ không sử dụng hình phạt đang hủy hoại giới trẻ....