Đạo diễn Phi Tiến Sơn trải lòng về “Đào, phở và piano”
Trong cuộc thảo luận điện ảnh ngày 3/3, cha đẻ của “Đào, phở và piano” – đạo diễn Phi Tiến Sơn đã có cơ hội chia sẻ về thuận lợi và khó khăn khi làm phim lịch sử, cũng như bàn về sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh của nước nhà trong tương lai.
Bật đúng công tắc, tiềm thức yêu nước sẽ bùng lên
Tại không gian Cà phê thứ 7 (Hà Nội) diễn ra chuyên đề điện ảnh Từ Hà Nội mùa đông năm 46 đến Đào, phở và piano, với sự tham gia của hai đạo diễn Đặng Nhật Minh và Phi Tiến Sơn. Cả hai bộ phim đều làm về cùng một giai đoạn lịch sử: Hà Nội những năm 1946, 1947.
Cuộc nói chuyện Từ Hà Nội mùa đông năm 46 đến Đào, phở và piano có sự tham gia của đạo diễn Phi Tiến Sơn (bên trái), Đặng Nhật Minh (ở giữa). Nhạc sĩ Dương Thụ (bên phải phải) dẫn chuyện
Đào, phở và piano bất ngờ gây sốt phòng vé thời gian qua nhờ hiệu ứng của mạng xã hội. Từ đây, nhiều khán giả trẻ “lục lại” Hà Nội mùa đông năm 46 – phim của đạo diễn gạo cội Đặng Nhật Minh làm cách đây gần 30 năm trước.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn xúc động trước sự quan tâm rất lớn của khán giả dành cho Đào, phở và piano. Khi bộ phim bất ngờ hot, nhiều bạn bè và đồng nghiệp nhắn tin chúc mừng đạo diễn. “Tôi rất bất ngờ và xúc động trước sự quan tâm của khán giả, nhất là khán giả trẻ. Nhưng nói phim Đào, phở và piano là hiện tượng thì hơi quá lời”.
Nam đạo diễn cho hay, ông làm phim Đào, phở và piano vì tình yêu với mảnh đất kinh kỳ: “Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, bản thân luôn thầm hứa phải làm gì đó vì Hà Nội. Tôi luôn tự thấy như mình có 1 món nợ với mảnh đất này nên trong tôi luôn có sự thôi thúc phải làm phim về Hà Nội”.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn chỉ đạo trực tiếp trên phim trường
Bên cạnh đó, ông khẳng định sự thành công, lan tỏa của bộ phim đến từ tiềm thức dân tộc sẵn có của người dân Việt Nam mà ông và đoàn làm phim chỉ là chất xúc tác để công tắc đó bật lên. “Làm phim về đề tài lịch sử là một con đường chông gai, nhiều thử thách. Tôi hy vọng từ hiệu ứng của Đào, phở và piano sẽ có thêm những nhà làm phim khác, không chỉ Nhà nước mà cả tư nhân, quan tâm tới đề tài này”, đạo diễn Phi Tiến Sơn bày tỏ.
Video đang HOT
Cũng vì độ nóng của phim, nam đạo diễn cũng nhận được nhiều lời mời viết kịch bản lịch sử. “Sau sự bùng nổ của Đào, phở và piano tôi nhận được nhiều lời mời của các hãng sản xuất phim tư nhân nhưng tôi không nhận lời, bởi con đường này khó đi. Tôi tin tưởng các đồng nghiệp của tôi vẫn sẽ tiếp tục con đường làm phim lịch sử dẫu nhiều chông gai”, đạo diễn Phi Tiến Sơn nói.
Nhiều bất cập khi làm phim lịch sử
Khi được hỏi về khó khăn trong quá trình sản xuất phim Đào, phở và piano, đạo diễn Phi Tiến Sơn cho hay việc giải trình chi phí và phương án thiết kế bối cảnh, đạo cụ của phim không dễ dàng. Trong khi bộ phim đòi hỏi sự tốn kém trong việc tái hiện không gian đường phố đổ nát vì bom đạn; những chiến lũy được dựng từ giường tủ, bàn ghế… trên phố phường.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn mong khán giả thông cảm và thấu hiểu những khó khăn, thiếu sót của các nhà làm phim lịch sử.
Theo đạo diễn, khu phố cổ Hà Nội trong Đào, phở và piano được dựng hoàn toàn tại một khu đất trống trong doanh trại quân đội ở Vĩnh Phúc. Đội ngũ thiết kế mỹ thuật dựng một con đường với vỉa hè, những bức tường đổ nát, chiến lũy. Họ dựng một số căn nhà rồi phá đổ, vẽ biển hiệu, làm sơn bong tróc và trầy xước cho đúng thời đại. Xe tăng, tàu điện cũng được đặt làm riêng. Bản thân ông choáng váng khi nhìn thấy phim trường.
Đạo diễn chia sẻ, khi thực hiện phân cảnh người lính thả pháo vào nồi gang để phân tán sự chú ý của giặc, ông đã mời một cựu chiến binh tới để tham vấn về tình huống này. Tuy nhiên, chính bản thân của người này cũng không thể nhớ chính xác. Chính vì vậy, đạo diễn Phi Tiến Sơn nói thêm: “Các bạn thấy đấy, đến người trong cuộc cũng không nhớ chính xác. Chúng tôi tính toán cần tạo hiệu quả cho hình ảnh và âm thanh. Họa sĩ thiết kế chọn nồi đồng bởi đấy là món đồ đặc trưng của Hà Nội, vừa tạo ấn tượng về âm thanh, vừa gửi gắm được hồn cốt dân tộc. Nếu ai bảo tôi chứng minh thời đấy người dân làm vậy thì tôi chịu”.
Đối với những “hạt sạn” khán giả chỉ ra, ví dụ như cục nóng điều hòa lọt vào khung hình, nam đạo diễn mong khán giả thông cảm và thấu hiểu những khó khăn, thiếu sót của các nhà làm phim lịch sử. Bởi việc dựng lại đúng hoàn toàn so với bối cảnh lịch sử không phải điều dễ dàng nên ông hi vọng khán giả sẽ xem phim với tâm thế rộng mở, chấp nhận những chi tiết ước lệ, sáng tạo nếu nó không phải sai sót quá lớn.
Cùng nói về những khó khăn khi làm phim lịch sử, họa sĩ Phạm Quốc Trung cho biết, ông từng thắc mắc vì sao phim cổ trang, lịch sử Trung Quốc nhiều và dễ làm, rồi hiểu rằng họ có phim trường mênh mông, lượng phục trang và đạo cụ dồi dào, thời nào cũng có. “Ở Việt Nam làm phim lịch sử rất khó, tất cả các loại đạo cụ, xe cộ đều phải tự làm, bắt đầu từ con số không”.
“Nhà nước cần thực sự vào cuộc”
Đạo diễn Đặng Nhật Minh chia sẻ khi làm phim nhà nước, từ khi xóa bỏ bao cấp, Nhà nước chỉ chú trọng khâu sản xuất, còn bỏ lửng khâu phát hành. Nhà nước chỉ giữ lại một rạp quan trọng nhất là Trung tâm Chiếu phim quốc gia.
“Lần này, phim Đào, phở và piano thu về 10 tỉ đồng. Nhân đây, Nhà nước đã quan tâm tới sản xuất cũng nên quan tâm cả khâu phát hành, bởi hai yếu tố nên đi song hành với nhau”, đạo diễn phim Hà Nội mùa đông năm 46 phát biểu.
Phim Đào, phở và piano càng đắt vé, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia càng lỗ
Cùng bàn về sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh nước nhà, đạo diễn Phi Tiến Sơn cho biết phim Đào, phở và piano càng đắt vé, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia càng lỗ. Điều này xảy ra bởi Đào, phở và piano là phim nhà nước đặt hàng, mọi doanh thu của phim sau đó sẽ được nộp hết về ngân sách nhà nước và chủ rạp không được chia phần trăm doanh thu.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn cho rằng nếu cứ vận hành theo cách này, “vừa tốn công, tốn sức của đoàn làm phim, đồng thời cũng là một ứng xử chưa tốt, phần nào đó coi thường khán giả và lãng phí tiền của Nhà nước. Khán giả là khách hàng. Từ giờ trở đi, tôi nghĩ Nhà nước sẽ để ý khâu phát hành này hơn… Tôi hy vọng các nhà sản xuất phim sẽ thấy được khán giả quan tâm đến lịch sử, quan tâm đến niềm tự hào dân tộc và được Nhà nước động viên, ủng hộ. Từ đó, sẽ có những bom tấn có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa chính trị, ý nghĩa nhân văn cao. Nhưng Nhà nước cần phải đầu tàu, cần phải tìm ra hướng đi, cần thực sự làm việc, thực sự vào cuộc”, nam đạo diễn mong mỏi.
Cục Điện ảnh: "Đào, phở và piano" đạt 10 tỷ đồng doanh thu
Cục Điện ảnh cho biết, tính đến hiện tại, bộ phim "Đào, phở và piano" đã đạt 10 tỷ đồng.
Việc một tác phẩm được làm từ ngân sách Nhà nước như Đào, phở và piano làm nên hiện tượng phòng vé khiến nhiều người cũng tò mò về doanh thu của phim đạt được.
Hiện tại, Cục Điện ảnh là đơn vị nắm được thông tin doanh thu chính xác của Đào, phở và piano do hệ thống bán vé trực tuyến của Trung tâm Chiếu phim quốc gia (NCC) vẫn chưa hoạt động trở lại.
Khán giả xếp hàng dài trước cửa soát vé tại phòng chiếu của Trung tâm Chiếu phim quốc gia để vào xem "Đào, phở, và piano" (Ảnh: Minh Nhân).
Trao đổi với phóng viên Dân trí sáng 1/3, đại diện phòng Phổ biến phim - Cục Điện ảnh - cho biết, sau 20 ngày ra rạp, Đào, phở và piano đã ghi nhận doanh thu 10 tỷ đồng.
Trong đó, "Tính đến sáng 1/3, doanh thu của phim tại NCC là gần 3,7 tỷ đồng với gần 70.000 vé được bán ra", bà Mạc Thủy - Trưởng phòng Chiếu phim, NCC thông tin với phóng viên Dân trí.
Hiện tại, NCC vẫn áp dụng đồng giá vé chiếu vào dịp Tết và cuối tuần là 60.000 đồng/vé, 50.000 đồng/vé cho ngày thường nhằm thu hút nhiều khán giả đến rạp nhất có thể.
Giới chuyên môn và nhà làm phim cho rằng, doanh thu của phim Đào, phở và piano lẽ ra sẽ cao hơn nhiều nếu so với số lượng vé bán ra trong trường hợp NCC áp dụng mức giá vé như các rạp chiếu tư nhân khác hiện nay (dao động từ 100-120.000 đồng/vé tùy khung giờ).
Bà Thủy cũng cho biết thêm, hiện sức nóng của phim đã giảm nhẹ. Các suất chiếu buổi sáng tại NCC thường còn chỗ, buổi chiều và tối vẫn kín chỗ. Hiện tại, phía NCC chưa thể nhận các suất chiếu theo hình thức tập thể. Ban đầu, NCC có kế hoạch chỉ chiếu Đào, phở và piano đến ngày 10/3 nhưng do nhu cầu của khán giả xem bộ phim này vẫn cao nên NCC sẽ tiếp tục chiếu đến khi hết khách.
Trong khi đó, các rạp tư nhân bán vé muộn hơn cũng cam kết chiếu phim phi lợi nhuận ít nhất 4 tuần. Như vậy, 10 tỷ đồng không phải là doanh thu cuối cùng mà Đào, phở và piano đạt được.
Đào, phở và piano là phim Nhà nước nằm trong kế hoạch phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách Nhà nước do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành.
Phim tạo ra cơn sốt "săn vé" với khán giả Hà Nội và TPHCM khi Beta Cinemas, Cinestar và một số rạp khác công bố phát hành.
Dù sức nóng của phim đã giảm hơn so với 10 ngày trước nhưng Đào, phở và piano vẫn thu hút lượng lớn khán giả ra rạp xem. Nhiều khán giả còn săn lùng, sang nhượng vé khiến cho nhiều trang mạng hoạt động nhộn nhịp.
Đặc biệt, có khán giả "chịu chơi" chấp nhận mua 2 vé Đào, phở và piano với giá 800.000 đồng ở vị trí tốt.
Đào, phở và piano là phim điện ảnh của đạo diễn Phi Tiến Sơn do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh đặt hàng Công ty cổ phần Phim truyện I sản xuất. Phim tái hiện Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa.
Chuyện phim kể về câu chuyện tình yêu của anh tự vệ (Doãn Quốc Đam đảm nhận) và cô tiểu thư Hà thành (Cao Thùy Linh đóng). Họ đã vượt qua gian khó hiểm nguy để tìm lại nhau vào ngày cuối cùng của cuộc chiến (ngày 17/2/1947), khi quân ta rút ra chiến khu bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
Phim còn có sự tham gia của những gương mặt quen thuộc như: NSND Trung Hiếu, đạo diễn Trần Lực, diễn viên Anh Tuấn, ca sĩ Tuấn Hưng...
'Đào, Phở và Piano' thu về bao nhiêu tiền bán vé ở rạp hot nhất Hà Nội? Trung tâm chiếu phim Quốc gia cho biết sau 15 ngày công chiếu, 'Đào, Phở và Piano' đã bán gần 40 nghìn vé, thu về hơn 2 tỷ đồng. Những ngày qua, lượng khán giả muốn xem phim lịch sử Đào, Phở và Piano vẫn rất lớn. Trung tâm chiếu phim Quốc gia Hà Nội (NCC) - điểm chiếu đầu tiên của bộ...