Danh y 98 tuổi hàng đầu TQ: Sự kỳ diệu của động tác ít ai để ý – nhón gót chân!
Danh y Trần mặc dù đã 98 tuổi nhưng trông bà khỏe mạnh nhanh nhẹn hơn nhiều so với những người ở ngưỡng 70. Bà được khen ngợi là người yêu dưỡng sinh nhờ bí quyết nhón gót chân.
Danh y 98 tuổi: Chỉ kiên trì thực hiện 1 động tác nhỏ để kéo dài tuổi thọ
Danh y Trần Đồng Vân (Chen Tongyun) là một trong những vị danh y nổi tiếng hàng đầu ở Trung Quốc, vẫn có thể đi bộ 2.000 bước mỗi ngày khi bà 98 tuổi. Điều này liên quan đến việc tập thể dục thường xuyên.
Bà chia sẻ bí quyết sống thọ của mình để chúng ta cùng tham khảo, áp dụng vào thực tế.
Đi bộ nhón gót chân: Đi bộ đã tốt, nhón gót lại còn tốt hơn
Nhón chân, đừng xem đó chỉ là một hành động nhỏ, nhưng đó là một phương pháp chăm sóc sức khỏe cổ xưa tuyệt vời! Nó không chỉ giúp tăng cường sức mạnh của đùi, mà còn cải thiện các triệu chứng đau vai, đau thắt lưng, táo bón, mất ngủ và nhiều tác dụng tương tự như vậy!
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi bộ có lợi cho sức khỏe của xương, cơ và khớp, vì vậy đây cũng là một trong những bài tập tốt nhất được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên mọi người nên áp dụng.
Tuy nhiên, chạy bộ hay đi bộ nhanh lại không phù hợp với người cao tuổi, vậy làm thế nào để người trung niên và người cao tuổi có thể hưởng lợi từ việc đi bộ?
Một: Đi bằng mũi chân, nhón gót chân lên: Vừa tốt cho phổi lại có thể làm cho đôi chân linh hoạt
“Ăn cùng nhau không tốt bằng đổ mồ hôi cùng nhau!” Bác sĩ Lý, bác sĩ trưởng của khoa Phẫu thuật mạch máu BV Bắc Kinh (TQ) từng nhấn mạnh: Người trung niên và người cao tuổi thường xuyên đứng nhón đôi chân lên mang lại hiệu quả thật bất ngờ.
1, Bảo vệ tim mạch
Khi đứng nhón chân, trọng lượng dồn lên phần trước của các ngón chân, lượng máu bị dồn ép đẩy ra từ cơ bắp của bắp chân hai bên mỗi lần bị co lại, tương đương với lượng máu của tim. Điều này có thể khiến cho nhịp tim bảo đảm hoạt động được 150 lần/phút, cung cấp đủ máy cho hệ tuần hoạt hoạt động cung cấp tới các cơ quan.
2, Bảo vệ đầu gối
Khi ngồi trong một thời gian dài, máu xung quanh khoang khớp về cơ bản ở trạng thái ứ đọng, khiến sụn khớp thiếu độ ẩm và lão hóa của dịch khớp có thể xảy ra. Lâu dần, lão hóa sẽ trở nên mạnh hơn.
Đứng nhón chân lên thường xuyên có thể cung cấp máu lưu thông xuống chi dưới một cách thuận lời, từ đó có tác dụng chăm sóc tốt cho đầu gối.
3, Loại bỏ mệt mỏi
Khi bạn tập nhón chân, không cần phải có các điều kiện cầu kỳ, không bị giới hạn bởi địa điểm, thời gian và thiết bị tập, chỉ cần đứng bất kỳ nơi nào đều có thể tập. Mỗi lần 5 đến 10 phút, nó có thể giảm mệt mỏi một cách hiệu quả và nhanh chóng.
4, Cơ xương chắc khỏe
Bàn chân được kết nối với kinh tuyến của toàn bộ cơ thể. Lặp đi lặp lại việc đứng nhón trên bàn chân có thể huy động sức mạnh của cơ và xương bàn chân và điều chỉnh độ cong sinh lý của cột sống.
5, Ngăn ngừa đau thắt lưng
Đi bộ nhanh trong 30 phút có thể kích thích vừa phải các cơ ở thắt lưng, từ đó loại bỏ chứng đau thắt lưng. Trên cơ sở đi bộ nhanh, nếu bạn tập nhón chân trong khi tăng cường đi bộ, xen kẽ, hiệu quả mang lại sẽ tốt hơn rất nhiều.
6, Thúc đẩy lưu thông máu
Khi đi bằng mũi chân, phần bắp cẳng chân phía dưới có trọng lượng lớn hơn, tiêu thụ và đòi hỏi nhiều năng lượng hơn, và do đó tăng tốc lưu thông máu.
Thông thường, Danh y Trần đi dạo trong chính ngôi nhà của mình mà không gặp quá nhiều trở ngại, và môi trường tương đối quen thuộc, nên không dễ bị ngã. Bà đi bộ với tốc độ 100 bước trong vòng một phút mỗi ngày. Ngoài ra, bà sẽ thực hiện 20 bài tập thở.
Video đang HOT
Đi bộ là bí quyết chăm sóc sức khỏe tim mạch, còn bài tập thở là để nuôi dưỡng chức năng phổi. Đây là hai bài tập bạn có thể thực hiện đều đặn trong chương trình tập thể dục toàn thân tại nhà.
Danh y Trần 98 tuổi nhưng rất trẻ trung
Bí quyết đi bộ nhón gót trở nên rất nổi tiếng
Theo danh y Trần, các bài tập nhón chân rất dễ thực hiện bất kể tuổi tác và trạng thái. Những động tác này rất dễ thực hiện. Khi bạn ngồi xem TV ở nhà cũng có thể tranh thủ đứng nhón chân. Hoặc khi ngồi nghỉ ngơi thư giãn, đứng dậy nhón chân một chút cũng rất hiệu quả.
Tập thói quen vận động, di chuyển đôi chân khi nghỉ ngơi có thể giúp cơ thể bạn thúc đẩy lưu thông máu và làm cho bàn tay và bàn chân của bạn linh hoạt và khỏe mạnh!
1, Cách nhón chân khi đi bộ
Mỗi lần bạn đi bộ nhón chân từ 30 đến 50 bước một cách có ý thức, sau đó nghỉ ngơi ngắn, và sau đó lặp lại một vài vòng nữa theo tình trạng thể chất của bạn. Tốc độ có thể được điều chỉnh bởi chính bạn để bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn.
Danh y Trần 98 tuổi nhưng rất trẻ trung
2, Cách nhón chân khi ngồi
Khi bạn ngồi, khép hai chân với nhau, giữ chặt tay bám vào ghế và dựa lưng, sử dụng các ngón chân làm điểm hỗ trợ, nâng gót chân từng cái một và sau đó thả chúng xuống một lần nữa, bạn có thể thực hiện 4-8 lần một ngày.
Nếu không có ghế phù hợp, bạn cũng có thể dựa vào tường bằng cả hai tay.
3, Cách nhón chân khi nằm
Khi nghỉ ngơi trên giường, duỗi hai chân của bạn khép với nhau và đặt các ngón chân lại gần với nhau. Bạn có thể thực hiện co duỗi ngón chân của cả hai bàn chân cùng lúc hoặc luyện tập bằng một chân.
Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy bắp chân không thoải mái, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.
Mỗi lần thực hiện 20-30 lần, tốc độ có thể tự điều chỉnh.
Từng bước một
Đừng dùng quá nhiều lực
Khi ngồi nhiều, ít vận động thì nên tập
Tốt nhất là tập thể dục chân khoảng 1 giờ/lần
Đây là cách tốt nhất để giúp cho lưu lượng máu vận hành trơn tru đến các chi dưới.
Chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn bí quyết tuyệt vời này.
Châm cứu: Hiểu thế nào cho đúng?
Châm cứu là một hình thức điều trị bệnh. Khi đó, chuyên gia sẽ dùng kim châm cứu có mũi rất mỏng đâm vào da người bệnh ở các điểm cụ thể trên cơ thể.
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp châm cứu vẫn chưa rõ ràng. Những người hành nghề trong lĩnh vực này chia làm hai trường phái. Một bên cho rằng nó hoạt động bằng cách cân bằng năng lượng sống để bệnh nhân hồi phục. Bên còn lại cho rằng nó tạo ra những tác dụng liên quan đến thần kinh để giảm thiểu triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, dù ở trường phái nào, các chuyên gia cũng công nhận nó tạo ra một số hiệu quả nhất định trong quá trình điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh.
Châm cứu là gì?
Chuyên gia châm cứu sẽ chèn kim châm vào cơ thể người bệnh. Phương pháp này thường được sử dụng cho người mắc bệnh đau đầu, nhức mỏi cơ, các vấn đề về huyết áp và một số tình trạng sức khỏe khác.
Y học cổ truyền Trung Quốc giải thích rằng sức khỏe là kết quả của sự cân bằng các thái cực. Ngược lại, bệnh tật xảy ra do bị mất cân bằng những thái cực đó.
Theo Medical News Today, cơ thể người có tất cả 350 điểm châm cứu. Khi chèn kim châm vào những điểm này, bạn sẽ tạo ra sự cân bằng năng lượng cho cơ thể.
Vẫn chưa có bằng chứng khoa học hiện đại nào chứng minh sự tồn tại của các kinh mạch hoặc huyệt đạo. Vì thế, rất khó để chứng minh phương pháp châm cứu có thật sự hoạt động hay không. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu khẳng định phương pháp này sẽ phát huy tác dụng chữa bệnh trong một số điều kiện nhất định.
Một số chuyên gia đã sử dụng lý luận trong khoa học thần kinh để giải thích cho cơ chế hoạt động của phương pháp cổ truyền này. Theo đó, các huyệt đạo được xem là nơi mà các dây thần kinh, cơ bắp và mô liên kết có thể được kích thích. Sự kích thích sẽ làm tăng lưu lượng máu và kích hoạt khả năng giảm đau tự nhiên của cơ thể.
Vì bản chất xâm lấn (dù khá nhẹ nhàng) của phương pháp này nên không dễ dàng để các nhà nghiên cứu tiến hành các cuộc kiểm tra. Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng đều chỉ dừng lại ở mức độ yêu cầu người tham gia trải qua một cuộc điều trị giả hoặc sử dụng giả dược để có kết quả so sánh với những người được điều trị thực sự bằng cách châm cứu.
Những bệnh có thể điều trị bằng cách châm cứu
Một nghiên cứu ở Đức đã chỉ ra rằng châm cứu có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng và bệnh đau nửa đầu.
Ngoài ra, lợi ích của nó còn thể hiện trong các trường hợp:
Đau thắt lưng
Đau cổ
Viêm xương khớp
Đến năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê một số bệnh lý có thể hưởng lợi từ kỹ thuật châm cứu, bao gồm:
Bệnh huyết áp
Buồn nôn và nôn do tác dụng phụ của hóa trị
Các bệnh về dạ dày, đặc biệt là loét dạ dày
Kiết lỵ
Viêm mũi dị ứng
Viêm khớp dạng thấp
Bong gân
Đau răng
Đau thần kinh tọa
Nhiều tình trạng sức khỏe khác cũng có thể hưởng lợi từ phương pháp này. Tuy nhiên, chúng cần nhiều bằng chứng khoa học hơn nữa để chứng minh, bao gồm:
Đau cơ xơ
Nghỉ dưỡng sau phẫu thuật
Nghiện rượu
Nghiện thuốc lá
Đau cột sống
Hội chứng Tourette
Lợi ích mang lại
Những lợi ích dễ nhìn thấy nhất của phương pháp châm cứu bao gồm:
Ít tác dụng phụ
Có thể kết hợp đồng thời với các phương pháp điều trị khác
Kiểm soát một số cơn đau
Có thể giúp bệnh nhân giảm số lần dùng thuốc giảm đau
Các chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người không nên tự châm cứu tại nhà. Thay vào đó, bạn hãy tìm đến các cơ sở y tế có loại hình điều trị này. Nếu muốn châm cứu tại nhà, bạn phải chắc chắn người thực hiện kỹ thuật này cho bạn là người có am hiểu về y học cổ truyền.
Điều gì sẽ diễn ra trong buổi châm cứu?
Bác sĩ châm cứu sẽ kiểm tra bệnh nhân để đánh giá tình hình. Sau đó, họ dùng kim châm cứu được vô trùng để bắt đầu thao tác kỹ thuật trên cơ thể bệnh nhân.
Người bệnh sẽ được yêu cầu nằm ngửa, nằm sấp hoặc nằm nghiêng, tùy theo vị trí đặt kim châm cứu. Các mũi kim này chỉ nên được dùng một lần. Khi bị kim chích vào da, bệnh nhân có thể cảm thấy châm chích, ngứa ran hoặc đau nhẹ. Những cảm giác này tồn tại rất ngắn.
Các mũi kim châm cứu đã chích vào da sẽ giữ ở vị trí đó khoảng từ 5-30 phút, tùy theo tình trạng bệnh của từng người. Tần suất thực hiện cũng phụ thuộc vào từng cá nhân. Người mắc bệnh mãn tính có thể cần một đến hai lần điều trị mỗi tuần trong vài tháng. Trong khi đó, những vấn đề sức khỏe cấp tính thường được cải thiện sau 8-12 buổi châm cứu.
Rủi ro có thể xảy ra
Cũng nhau như các phương pháp chữa bệnh khác, bên cạnh những lợi ích nhất định, châm cứu cũng có thể làm xuất hiện những rủi ro sau:
Chảy máu, bầm tím, đau nhức tại vị trí châm kim
Kim tiêm không được khử trùng có thể làm lây nhiễm các bệnh khác cho bệnh nhân
Trong một số ít trường hợp, kim châm cứu có thể bị gãy và làm hỏng nội tạng của bệnh nhân
Khi được đưa sâu vào ngực hoặc lưng trên, mũi kim có thể chạm vào và làm xẹp phổi. Tuy nhiên, đây là trường hợp cực kỳ hiếm.
Phương pháp này cũng tương đối nguy hiểm với những người mắc các vấn đề về đông máu.
Theo quy định, kim châm cứu được xem là một thiết bị y tế. Nó phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định trước khi xâm lấn vào cơ thể bệnh nhân.
Các loại kim châm cứu phải được vô trùng, không bị nhiễm chất độc hại và phải được dán nhãn cho một lần sử dụng.
Nếu bạn phát hiện kim châm cứu bác sĩ sử dụng cho mình hoặc người thân không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu, bạn có quyền từ chối điều trị.
Theo Khỏe 365
Dành 5 giây để quan sát nước tiểu vào buổi sáng: 5 vấn đề về thận sẽ sớm được phát hiện Chỉ dành 5 giây quan sát nước tiểu vào buổi sáng, bạn sẽ biết rõ những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là chức năng hoạt động của thận. Đây là thói quen có thể "cứu sống" nhiều người. Thận là một cơ quan quan trọng tạo ra nước tiểu và bài tiết nó ra khỏi cơ thể. Nước tiểu được bài...