Đánh răng: Kĩ quá hóa hại!
Không thiếu người tức anh ách vì vệ sinh răng miệng nhiều lần trong ngày, tưởng là đã quá kỹ nhưng răng vẫn hư. Cứ như là trời chỉ thương nha sĩ.
Ít ai ngờ có lúc chính vì quá kỹ mà làm hại răng. Đó là trường hợp của người có thói quen đánh răng ngay sau khi ăn món gì chua vì sợ chất chua xoi mòn răng theo kiểu tạt axít.
Ảnh minh họa
Chất chua trong thức ăn, nhất là trong trái cây, thức uống công nghệ… bào mỏng men răng. Chỉ cần mỗi ngày không hơn 5 phút tiếp xúc với chất chua đã đủ để sức bền của men răng giảm đến 30%. Đánh răng ngay sau khi ăn món chua càng làm răng thêm mòn. Sau khi ăn chua, tốt hơn hết nên súc miệng thật kỹ, khoảng nửa giờ sau hãy đánh răng.
Sau khi mạnh miệng với chất chua, muốn tái tạo men răng tất nhiên phải bổ sung vôi. Nhưng thay vì với nước, nếu súc miệng bằng sữa tươi càng hay. Các nhà nghiên cứu ở Thụy Sĩ đã phát hiện người súc miệng với sữa ít bị sâu răng không chỉ nhờ vôi mà do chất đạm trong sữa ngăn chặn tiến trình răng đóng đá vôi. Sữa còn hỗ trợ tăng trưởng các vi khuẩn thuộc nhóm hữu ích trong vòm miệng.
Nói thế không có nghĩa là lúc nào cũng đợi. Ngược lại, nên đánh răng ngay sau khi ăn ngọt vì nguy cơ hư răng rất cao do phế phẩm từ chất đường gặp vi khuẩn sống chực chờ trong vòm miệng. Các nhà nghiên cứu cũng chứng minh là một số món như chuối, khoai chiên, bánh mì… thậm chí tai hại hơn đường cát rất nhiều.
Video đang HOT
Vì chất đối kháng là chất chát nên bên cạnh biện pháp đánh răng, súc miệng bằng nước trà đậm sau khi thưởng thức bánh kẹo chính là biện pháp hữu ích cho người hảo ngọt.
Ảnh minh họa
Với người thường uống rượu vang hay cà phê thì vấn đề không chỉ là đá răng mà là các mảng ổ răng. Các vùng này không chỉ gây xấu mà còn là “ô dù” cho đủ loại vi khuẩn với tầm tác hại trải rộng đến tim, khớp, thận… Nghe ghê nhưng giải pháp lại không quá phức tạp từ khi chuyên gia ngành răng miệng chứng minh biện pháp súc miệng bằng nước ấm pha muối trong vòng nửa giờ sau khi uống cà phê, uống rượu là giải pháp an toàn, thêm ít giọt dầu tràm càng hay để mượn tác dụng kháng sinh của dầu làm phương tiện thanh trùng vùng hầu họng.
Thường chảy máu nướu răng là triệu chứng cho thấy thiếu sinh tố C. Nhưng chuyện đời mấy khi đơn giản. Chảy máu nướu răng ở người dinh dưỡng đầy đủ là dấu hiệu cho thấy mạng lưới mạch máu trên nướu răng quá mong manh.
Để bảo vệ thành mạch ở vùng này, tốt nhất là súc miệng bằng dầu mè ngay sau khi thức dậy nhưng đừng quên súc miệng lại thật sạch bằng nước ấm.
Mặt khác, đừng xem thường tình trạng chảy máu nướu răng, nhất là thai phụ, vì viêm nha chu là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh tim, bệnh khớp do vi khuẩn từ ổ viêm trong miệng lọt được vào máu.
Với người hay bị khô miệng nên theo phương pháp điều trị dân gian của Ấn Độ là cứ 7-10 ngày liên tục tập ăn đu đủ, uống một ly nước lớn trước khi đi ngủ và ngay sau khi thức dậy.
Theo Người lao động
Những nguy cơ đáng sợ từ... răng
Một cái miệng không được chăm sóc kỹ không chỉ khiến răng bị sâu mà vi khuẩn từ miệng có thể lan rộng khắp cơ thể.
500 loại mầm bệnh ở răng miệng
Dưới kính hiển vi, người ta nhận ra 500 loại mầm bệnh thường trực trong miệng chúng ta. Tất cả chúng ta đều có những tạp khuẩn cộng sinh đảm nhận chức năng bảo vệ răng miệng. Nhưng trong đám vi sinh vật vô hại ấy luôn trà trộn một số loài hiểm ác như streptocoque và những loại khác gây sâu răng nếu bám vào men răng và khi có đường (đồ ngọt), chúng sẽ tiết ra những acid làm mất chất khoáng của răng - bước đầu tiên trong việc gây sâu răng.
Vệ sinh răng miệng kém (dù không phải lý do duy nhất) cũng tạo nên sự mất cân bằng về số lượng vi sinh vật: kẻ hiền mất đi, kẻ ác thay thế.
Hôn nhau cũng nguy hiểm
Những tổn thất (sâu răng, phá huỷ mô) do các mầm bệnh gây ra sẽ tạo thuận lợi cho sự sinh sôi nảy nở và phân tán những vi sinh vật khác. Chúng có thể sống trong miệng mà không gây ra điều gì bất thường, nhưng sẽ trở nên nguy hiểm khi tiến vào hệ tuần hoàn. Thông với môi trường bên ngoài qua tiếp xúc với không khí và thực phẩm, miệng không phải là chỗ vô trùng.
Tuy nhiên, bình thường miệng được bảo vệ chu đáo: nước bọt tạo sự bảo vệ mang tính cơ học do chúng thường xuyên lau sạch bề mặt của răng và màng nhầy. Nước bọt cũng chứa một kho vũ khí về vi khuẩn và miễn dịch: một số mầm bệnh như virut gây sổ mũi sẽ bị vô hiệu hoá nhanh chóng do những enzime của nước bọt. Thế nhưng, vẫn có những loài virut khác nhau hay loài streptocoque được trang bị "hùng hậu" chống lại được sự bảo vệ đó. Bằng chứng: hôn nhau là lối lây nhiễm cổ điển chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (với triệu chứng sốt, viêm họng loét...).
Bệnh sâu răng đe dọa tim
Theo những thống kê gần đây, 30%-50% trường hợp viêm màng trong tim có nguồn gốc từ răng miệng. Bệnh tim bẩm sinh sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn trong máu đến trú ở tim. Mặc dù đã có kháng sinh và những tiến bộ về phẫu thuật, song trong số 1.300 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm ở Pháp, 260 người đã bị tử vong.
Mẹ sâu răng dễ gây nguy hiểm cho con
Một tài liệu y học của Mỹ xuất bản năm 2007 kết tội bệnh viêm quanh răng đã làm tăng 7,5 lần nguy cơ sinh sớm ở thai phụ và sinh ra những đứa trẻ dưới 2,5kg. Những mầm bệnh ở răng lợi tiết ra nội độc tố, theo hệ tuần hoàn của người mẹ đến nhau và làm tăng sự sản xuất prostaglandine trong nước ối, tạo thuận lợi cho sự co giãn sớm cổ tử cung, gây nên tình trạng sinh sớm. Một răng sâu không được chữa trị hay một áp-xe lợi có thể làm hại sự phát triển của phôi, gây sảy thai hay làm tăng nguy cơ sốt sản. Vì vậy, phụ nữ có thai được khuyên nên chăm sóc răng cẩn thận.
Nguy cơ đối với bệnh nhân được phẫu thuật
Đương nhiên, những biến chứng có nguồn gốc từ răng thường xảy ra và đối với những người sức khỏe yếu. Việc nạo cao răng bình thường có thể biến thành một động tác tai hại gây tổn thương. Vì vậy, mới có những đòi hỏi khắt khe về trạng thái răng: răng miệng phải thật sạch sẽ và những người mắc bệnh tim có nguy cơ bị viêm màng trong tim hoặc những người mang bộ phận giả ở háng không được mang hàm giả. Những đòi hỏi này không chỉ liên quan đến người mắc bệnh mạn tính (đái tháo đường, suy thận, suy giảm miễn dịch...) mà cả những ai phải dùng thuốc kháng viêm (vì dùng thuốc này lâu dài sẽ làm yếu hệ miễn dịch). Để đề phòng sự bội nhiễm nơi những bệnh nhân được phẫu thuật, trước một cuộc mổ dạ dày, thực quản, tim, chỉnh hình ... việc chuẩn bị vệ sinh răng miệng thường xuyên là cách chắc chắn nhất nhằm đề phòng và chống lại bệnh tật.
Theo SK&ĐS/News Siences
Chảy máu nướu răng: đừng xem nhẹ! Hầu như mọi người đều có những lúc bị chảy máu nướu răng, nhưng ít ai xem đó là việc quan trọng, chỉ dùng nước sạch súc miệng và không lưu ý đến tình trạng này nữa. Thật ra, nướu răng khỏe mạnh sẽ không dễ dàng bị chảy máu khi đánh răng thường xuyên. Nếu có tình trạng này, chắc chắn nướu...