Đánh giá mới nhất về các tác dụng phụ của vắc-xin
Vắc-xin có thể gây ra các tác dụng phụ nhất định nhưng rất hiếm khi gây vấn đề nghiêm trọng và cũng không liên quan với tự kỷ hay tiểu đường týp 1, Viện Y học Mỹ tuyên bố trong một khảo sát toàn diện về tính an toàn của vắc-xin kéo dài 17 năm.
Báo báo này được tiết lộ hôm thứ 5 không nhằm mục đích làm các bậc cha mẹ lo lắng. Thay vào đó, chương trình này sẽ thực hiện yêu cầu của Chương trình bồi thường các vấn đề do vắc-xin gây ra.
“Vắc-xin là những công cụ rất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm có thể gặp trong suốt cả cuộc đời, từ khi ấu thơ cho tới lúc trưởng thành. Tuy nhiên, dù là can thiệp chăm sóc sức khỏe nào cũng đều không thể tránh được những ngoại lệ”, TS Ellen Wright Clayton, Đại học Vanderbilt, và là bác sĩ nhi, nhà sinh vật học kiêm trưởng nhóm khảo sát, nói.
Báo cáo nhấn mạnh rằng vắc-xin nói chung là an toàn nhưng cũng có bằng chứng cho thấy các tác dụng phụ sau:
Video đang HOT
- Sốt gây co giật nhưng hiếm khi gây ra các hậu quả lâu dài, do tiêm vắc xin tam liên sởi – quai bị – rubella.
- Vắc-xin tam liên cũng gây ra viêm não hiếm gặp ở những người có vấn đề miễn dịch.
- Vắc-xin chủng ngừa thủy đậu đôi khi cũng gây ra các chứng như nhiễm vi-rút này, tức là cũng bị thủy đậu hoặc các đau nhức liên quan với zona thần kinh. Đôi khi nó có thể gây viêm gan, viêm phổi hoặc viêm màng não.
- 6 loại vắc-xin (gồm tam liên, bệnh thủy đậu, viêm gan B, viêm màng não, uốn ván) có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ.
- Các loại vắc-xin nói chung đôi khi có thể gây ngất hay 1 loại viêm vai.
Một số yếu tố khác hiện chưa chứng minh được như sốc phản vệ do tiêm vắc-xin HPV, vắc-xin và chứng đau khớp ở phụ nữ và trẻ em tiêm vắc-xin tam liên.
Điều này không có nghĩa là không có các tác dụng phụ khác – đánh giá không tìm đủ được các bằng chứng để quyết định hơn 100 trường hợp có thể là tác dụng phụ khác. Một số vắc-xin còn quá mới để liên quan với một số chứng thực sự hiếm gặp.
“Tôi hy vọng rằng kết quả này sẽ giúp giảm bớt sự lo lắng của một số người”, Clayton nói.
Theo Dân Trí
Nguy hiểm vi-rút gây bệnh tay-chân-miệng mới
Chiều 22/5, BV Nhi Đồng 1 cho biết, kết quả xét nghiệm trên 2 mẫu bệnh phẩm của hai bệnh nhi bị tử vong do bệnh tay-chân-miệng (TCM) trước đó cho thấy, nhiều trường hợp biến chứng nặng là do một phân nhóm vi-rút TCM mới.
Quá trình hình thành nốt bóng nước do vi-rút EV71
Từ đầu năm đến nay, theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, toàn TP đã có trên 1.300 trường hợp mắc bệnh TCM, trong đó có 9 trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp nhập viện đều trong tình trạng nặng. Trong đó khoảng 10 ca bị các biến chứng viêm não, viêm cơ tim. Trước con số tử vong do bệnh TCM tăng cao, BV Nhi Đồng 1 đã lấy mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhi mắc bệnh TCM bị tử vong ở TPHCM (gửi sang xét nghiệm tại một labo ở Đài Loan) đã cho thấy có một phân nhóm vi-rút mới - B2 thuộc EV 71.
Theo BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1 -kể từ khi phát hiện và định danh các trường hợp nổi bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, chân và khi nặng lên, trẻ sẽ giật mình lúc ngủ, đi loạng choạng, dễ biến chứng não thần kinh là TCM vào năm 2004, các BS đã khẳng định tác nhân gây bệnh chính là do vi-rút EV71 và thuộc các nhóm C (C1, C4, C5) được đánh giá là mang tính độc lực không cao.
Tuy nhiên, sau nhiều năm được đánh giá ổn định thì năm nay, vi-rút này không còn hiền như trước mà đã chuyển sang một phân nhóm B2 mang độc lực cực kỳ nguy hiểm.
BS Khanh cho biết thêm: "Nếu đúng là EV71 - B2 (là một phân nhóm mới), nguy cơ bệnh còn diễn tiến phức tạp hơn nữa, kể cả nguy cơ tử vong".
Tại khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, mỗi ngày trung bình khoa tiếp nhận thêm từ 7-10 trẻ mắc bệnh TCM. Nếu đầu tháng 4, mỗi ngày khoa có khoảng 35-40 trẻ mắc bệnh TCMnằm điều trị nội trú thì nay con số đã tăng lên trên 100 ca, trong khi khoa chỉ có 80 giường bệnh. Trong số đó có những trẻ bị biến chứng rất nặng, phải thở máy. Còn tại khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2, hiện số trẻ nằm điều trị nội trú bệnh TCM cũng khoảng 100 ca, trong đó có nhiều ca rất nặng, phải hỗ trợ máy thở.
Theo Lao động
Rùng mình vì bị hoại tử trên da sau khi ăn tiết canh Đang khỏe mạnh, bỗng dưng thấy sốt đùng đùng nhưng anh V.V.N chỉ nghĩ là chắc cảm mạo thường. Nhưng đến ngày sốt thứ hai, anh thấy thấy trên tay, chân và toàn thân xuất hiện rất nhiều nốt ban hoại tử da và người dần mệt lả. Quá hoảng sợ trước những nốt ban như đã thối, cảm tưởng chỉ móc nhẹ...