Đăng kí xét tuyển vào Đại học: Phương thức học bạ hút thí sinh
Học sinh lớp 12 các trường ở TPHCM đang chuẩn bị hồ sơ để thực hiện phương thức xét tuyển bằng học bạ đợt 1 vào ĐH.
Học sinh khối 12 Trường THCS – THPT Đào Duy Anh, TPHCM trong giờ học. Ảnh: M.Trần
Ghi nhận ở một số trường THPT cho thấy, số lượng hồ sơ dự kiến đăng kí tăng cao so với năm 2020. Nhà trường đang hỗ trợ các thủ tục liên quan để tạo thuận lợi cho học sinh đăng kí theo phương thức này.
Nhiều học sinh nộp hồ sơ
Tại Trường THPT Ten Lơ Man (Quận 1), nhà trường đang trong thời gian hỗ trợ học sinh các công đoạn để hoàn thiện hồ sơ cho học sinh đăng kí xét tuyển bằng học bạ. Với hơn 550 học sinh lớp 12, hầu hết các em đều lựa chọn phương thức xét tuyển này với nhóm ngành kinh tế, xã hội, nhân văn.
Thầy Nguyễn Duy Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) chia sẻ: Trường chưa thống kê cụ thể số liệu vì vẫn trong thời gian để các em hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường có 710 học sinh khối 12, đến nay có khoảng 60% học sinh đăng kí xét tuyển hình thức này.
Tương tự tại Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức), thầy Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Năm học trước, có khoảng 60% học sinh khối 12 của trường thực hiện phương thức xét học bạ 5 học kỳ. Năm học này, toàn bộ 670 HS cuối cấp của trường tham gia.
Theo thầy Bình, việc học sinh đăng kí phương thức xét tuyển bằng học bạ do hầu hết các trường ĐH đều tăng chỉ tiêu xét tuyển với phương thức này. Đồng thời, các em cũng có thể nộp hồ sơ trực tuyến nên những thủ tục mang tính hành chính được giảm bớt.
Tại Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10), 100% học sinh khối 12 của trường đều đăng kí phương thức xét học bạ ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên ở các trường ĐH. Trường THPT Đào Sơn Tây (TP Thủ Đức), qua thống kê sơ bộ của bộ phận học vụ, hầu hết học sinh khối 12 cũng đăng kí phương thức xét tuyển này.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển học bạ tại Trường ĐH Công nghệ TPHCM ngày 12/3/2021. Ảnh minh họa: NTCC
Lưu ý gì khi đăng ký xét tuyển bằng học bạ
Liên quan đến phương thức xét tuyển học bạ, ThS Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUECH) cho rằng: Năm 2021, có hơn 100 trường sử dụng phương thức này để xét tuyển. Trong đó nhiều trường nhận hồ sơ từ 1/3. Đây là phương thức xét tuyển riêng do các trường linh hoạt thực hiện, dựa trên quy định chung của Bộ GD&ĐT.
Cùng tên gọi là xét tuyển học bạ nhưng mỗi trường có quy định xét tuyển riêng như: Xét tuyển học bạ 5 học kỳ, 3 học kỳ, xét tuyển học bạ lớp 12 theo điểm trung bình cả năm, xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, xét tuyển học bạ kết hợp với phỏng vấn, hoặc chỉ áp dụng xét tuyển học bạ cho một số ngành (nhóm ngành nhất định).
Đặc biệt, với các ngành thuộc nhóm khoa học sức khỏe, thí sinh cần đạt điều kiện xét tuyển theo quy định chung của Bộ GD&ĐT. Chính vì thế, khi đăng kí xét tuyển bằng học bạ, điều đầu tiên thí sinh cần quan tâm là điều kiện xét tuyển cụ thể của các trường, ngành học mà mình yêu thích để chuẩn bị hồ sơ phù hợp.
Ngoài ra, khi xét tuyển học bạ, thí sinh cũng nên lưu ý yêu cầu về hồ sơ xét tuyển gồm các loại giấy tờ nào, loại nào cần photo công chứng… Thí sinh xét tuyển vào các ngành có yêu cầu môn năng khiếu cần thường xuyên theo dõi thông tin tại các kênh chính thức của trường để đăng kí dự thi, hoàn tất hồ sơ xét tuyển đúng quy định.
Một lưu ý khác là vấn đề chọn ngành xét tuyển. Khi xét tuyển học bạ, thí sinh thường không bị hạn chế số lượng hồ sơ đăng ký hay số ngành xét tuyển. Tuy nhiên, bản thân thí sinh nên tìm hiểu cụ thể về ngành học để có lựa chọn phù hợp năng lực và sở thích của bản thân.
Cụ thể, phương thức xét tuyển học bạ tại HUTECH cho phép thí sinh đăng ký tối đa 3 ngành/phương thức. Thí sinh nếu chọn cả hai phương thức trên cùng một phiếu đăng kí có thể xét tuyển vào tối đa 6 ngành. Đây là con số tương đối để thí sinh có thể “khoanh vùng” ngành yêu thích nhất và các ngành gần, ngành cùng lĩnh vực…
Đồng quan điểm trên, ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông (Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM) chia sẻ: Năm nay, các trường dành chỉ tiêu ở phương thức này nhiều hơn, có trường dành đến 40% – 60% chỉ tiêu. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cũng dành 40% chỉ tiêu đăng ký cho phương thức này. Những ngành như: Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Quản trị du lịch và lữ hành, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc… có nhiều thí sinh đăng kí xét tuyển.
Các trường mở rộng xét học bạ bởi việc học ở trường phổ thông ngày càng nghiêm túc hơn. Thi cử và kiểm tra thường xuyên đã đánh giá người học được kỹ càng, cẩn trọng hơn. Học sinh phải tìm hiểu kĩ quy định của từng trường. Điều quan trọng, các em lựa chọn được trường phù hợp với năng lực, sở trường, sự yêu thích của mình và tìm hiểu kĩ xu hướng ngành nghề, nhu cầu nhân lực trong tương lai, không nên nộp đại hồ sơ để có thể đậu vào một trường nào đó. – ThS Phạm Thái Sơn
Thủ khoa chia sẻ kinh nghiệm học tập: Phải thực chiến đề thi thật nhiều
Học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên tại Trường THPT Nguyễn Du (H.Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) sáng 21.3 trao đổi với các thủ khoa ôn thi như thế nào cho hiệu quả trong kỳ thi đánh giá năng lực?
Thủ khoa giao lưu với học sinh tại H.Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) - ĐÀO NGỌC THẠCH
Về vấn đề này, Nguyễn Phú Nghĩa, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2019, cho rằng kỳ thi đánh giá năng lực kiến thức rất rộng, phân bổ ở rất nhiều mảng kiến thức. Không phải thí sinh nào cũng giỏi toàn diện các môn. Vì thế, trong giai đoạn nước rút này, nếu muốn ôn thi hiệu quả, thay vì học theo sách giáo khoa từ đầu để có kiến thức, các bạn nên vào làm đề luôn, nếu câu nào chưa biết thì quay lại để xem kiến thức ở phần đó.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Nguyễn Thị Trân, học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi, hỏi: "Làm thế nào để đạt điểm cao trong kỳ thi THPT?". Trả lời cho câu hỏi này, Võ Lập Phúc, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020, cho rằng môn văn là tư duy ngôn ngữ, làm thế nào để mỗi bài văn phải có điệu hồn riêng của mình. Chính vì thế, trong bài làm văn phải thể hiện được phong cách, giá trị sống, tầm nhìn, lý tưởng của chính các bạn vào bài văn và vấn đề này phải được tích lũy từ chính quá trình đọc, luyện tập mỗi ngày.
Đối với môn lịch sử, Phúc khẳng định không phải học thuộc lòng, không tư duy theo kiểu học thuộc lòng. "Phần thi trắc nghiệm của môn sử là phản ánh của logic sự kiện và khi học, các bạn phải làm sao liên kết được các sự kiện lại với nhau, các sự kiện này ảnh hưởng và là tiền đề để dẫn đến các sự kiện khác. Cách để học tốt môn lịch sử, đầu tiên là phải đọc hết toàn bộ sách giáo khoa và thứ hai là học cách trả lời thật nhanh sự kiện này có những ảnh hưởng gì đến các sự kiện sau", Phúc chia sẻ.
Trần Ngọc Đoan, thủ khoa đầu vào khối A Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM năm 2020, cho biết tính chất môn hóa và lý không đơn thuần giải bài tập như môn toán. Ở đề thi của 2 môn này, phần đầu có rất nhiều câu lý thuyết nên đầu tiên, để học tốt 2 môn này, phải nắm vững kiến thức, hiểu sâu và hiểu đúng, từ đó mới phát triển lên những bài tập khó. Đoan khuyên học sinh phải thực chiến đề thi càng nhiều càng tốt, vì việc chúng ta học và đề thi ra thế nào không phải lúc nào cũng giống nhau.
Trong giai đoạn nước rút, Trần Đức Lương, thủ khoa đầu vào khối A1 Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM năm 2019, khuyên với môn toán, học sinh nên tiếp cận đề theo tư duy mở, không nên tiếp cận kiến thức chỉ theo sách giáo khoa mà từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là các thầy cô trẻ sẽ có những cách thức giải rất mới. Không những thế, Lương cũng khuyên nên ôn và giải đề vào cùng giờ sẽ thi chính thức môn đó ở kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm quen với thời gian làm bài thi.
Khi học sinh băn khoăn về việc chọn ngành nghề, Quang Trọng Minh, thủ khoa đầu ra Trường ĐH Mở TP.HCM, đưa ra lời khuyên từ chính câu chuyện của mình. "Mình từng thi 2 lần không đậu vào trường đại học lớn với chuyên ngành mình yêu thích nên sau 2 năm vẫn quyết thi lại. Mình biết năng lực của mình đến đâu nên chọn ngành gần giống, có liên quan với ngành mình yêu thích, ở một trường lấy mức điểm thấp hơn. Nhưng mình nhận ra rằng nếu vào trường lớn, chưa chắc mình đã cố gắng và có được những thành tích nổi trội như bây giờ", Minh kể.
Số học sinh đăng ký xét tuyển đại học bằng học bạ tăng vọt Học sinh lớp 12 các trường đang chuẩn bị hồ sơ để thực hiện phương thức xét tuyển bằng học bạ vào ĐH. Theo ghi nhận từ các trường THPT, năm nay số học sinh thực hiện xét tuyển bằng học bạ tăng vọt. Nhiều học sinh quan tâm, đặt câu hỏi liên quan đến việc xét tuyển bằng học bạ tại chương...