Đang ân ái cùng vợ thì ngửi thấy mùi máu, người đàn ông hoảng hốt, lập tức đi viện cấp cứu
Đời sống tình dục đều đặn có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp mối quan hệ vợ chồng bền chặt hơn. Tuy nhiên, đôi lúc “ chuyện ấy” cũng gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Nhập viện với “cậu nhỏ” chảy máu không ngừng
Bác sĩ tiết niệu Khâu Hồng Kiệt, làm việc tại Bệnh viện Đại học Á Châu, Đài Loan (Trung Quốc) mới đây đã chia sẻ trong chương trình “Doctors Are So Hot” về trường hợp bệnh nhân mà ông từng tiếp nhận điều trị.
Bác sĩ Khâu Hồng Kiệt cho biết bệnh nhân là nam, 40 tuổi đến viện vào ban đêm. Cảnh tượng khi người đàn ông nhập viện gây sốc cho cả bác sĩ lẫn những bệnh nhân tại bệnh viện tối hôm đó.
“Tay của người đàn ông cầm miếng gạc, cố gắng cầm máu đang chảy ở dương vật. Miếng gạc đã nhuộm màu đỏ thẫm. Vợ của anh ta thì vội vàng gọi bác sĩ cấp cứu. Cảnh tượng đó khiến các bệnh nhân đang chờ khám ở xung quanh vô cùng hoảng sợ”, bác sĩ Khâu Hồng Kiệt chia sẻ.
Sau khi tiếp nhận điều trị bệnh nhân, bác sĩ Khâu Hồng Kiệt phát hiện dây hãm bao quy đầu của bệnh nhân bị đứt. Ngay lập tức, bác sĩ đã tiến hành cầm máu cho bệnh nhân.
Người đàn ông nhập viện trong tình trạng “cậu nhỏ” chảy máu không ngừng. (Ảnh minh họa)
Theo lời kể của bệnh nhân, cả hai vợ chồng họ đều có ham muốn tình dục cao, hầu như ngày nào cả hai cũng quan hệ. Vài ngày trước khi nhập viện, người đàn ông từng đi khám và được chẩn đoán bị viêm bao quy đầu. Bác sĩ điều trị chỉ định người đàn ông phải kiêng quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, người đàn ông đã bỏ qua lời nhắc nhở của bác sĩ. Cả hai vợ chồng vẫn tiếp tục làm “chuyện ấy”.
Người đàn ông cho biết: “Tối hôm đó, khi đang ân ái cùng vợ, tôi bất ngờ ngửi thấy mùi tanh của máu nên đã nhìn xuống và phát hiện dương vật của mình đang chảy máu không ngừng. Tôi vô cùng hoảng sợ nên đã lấy băng gạc cố gắng cầm máu và cùng vợ đến viện đến khám”.
Nguyên nhân đến từ một sai lầm khi ân ái
Sau khi nghe bệnh nhân kể lại sự việc, bác sĩ Khâu Hồng Kiệt giải thích: “Dây hãm bao quy đầu (hay còn là dây chằng dương vật) là một dải niêm mạc mỏng có cấu tạo như hình chữ V ngược, nối liền giữa quy đầu với da bao quy đầu của dương vật. Tùy vào cơ địa từng người mà cấu tạo dây hãm bao quy đầu sẽ có độ dày, mỏng khác nhau.
Với trường hợp này, bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm bao quy đầu. Điều này có nghĩa là khu vực bao quy đầu đang rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn quan hệ tình dục khi đang bị viêm bao quy đầu. Tình trạng viêm nhiễm kèm theo tác động của ngoại lực khi quan hệ tình dục có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đứt dây hãm bao quy đầu và chảy máu không ngừng”.
Video đang HOT
Bác sĩ Khâu Hồng Kiệt.
Bác sĩ Khâu Hồng Kiệt cho biết, dây hãm bao quy đầu và dương vật thường rất nhạy cảm, là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh. Do đó, đứt dây hãm bao quy đầu sẽ gây ra cảm giác đau đớn. Mức độ đau có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và độ dài của vết rách.
“Đứt dây hãm bao quy đầu có thể để lại sẹo tại vị trí bị tổn thương, khiến dây hãm ngắn hơn. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới quá trình cương dương và có thể khiến bệnh nhân bị đau, khó chịu khi quan hệ tình dục”, bác sĩ Khâu Hồng Kiệt nói.
Chuyên gia cho biết, một số nguyên nhân có thể gây đứt dây hãm bao quy đầu là: thủ dâm quá mạnh, quan hệ tình dục thô bạo, bị chấn thương khi chơi thể thao, dương vật bị vướng vào khóa kéo quần,…
Bác sĩ Khâu Hồng Kiệt khuyến cáo, khi dương vật bị chảy máu không ngừng, đau đớn, nam giới cần nhanh chóng đến bệnh viện để sơ cứu, thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
Vì sao bị rối loạn cương lại đến bác sĩ tiết niệu khám?
Rối loạn cương luôn là nỗi ám ảnh đối với nam giới. Khi muốn tìm kiếm sự trợ giúp y tế trong lĩnh vực này, bạn có thể gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.
Rối loạn cương do nhiều nguyên nhân
Các quý ông khi nghi ngờ mình mắc chứng rối loạn cương cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị đúng. Tránh để tình trạng bệnh nặng mới đi khám sẽ gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị bệnh.
Khi gặp trục trặc rối loạn cương, nhiều người bối rối không biết nên đến khám ở đâu.
Bác sĩ tiết niệu là chuyên gia về các rối loạn của đường tiết niệu và hệ thống sinh sản nam, và họ có thể điều trị chứng rối loạn cương dương.
Thế nào là rối loạn cương?
Rối loạn cương là tình trạng dương vật không cương cứng được hoặc không duy trì được sự cương cứng trong suốt quá trình giao hợp. Đây là một bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của quý ông. Rối loạn cương làm giảm chất lượng sống của nam giới. Khi đời sống tình dục không được thỏa mãn khiến "bản lĩnh đàn ông" giảm và đe dọa hạnh phúc gia đình.
Bác sĩ tiết niệu có thể chẩn đoán các bệnh nam khoa như rối loạn cương.
Các nguyên nhân của rối loạn cương thường liên quan đến sự kết hợp của các yếu tố mạch máu, thần kinh, nội tiết và tâm lý nên việc chẩn đoán xác định bệnh sẽ qua nhiều thăm khám.
Làm thế nào để chẩn đoán rối loạn cương?
Rối loạn cương được chẩn đoán bằng việc trả lời bảng câu hỏi về tiền sử tình dục, khám sức khỏe và xét nghiệm máu để xác định xem có các bệnh lý tiềm ẩn khác như đái tháo đường hoặc mức testosterone thấp hay không.
Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán rối loạn cương dương bao gồm:
- Xét nghiệm máu gồm các chỉ số như testosterone, cholesterol, đường huyết, hormone tuyến giáp.
- Các kiểm tra khác bao gồm: Siêu âm (Doppler dương vật) để kiểm tra lưu lượng máu. Một bài kiểm tra qua đêm để kiểm tra sự cương cứng khi ngủ. Xét nghiệm nước tiểu. Kiểm tra mạch máu: thường được chỉ định cho những bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật dương vật hoặc một số trường hợp đặc biệt khác.
- Bác sĩ của bạn có thể tiến hành các test tâm lý để sàng lọc bệnh trầm cảm và các nguyên nhân tâm lý khác có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử tình dục để giúp chẩn đoán rối loạn cương.
Rối loạn cương thường được điều trị thế nào?
Điều trị rối loạn cương nhằm mục đích cho phép người đàn ông đạt được và duy trì sự cương cứng cho quan hệ tình dục. Sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những hướng điều trị tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh.
Rối loạn cương do bệnh lý nền
Các bệnh lý ảnh hưởng đến mạch máu như: đái tháo đường, bệnh tim, tăng huyết áp hoặc tăng cholesterol... làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến dương vật gây rối loạn cương. Nếu rối loạn cương là hệ quả của một bệnh khác, thì điều trị bệnh đó sẽ cải thiện được tình trạng rối loạn cương.
Ví dụ: Bệnh đái tháo đường gây ra những thay đổi trong quá trình co giãn cơ trơn và rối loạn chức năng tế bào nội mô mạch máu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới rối loạn cương.
Rối loạn cương do lối sống thiếu lành mạnh
Việc hạn chế lưu lượng máu đến dương vật do các thói quen xấu như béo phì, hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng chất gây nghiện thì việc điều chỉnh lối sống để điều trị rối loạn cương có thể bao gồm: Giảm cân ở nam giới béo phì. Tập thể dục thường xuyên. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Bỏ thuốc lá. Hạn chế hoặc tránh rượu bia và các chất kích thích. Thực hành bài tập cơ đáy chậu cho nam giới mắc bệnh đái tháo đường.
Lưu ý, luôn hỏi bác sĩ của bạn về việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính. Không nên tự ý ngừng dùng bất kỳ loại thuốc nào được kê đơn.
Rối loạn cương do tâm lý căng thẳng kéo dài.
Rối loạn cương do tâm lý
Các yếu tố tâm lý và sức khỏe thể chất đóng vai trò quan trọng gây nên rối loạn cương. Căng thẳng tâm lý kéo dài sễ tạo áp lực không tốt lên hệ thống thần kinh giao cảm, làm tăng tiết adrenalim gây co mạch. Điều này cản trở dòng máu dẫn đến thể hang gây ảnh hưởng tới sự cương cứng dương vật.
Nếu rối loạn chức năng cương dương là do trầm cảm hoặc lo lắng, điều trị tâm lý có thể hiệu quả, bao gồm: Tâm lý trị liệu. Tư vấn với chuyên gia trị liệu tình dục cho nam giới mắc chứng lo âu. Thuốc điều trị trầm cảm và/hoặc lo lắng.
Các thuốc điều trị rối loạn cương dương
Các loại thuốc trị rối loạn cương cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cụ thể về liều lượng và thời gian sử dụng.
Các loại thuốc ức chế phosphodiesterase-5 (PDE5) là liệu pháp đầu tay để điều trị rối loạn cương. Các thuốc này được sử dụng nhằm mục đích thúc đẩy lưu thông máu tới dương vật để duy trì sự cương cứng giúp trong quá trình quan hệ.
Các loại thuốc này làm tăng lượng máu vào dương vật, giúp bệnh nhân có thể cương cứng. Thuốc bắt đầu có tác dụng và tạo độ cương cần thiết sau khi uống chỉ từ 10 - 30 phút
Liệu pháp thay thế testosterone: Trong trường hợp rối loạn cương khi tinh hoàn không sản xuất đủ testosterone sẽ được bác sĩ chỉ định liệu pháp này. Phương pháp này có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với chất ức chế PDE5. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này ít được sử dụng do có thể gây ức chế sản xuất tinh trùng gây vô sinh.
Lời khuyên
Khi nghi ngờ mình mắc chứng "trên bảo dưới không nghe", nam giới cần đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa thận - tiết niệu để được thăm khám cụ thể.
Trong quá trình thăm khám, ngoài những xét nghiệm cần thiết, bác sĩ có thể khai thác một số thông tin riêng tư để phục vụ cho việc chẩn đoán được chính xác.
Bệnh nhân nên hợp tác với bác sĩ, trả lời đầy đủ những câu hỏi liên quan đến sinh hoạt cá nhân. Có thể đi cùng vợ hoặc bạn tình để có thể bổ sung những thông tin cần thiết.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán những bệnh lý liên quan, ví dụ như đái tháo đường, tình trạng mỡ máu hoặc bệnh tim mạch. Điều này giúp bác sĩ có chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây rối loạn cương. Từ đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.
Quý ông lo lắng vì bao quy đầu mãi không chịu "cởi mũ" Chuyện hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ không còn xa lạ với các bậc cha mẹ. Nhưng cậu nhỏ không chịu "cởi mũ" đối với các thanh niên tuổi trưởng thành, thậm chí với những thanh niên mới kết hôn là cả một vấn đề. Có nên cắt bao quy đầu ở người trưởng thành? Phần vì ngại tới bệnh viện gặp...