Dân văn phòng nên tập thể dục buổi trưa
Đặc điểm của dân văn phòng là ít vận động và eo hẹp thời gian. Nhằm khắc phục tình trạng này, nhiều người đã tranh thủ buổi trưa đi tập thể dục.
Những trải nghiệm của phóng viên cùng những lời khuyên chuyên gia sẽ giúp bạn có những cái nhìn khoa học về tập thể dục buổi trưa.
Học múa bụng buổi trưa
Công việc liên tục khiến tôi không có thời gian tập thể dục, nên khi nghe mấy chị làm văn phòng kháo nhau tranh thủ buổi trưa đi học múa bụng giữ sức khoẻ nên tôi cũng đi theo. Một tuần học 3 buổi, bắt đầu từ 12h trưa, kết thúc lúc 1h chiều. Trong một buổi học này chúng tôi được cô giáo hướng dẫn cách tập lắc bụng, nhảy các điệu theo nhạc. Trước khi tập cô giáo khuyến cáo chúng tôi nên ăn nhẹ để có sức… múa. Tránh tập quá sức và nhịn ăn bởi đã có trường hợp ngất trong lớp vì mệt.
Không ăn bữa chính trong khoảng 4 tiếng trước khi tập, nghĩa là nếu bạn tập vào lúc 12h thì bữa sáng của bạn không nên sau 8h.
Video đang HOT
Không ăn bữa chính trong khoảng 4 tiếng trước khi tập, nghĩa là nếu bạn tập vào lúc 12h thì bữa sáng của bạn không nên sau 8h. (ảnh minh họa)
12h lớp học bắt đầu, các bài tập từ khởi động nhẹ đến nặng, tốc độ mạnh dần. Mọi người đều vã mồ hôi và mệt. Cuối buổi, cô giáo hướng dẫn các bài tập yoga nhẹ nhàng giúp lấy lại cân bằng cơ thể. Tập xong, nếu có điều kiện, các học viên thường uống một cốc nước hoa quả ép và đi tắm. Tùy vào nhu cầu của mỗi người sẽ ăn trưa muộn để lấy sức buổi chiều làm việc. Sau một giờ tập múa bụng, tôi thấy người mỏi vì vận động nhưng cảm thấy tinh thần khoan khoái.
Nếu thường xuyên tập những động tác thể dục đơn giản như xoay cổ chân tay, xoay người, lắc người nhẹ… vào buổi trưa sẽ giúp tinh thần thoải mái, cởi mở hơn.
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Phú, trưởng khoa Y học TDTT, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, đối với số đông người Việt Nam, việc luyện tập vào buổi trưa là không phù hợp, bởi cơ thể chỉ sẵn sàng cho việc ngủ nghỉ. Trong khi đó, ở các nước phát triển, nhiều người tranh thủ thời gian buổi trưa để tập luyện. Việc này khi trở thành thói quen thì không có tác hại gì. Vì thế, để việc luyện tập buổi trưa có hiệu quả và không ảnh hưởng đến công việc buổi chiều, mọi người cần thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt hằng ngày.
Ngược lại, việc luyện tập không cân bằng, quá sức vào buổi trưa có thể sẽ làm bạn “kiệt sức”, không còn đủ năng lượng cho giờ làm việc chiều. (ảnh minh họa)
Thứ nhất là không ăn bữa chính trong khoảng 4 tiếng trước khi tập, nghĩa là nếu bạn tập vào lúc 12h thì bữa sáng của bạn không nên sau 8h. Trước khi tập hai tiếng bạn có thể ăn nhẹ một chút để không bị quá đói, ảnh hưởng đến sức khoẻ khi tập. Thứ hai là sau khi tập bạn cũng chỉ nên ăn nhẹ, chút bánh, sữa, snack hay hoa quả. Nếu làm được như vậy, bạn đã đồng thời thay đổi được thói quen xấu là ăn quá no vào bữa trưa. Nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý nhất được xác định là bữa sáng ăn chính, bữa trưa phụ và bữa tối ăn thêm.
Theo SK&ĐS
Dân văn phòng cũng cần năng lượng thường xuyên
Theo khảo sát của Trung tâm dinh dưỡng TPHCM thì có đến 20% người Việt bỏ bữa thường xuyên để "chạy đua" theo công việc. Nhiều người bỏ qua bữa sáng hay ăn một chiếc bánh ngọt để "lướt" qua bữa trưa. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hiệu suất làm việc.
Bỏ bữa - thực trạng đáng lo ngại
Công việc căng thẳng là nguyên nhân phổ biến khiến 20% dân văn phòng bỏ bữa thường xuyên. Như một phản xạ tự nhiên, cơ thể sẽ tự động trích năng lượng dự trữ giúp ta "lướt sóng công việc". Nhưng nếu cứ "trích" mà không "trữ" thì lấy đâu ra năng lượng?
Ngoài việc bỏ bữa, chất lượng bữa ăn cũng là điều đáng quan tâm. Nhiều người chọn uống một ly cà phê sữa, một ly sinh tố thay cho bữa sáng. Bữa trưa ở văn phòng tùy vào thời gian rảnh, chỗ ăn gần hay xa, đa số ăn cho qua bữa với cơm bụi, cơm bình dân - thường không đủ chất lượng dinh dưỡng lẫn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều người vì lý do nắng nôi, chọn nhịn luôn bữa trưa và dồn nhu cầu giải quyết năng lượng trong ngày vào bữa tối.
Ăn nhanh cũng phải đủ chất
Nhiều người nghĩ rằng chỉ có vận động cơ bắp mới cần nhiều năng lượng nên cứ phớt lờ khi cơ thể "kêu đói", trong khi hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng cần rất nhiều năng lượng. Bữa sáng là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho một ngày làm việc mới sau một đêm dài. Nếu bỏ bữa thì đường máu bị hạ thấp khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, năng suất lao động thấp. Bữa trưa và tối quan trọng không kém trong cung cấp "nhiên liệu" cho cơ thể hoạt động cả tư duy lẫn cơ bắp.
Ăn ít nhất ngày 3 bữa là khuyến nghị của tất cả mọi trung tâm chuyên môn về dinh dưỡng. Cố gắng đảm bảo mỗi bữa ăn có đủ tinh bột, đạm, béo, chất xơ và vitamin... Ăn đủ bữa, đủ chất giúp cơ thể duy trì hoạt động khỏe mạnh và liên tục của các cơ, hệ thống não bộ và thần kinh.
Đôi lúc chúng ta phải bỏ bữa vì yêu cầu công việc, vì sự không khỏe về thể chất và tinh thần thì phải sử dụng thực phẩm thay thế. Tuy nhiên, dù là thực phẩm thay thế thì vẫn phải đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu. Khi qua bận rộn, hãy trữ sẵn trong túi xách, ngăn tủ các thực phẩm chế biến sẵn, gọn nhẹ, giàu dinh dưỡng như sữa tươi, các loại trái cây sấy giàu vitamin như táo, chuối... Bột ngũ cốc dinh dưỡng uống liền cũng là một trong những giải pháp hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo dinh dưỡng cho một bữa ăn chính.
Đỗ Trí
Theo dân trí
Vì sao người cao tuổi hay mắc táo bón? Táo bón là một trong những triệu chứng rất phổ biến của bệnh lý hệ thống tiêu hoá và cũng là triệu chứng xuất hiện trong rất nhiều bệnh lý ở các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng hay gặp ở người cao tuổi. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh...