Dân tình chi tiền chục triệu mua quần áo chất như minh tinh, tôi lương 20 triệu/tháng cũng mua đồ hiệu nhưng theo cách siêu tiết kiệm thế này
Chuyện phụ nữ ham mua sắm, đam mê hàng hiệu và sẵn sàng “khô máu” cho sở thích này luôn là đề tài cực kỳ đau đầu mà hội chị em bạn dì hay càm ràm bên tai tôi.
Nhưng khác với họ, tôi cũng mua sắm trong đó có cả hàng hiệu nhưng lại lựa chọn theo cách chẳng giống ai xung quanh mình.
Lương cao nhưng vẫn nghiện mua hàng thùng
Như bạn biết rồi đấy việc mua sắm quần áo, trang sức, phụ kiện thời trang luôn là một trong những niềm đam mê cháy bỏng của hội chị em phụ nữ.
Thế nhưng giữa thời cuộc mà mọi người ra rả chuyện phải đề cao một lối sống xanh, sống tối giản và tiết kiệm là trên hết thì việc “xài sang, xài hoang phí” theo tôi đã bắt đầu được nhấn mạnh như một thói quen không tốt. Thay vào đó là cách mua sắm, tips tiết kiệm được người người, nhà nhà trên thế giới hưởng ứng.
Trong số đó, việc mua sắm hàng thùng đang có mức độ lan ngày càng rộng khiến tôi cũng không nằm ngoài cơn sóng đó. Tôi tình cờ phát hiện ra hàng loạt ưu điểm kể nhanh của những món đồ hàng thùng như giúp bảo vệ môi trường, thiết kế độc đáo hay ho không sợ đụng hàng, giá rẻ vô cùng chỉ bằng 1/3 giá gốc… để biện giải cho lý do mình đã rơi vào nó mà đang khó thoát ra được.
Giá đã rẻ, nhiều shop bán hàng thùng còn có dịch vụ chăm sóc sản phẩm, khách hàng tốt khiến tôi cảm thấy việc mua hàng thùng trở nên an toàn và yên tâm hơn. Hình minh họa.
Mới đầu tôi bị thu hút bởi những món đồ hiệu nhưng có giá thành rẻ hơn đồ mới đến 30% hay thậm chí tới 60% so với giá thật. Lại lướt vu vơ trên mạng xã hội bắt gặp vô vàn tấm gương trai xinh gái đẹp diện đồ si mà chất như minh tinh Hong Kong, ulzzang Hàn Quốc. Vậy là bằng một sự tò mò “nho nhỏ” tôi cũng thử bước chân vào trào lưu mua sắm hàng thùng này.
Tìm hiểu cũng mới biết, chẳng phải bây giờ đồ hàng thùng mới hot. Mà trào lưu sử dụng hàng này vẫn âm ỉ bao lâu nay với hàng ngàn người có cùng sở thích mà cách mua sắm với tôi. Họ cũng là người thích mua quần áo cũ và dành không ít thời gian cho thú vui này. Từ việc tìm được “đồng âm” trong việc sử dụng hàng thùng tôi mạnh dạn hơn trong việc mua sắm và tìm kiếm những cửa hàng hợp gout.
Mua hàng thùng được nhiều người chuộng không chỉ trong thời điểm hiện tại mà cả thời gian trước nữa.
Nói đến thu nhập, mỗi tháng của tôi cũng rơi vào khoảng 15 – 20 triệu đấy. Lúc mới dùng hàng thùng cũng giống như nhiều người, tôi sĩ diện lắm. Vì nghe dùng đồ cũ là đã thấy hơi quê, sợ bạn bè biết nó coi thường. Nhưng đến mỗi cuối tháng tổng kết lại thấy tiết kiệm được bao tiền thì bắt đầu thay đổi ngay quan điểm ngay lập tức.
So sánh qua nhanh để các bạn hiểu rõ hơn, lúc chưa biết tới xu hướng mua này tôi thường dành khoảng 5 triệu để mua sắm quần áo mỗi tháng. Nhưng từ khi chuyển sang sử dụng hàng thùng có tháng tôi chỉ tốn 1-2 triệu mà thôi. Đó là chưa kể có tháng chẳng mất đồng nào mà còn thu lời vài trăm vì mang quần áo trong tủ đi thanh lý. Mua rẻ mà thanh lý cũng rẻ, số tiền đó lại mua đồ khác để mặc mà không sợ hoang phí.
Video đang HOT
Sử dụng đồ second-hand vì tiết kiệm, may mắn còn mua được đồ hiệu giá rẻ như cho
Đầu tiên, tôi phải thú thật là mình khá choáng ngợp về đồ hàng thùng bởi sự đa dạng và mức giá quá ư hạt dẻ của nó. Với những shop tôi tìm được giao bán nguyên kiện chưa chọn lọc thì ôi thôi, mỗi món chỉ từ 10.000 đồng cho tới 50.000 đồng là cao nhất. Một số shop ổn áp hơn một chút, đã lọc sẵn ra sản phẩm hàng nước 1,2,3 hay hàng nước thứ n để bạn lựa chọn thì giá bán có thể cao hơn nhưng cũng chênh lệch chỉ vài chục nghìn.
Bên cạnh quần áo, không thiếu các shop bán phụ kiện như thắt lưng, giày dép, túi xách nhưng giá cũng hạt dẻ chỉ loanh quanh vài chục ngàn cho tới vài trăm ngàn. Lẽ dĩ nhiên đây là giá của những món đồ hàng thùng bình dân, thương hiệu ít tên tuổi. Cũng có đồ hàng thùng cao cấp tôi tìm được chuẩn hàng hiệu như áo Chanel, thắt lưng Gucci, đồng hồ Fendi, túi Louis Vuitton thì giá bán lại đắt hơn nhiều.
Hàng thùng rẻ lắm, đồ bình dân chỉ dao động từ vài chục tới trăm nghìn. Có chăng đồ hiệu thì đắt hơn nhưng giá cũng rẻ hơn nhiều so với giá gốc.
Nói chung đồ hàng thùng công nhận là rẻ, độc, khó đụng hàng nên sau khi lê la, hóng hớt ở khắp các group bán hàng, địa chỉ online thì tôi cũng sắm được kha khá những món đồ hay ho. Chiến tích lần đầu tiên mua hàng thùng là một chiếc áo sơ mi xanh dương kiểu dáng basic của Zara. Dù là hàng của thương hiệu có tiếng, nhưng là hàng thùng và đang trong đợt giảm giá nên chỉ 70.000 đồng.
Hàng về tay khiến tôi “thích chí” vì chất liệu ổn quá, cứng cáp đúng kiểu công sở hay mặc mà ra hàng chẳng bao giờ dưới 500 – 600.000 đồng. Lần đầu mua cũng hên xui vì đặt online giao về nhà. Nhưng sau khi thấy rẻ, chất sướng là vui lắm.
Ngay sau đó, tôi còn tìm ra chợ Đông Tác với ý định mua áo phông trắng bởi nghe nói ở đó nhiều hàng thùng chất lắm. Có cái chọn ở hàng đổ đống ngoài chợ, có cái chọn ở móc treo hàng tuyển bên trong. Nhưng dù ở đâu thì cũng chỉ dưới 40.000 đồng/cái. Một lượt đi sắm 3-4 cái áo phông ưng ý của tôi có giá chưa tới 150.000 đồng mà mặc được cho cả mùa hè cũng bõ và phê lắm.
Cứ ra chợ hàng thùng mà xem một lượt đi sắm 3-4 cái áo phông ưng ý chỉ có giá chưa tới 150.000 đồng.
Tôi cũng nghe nhiều người than rằng mua hàng thùng rẻ nhưng mệt nhọc, tốn thời gian vì phải lân la bò tìm rồi bới lông tìm vết nếu không sảy chân là dính hàng không mặc được ngay. Thì đúng là lựa đồ hàng thùng siêu cực, xác định mua đồ là cứ phải bỏ từ nửa ngày, đến cả ngày để lựa trên bới dưới để tìm đồ ưng ý. Tìm xong rồi lại xét kỹ càng từng đường kim mũi chỉ, chi tiết đính kết để tránh mua nhầm.
Nhưng với những người hiếu thắng và kỹ tính như tôi thì ngược lại. Nó khiến cảm giác phải mua bằng được món đồ ưng ý của mình được thôi thúc. Thế là tôi cứ lao vào tìm tìm, bới bới mê đắm cả ngày mà không biết mệt. Có lần đi cùng bạn bè, ai cũng mệt mỏi rã rời mà tôi vẫn hùng hục hăng say bới đồ, kiếm được đồ nào rẻ, đẹp, độc lại cười ré lên, la lối khoe khoang đến buồn cười.
Còn nữa, sau nhiều lần mò mẫm, có lần may mắn, tôi còn có thể vớ được món đồ hiệu nào đó mới tinh, chỉ bị chút xước hoặc dơ nhẹ chỗ nào đó khó thấy. Điều đó cũng đủ để tôi mừng cả tháng vì mình sở hữu chúng với giá hời như cho. Như chiếc thắt lưng Gucci được tôi mua chỉ với 250.000 đồng, mà té ra trên web đang bán tới hơn triệu. Đấy sương sương may mắn thôi cũng giúp tôi sắm được không ít item “ổn áp” khiến việc mua sắm hàng thùng càng khiến tôi nghiện hơn.
Tips mua sắm sau thời gian làm “con nghiện” hàng thùng
Hình minh họa.
Sau một thời gian sử dụng hàng thùng, tất nhiên tôi cũng có cho mình vài mẹo mua sắm thông minh nho nhỏ. Để mua được món hàng thùng tốt cần kinh nghiệm nhưng nếu bạn là người mới cũng đừng quá lo vì những kinh nghiệm cốt lõi nhất sẽ được tôi chia sẻ ngay đây.
Kiểm tra phần nách và cổ áo: Đây là 2 vị trí dễ ố vàng, bám mùi và không thể giặt sạch nhé. Khi mặc những món đồ này thì chúng sẽ càng tỏa hương nồng đậm và sậm màu hơn. Nên khi phát hiện những điều này, nên tránh xa ngay lập tức.
Soi đồ dưới ánh đèn: Mẹo mua đồ hàng thùng là phải trong điều kiện ánh sáng tốt nhất, không có ánh mặt trời thì đừng ngại dùng đèn flash điện thoại soi kỹ từng đường may, chất vải để phát giác ra những lỗ thủng, màu loang mà mắt thường khó thấy.
Cố gắng ướm thử nó lên người: Như mọi loại quần áo khác, bạn hãy luôn mặc thử để tìm được món vừa vặn nhất. Một số món đồ hàng thùng trải qua quá trình sử dụng trước đó còn bị giãn vải nên size dễ to hơn so với bình thường.
Đừng ngại việc mang ra quán sửa lại: Để diện đồ si sang xịn như người ta bạn cũng nên thủ sẵn một vài tuyệt chiêu như thay cúc, cắt xén. Những chiêu đơn giản hay được dân tình áp dụng nhất là cắt áo thun thành crop top, biến chân váy dài chấm gót thành chân váy lửng… để giúp set đồ ưng mắt và tôn dáng, mang đậm style cá nhân.
Người Việt Nam tiết kiệm nhất thế giới nhưng vẫn tích cực mua quần áo mới
Theo báo cáo của Nielsen, trong quý 2, người Việt Nam đã chi tiêu ít hơn so với quý trước. Xếp sau tiết kiệm, tiền nhàn rỗi được chi cho quần áo mới.
Theo báo cáo mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, vào quý 2/2020, Việt Nam trở thành quốc gia lạc quan thứ hai thế giới với Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng là 117.
Chỉ số này giảm so với quý trước cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam sụt giảm, nhưng trong bối cảnh người tiêu dùng toàn cầu còn bi quan hơn thì Việt Nam vẫn nằm trong những quốc gia lạc quan nhất toàn cầu, vượt qua Philippines và Indonesia để trở thành quốc gia có số người tiêu dùng lạc quan nhiều thứ 2 thế giới, chỉ sau Ấn Độ
Báo cáo cũng cho biết, sau Covid-19, người Việt Nam quan tâm nhất đến 2 điều: Sự ổn định của công việc và sức khỏe.
Cảm giác bất an về công việc
Số liệu đáng chú ý trong báo cáo của Nielsen là mức độ lo lắng của người tiêu dùng về nền kinh tế đã tăng vọt so với quý 1 và đây cũng là mức cao kỷ lục kể từ quý 2 năm 2014.
"Những xu hướng này phần lớn đều có thể dễ dàng dự đoán trước vì Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên kiểm soát được làn sóng đầu tiên của đại dịch và bước vào giai đoạn Phục hồi. Vì vậy sức khỏe không còn là mối quan tâm số 1 của người Việt Nam trong quý 2/2020.
Đồng thời, đại dịch đã để lại một ảnh hưởng dài hạn đến nền kinh tế và sự không chắc chắn của người tiêu dùng, dẫn đến cảm giác bất an về công việc và do dự trong việc chi tiêu", bà Louise Hawley, Tổng Giám Đốc Nielsen Việt Nam chia sẻ.
Bên cạnh đó, dù cố gắng quản lý việc chi tiêu những vấn đề điện, nước... nhưng do thời gian ở nhà nhiều hơn, người tiêu dùng buộc phải quan tâm nhiều hơn đến Gia tăng của hóa đơn tiện ích.
Vì Covid-19 đã lan mạnh ra khắp toàn cầu, cách ly xã hội, đóng cửa doanh nghiệp, và gia tăng thất nghiệp đã làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và sự sẵn sàng chi tiêu của họ.
Người Việt tiết kiệm nhất thế giới
Trên toàn cầu, người tiêu dùng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu trong xu hướng tiết kiệm. Vào quý 2, với mức độ tăng nhẹ (69% đến 72%), Việt Nam đứng đầu với việc có nhiều người tiêu dùng tiết kiệm nhất thế giới, theo sau bởi Hồng Kông (68%) và Singapore (65%).
Cũng trong quý 2, người Việt Nam thừa nhận rằng họ đã chi tiêu ít hơn so với quý trước. Xếp sau tiết kiệm, tiền nhàn rỗi của họ được chi cho quần áo mới.
Tiếp nối xu hướng của quý trước, mặc dù có một sự giảm nhẹ, Việt Nam vẫn nằm trong top 2 các quốc gia với tỉ lệ người tiêu dùng nói rằng họ chi tiêu nhiều cho các gói bảo hiểm cao cấp, chỉ sau Ấn Độ (39%).
Thêm vào đó, không ngạc nhiên khi người tiêu dùng Việt Nam chỉ ra rằng họ chi tiêu vào du lịch và giải trí bên ngoài ít hơn so với quý trước.
"Việc giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch COVID-19 đã tạo nên hiệu ứng domino, với những doanh nghiệp như khách sạn, bar và nhà hàng phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn và đồng thời, sức chi tiêu của người tiêu dùng cũng suy giảm vì có ít cơ hội chi tiêu hơn trước đây.
Bên cạnh đó, hậu quả của việc cắt giảm nhân sự và bất ổn định trong công việc đã làm gia tăng sự lo lắng về thu nhập cũng như tài chính của các hộ gia đình. Ngay cả khi chúng ta đều nhận thấy một sự hồi phục trong những tháng gần đây, nhu cầu của người tiêu dùng vẫn đang ở mức thấp và những tác động xa hơn về việc suy giảm chi tiêu sẽ ngày càng rõ ràng trong những tuần sắp tới.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng giảm tần suất ghé thăm các cửa hàng, nhà hàng và nhiều địa điểm ngoại tuyến khác, kết hợp cùng mối quan ngại về tài chính là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế chi tiêu cho những việc như giải trí, quần áo mới và ăn uống bên ngoài" bà Louise Hawley giải thích.
Đi ngược lại với xu hướng, sản phẩm công nghệ mới chiếm lĩnh vị trí thứ ba trong những điều người tiêu dùng chọn để chi tiêu tiền nhàn rỗi của họ. Đây cũng là nhân tố duy nhất có xu hướng tăng trong danh sách chi tiêu người Việt Nam vào quý 2 năm 2020.
"Có nhiều thời gian ở nhà hơn và với việc công nghệ đóng một vai trò thiết yếu trong mọi thứ như giáo dục, làm việc và giải trí đã tạo nên nhu cầu cao về các sản phẩm công nghệ mới", bà Louise bổ sung thêm.
Lý do chúng ta rất kém trong khoản tiết kiệm tiền và 4 điều có thể làm để khắc phục Bạn luôn cố gắng tiết kiệm tiền, nhưng số tiền tiết kiệm cuối cùng lại luôn ít hơn số bạn dự định hoặc thậm chí là chẳng tiết kiệm được đồng nào? Tại sao tiết kiệm tiền lại khó đến vậy? Gần một phần ba người Mỹ (31%) có ít hơn 5.000 đô la (khoảng 115 triệu đồng) tiết kiệm cho hưu trí....