Dân mạng ‘hồ hởi’ đoán tên mới của Facebook
Thông tin Facebook sắp ‘thay tên đổi họ’ khiến cộng đồng mạng sôi sục và bắt tay vào suy đoán danh tính mới của mạng xã hội này.
The Verge dẫn lời nguồn tin thân cận cho biết, Facebook dự định đổi tên và sẽ công bố tên gọi mới vào tuần sau. Điều này dẫn đến nhiều suy đoán của cộng đồng mạng.
Trên Twitter, một số gợi ý bao gồm những cái tên đơn giản như “FB”, hoặc quay lại “The Facebook”. Theo The Verge, tên gọi mới có thể liên quan đến “Horizon”, một nền tảng thực tế ảo mà công ty đang phát triển. Nó thể hiện tham vọng của CEO Mark Zuckerberg trong việc tạo ra một vũ trụ số ( metaverse). Ông Zuckerberg tin rằng vũ trụ số chính là bước nhảy tiếp theo của công nghệ, tiếp nối Internet di động. Vũ trụ số sẽ là nơi mọi người chìm đắm trong thế giới ảo để sống, làm việc và tương tác với nhau.
Samidh Chakrabarti, cựu lãnh đạo Facebook, cũng có suy đoán của riêng mình. Ông đoán công ty cũ sẽ đổi tên thành “Meta”. Địa chỉ web meta.com hiện dẫn về meta.org, website của một công cụ nghiên cứu y sinh nhận tài trợ của quỹ Chan Zuckerberg.
Vẫn theo The Verge, việc thay đổi thương hiệu nhằm định vị Facebook như một công ty vũ trụ số, thay vì một công ty mạng xã hội như hiện nay. Các ứng dụng, dịch vụ như Facebook, Instagram và WhatsApp vẫn duy trì tên gọi cũ, đứng dưới một mái nhà mới. Nó tương tự với vụ tái cơ cấu Google thành tập đoàn Alphabet vài năm trước.
Facebook dự định giới thiệu tên gọi mới vào ngày 28/10 tại sự kiện Connect.
Big Tech hào hứng với vũ trụ ảo metaverse
Các hãng công nghệ như Facebook, Microsoft, Epic Games dự định đầu tư hàng tỷ USD vào nghiên cứu và hiện thực hóa ý tưởng vũ trụ ảo metaverse.
Video đang HOT
Dù đang vật lộn với nhiều vấn đề cấp bách, từ điều tra chống độc quyền cho đến cáo buộc phát tán tin giả, trong cuộc họp công bố kết quả kinh doanh gần đây, CEO Mark Zuckerberg lại tập trung vào một thứ khác xa với những vấn đề trên: metaverse. Trong cuộc họp kéo dài một giờ, metaverse đã được đề cập gần hai chục lần.
Metaverse là ý tưởng được hình thành từ các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, nơi các vũ trụ ảo cung cấp một "lối thoát" khỏi xã hội đổ nát. Giờ đây, ý tưởng này trở thành một mục tiêu cao cả cho Thung lũng Silicon, và trở thành nguồn cảm hứng yêu thích của các công ty khởi nghiệp, nhà đầu tư mạo hiểm và những "gã khổng lồ" công nghệ.
Mục tiêu là tạo ra một không gian tương tự Internet, nhưng người dùng (thông qua hình đại diện kỹ thuật số) có thể đi vào bên trong và tương tác với người khác trong thời gian thực. Về lý thuyết, bạn có thể ngồi quanh bàn họp ảo với các đồng nghiệp từ khắp nơi trên thế giới - thay vì nhìn chằm chằm vào khuôn mặt 2D của họ trên Zoom - và sau đó đi đến một cửa hàng Starbucks ảo để gặp mẹ của bạn, người đang sống ở đầu kia của đất nước.
Những tuần gần đây, Zuckerberg đã đề cập tới tầm nhìn biến Facebook thành một "công ty siêu vũ trụ ảo", và cho biết ông đã bắt đầu nghĩ về khái niệm này khi còn học trung học cơ sở. Facebook gần đây cũng thông báo thành lập một nhóm chuyên nghiên cứu sản phẩm metaverse mới, thậm chí Zuckerberg cho biết ông coi công nghệ này là "sự kế thừa của Internet di động".
Kính thực tế ảo AR của Microsoft.
CEO Microsoft Satya Nadella tuần trước cho biết công ty đang làm việc để xây dựng "vũ trụ doanh nghiệp ảo". Epic Games vào tháng 4 cũng công bố vòng tài trợ 1 tỷ USD nhằm hỗ trợ tham vọng vũ trụ ảo của mình, thông tin này đã đẩy định giá của nhà phát triển game Fortnite lên gần 30 tỷ USD. Và vào đầu tháng 6, nhà đầu tư mạo hiểm Matthew Ball đã khởi động một quỹ giao dịch hối đoái cho phép mọi người có thể đầu tư vào metaverse, một số công ty đầu tư vào đây gồm nhà sản xuất chip đồ họa Nvidia và nền tảng chơi game Roblox.
Tuy nhiên, tất cả hiện vẫn chỉ là ý tưởng, một metaverse hoạt động đầy đủ chức năng có thể mất nhiều năm và hàng tỷ USD đầu tư nghiên cứu. Các công ty lớn tham gia cuộc đua hiện giờ có thể chỉ đơn giản là muốn trấn an các nhà đầu tư rằng họ sẽ không bỏ lỡ bất kỳ xu hướng lớn nào. Và đặc biệt là trong trường hợp của Facebook, phát huy tiềm năng lâu dài cho metaverse có thể là một cách hữu ích nhằm phân tán sự chú ý ngày càng tăng từ chính quyền Mỹ.
Dù động cơ là gì, nhiều câu hỏi lớn về metaverse vẫn còn đó. Từ cách các công ty công nghệ xử lý vấn đề về an toàn và quyền riêng tư trong metaverse đến việc liệu mọi người có thực sự muốn sống phần lớn cuộc đời trong một mô phỏng nhập vai hay không.
"Mối quan tâm lớn nhất của tôi về metaverse là: Chúng ta đã sẵn sàng chưa?" Avi Bar-Zeev, nhà sáng lập công ty tư vấn thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường RealityPrime, đồng thời là cựu nhân viên của Apple, Amazon và Microsoft, cho biết.
"Chúng ta có đủ tiến hóa về mặt cảm xúc để vượt ra ngoài ranh giới của chiếc màn hình?", Bar-Zeev nói. "Chúng ta có an toàn để bắt đầu tương tác ở cấp độ giữa người với người hay không, hay các lỗ hổng vẫn sẽ phá hủy nó và tất cả mọi người?".
Đặc trưng của Metavers e
Khái niệm metaverse lần đầu xuất hiện vào năm 1992, trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash của nhà văn Neal Stephenson. Trong câu chuyện, metaverse là một nền tảng giải trí ảo, nhưng cũng đầy rẫy các vấn đề như nghiện công nghệ, phân biệt đối xử, quấy rối và bạo lực, đôi khi các tệ nạn này còn "tràn" sang cả thế giới thực.
Điều đó khác xa với tiềm năng lạc quan mà Zuckerberg và những người ủng hộ ý tưởng metaverse trình bày. Tuy nhiên, vẫn không ai có thể đồng ý về một định nghĩa rõ ràng về metaverse là gì, hoặc có thể là gì.
Các chuyên gia có xu hướng đồng ý về một số khía cạnh chính của metaverse, bao gồm ý tưởng người dùng sẽ trải nghiệm được cảm giác hiện diện. Tức là họ sẽ cảm thấy như đang thực sự ở trong một không gian với những người khác, nhìn thấy mọi thứ ở góc nhìn thứ nhất. Metaverse cũng sẽ có thể cho phép nhiều người dùng tương tác với nhau trong thời gian thực.
"Bạn có thể nghĩ về metaverse giống như hiện thân của Internet khi bạn đang ở bên trong thay vì chỉ nhìn vào", Zuckerberg nói.
Giống như Internet ngày nay, metaverse sẽ không phải là một công nghệ duy nhất, mà là một hệ sinh thái được xây dựng theo thời gian bởi nhiều công ty khác nhau bằng cách sử dụng nhiều công nghệ khác nhau. Jesse Alton, Giám đốc của Open Metaverse, một nhóm phát triển các tiêu chuẩn nguồn mở cho metaverse, cho biết lý tưởng nhất là các phần khác nhau của hệ sinh thái sẽ được kết nối với nhau và có thể hoạt động được.
Một số khía cạnh của metaverse hiện đã tồn tại. Các dịch vụ trò chơi trực tuyến như Fortnite cho phép người dùng thi đấu, giao lưu và xây dựng thế giới ảo với hàng triệu người chơi khác. Một số người đã chi hàng nghìn USD mua những ngôi nhà ảo, đầu tư bất động sản trong thế giới trò chơi.
Vấn đề với metaverse
Những người ủng hộ metaverse cho rằng công nghệ này cuối cùng sẽ có tiềm năng kinh doanh khổng lồ như bán hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số. Nó cũng có thể mang lại lợi ích cho con người bằng cách nâng cao trải nghiệm tương tác công nghệ.
"Những gì chúng tôi thực sự đang làm là tìm ra cách mang công nghệ vào cuộc sống, giúp cho cuộc sống tốt hơn và tăng cường giao tiếp giữa người với người", Bar-Zeev của RealityPrime nói.
Nhưng cũng có một số lo ngại về cách metaverse có thể bị lợi dùng hoặc khai thác.
Tuần trước, Zuckerberg đã nói rằng quảng cáo có thể sẽ là nguồn doanh thu chính trong metaverse, như đối với công ty hiện nay. Nhưng một số chuyên gia lo lắng rằng mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo sẽ tạo ra tình trạng bất bình đẳng khi chỉ những người có khả năng chi trả mới không bị quảng cáo làm phiền trải nghiệm metaverse.
Jack Dorsey chế giễu metaverse của Mark Zuckerberg CEO Twitter Jack Dorsey đồng ý với quan điểm rằng vũ trụ ảo metaverse mà Facebook đang theo đuổi là "độc tài" và "lỗi thời". Trên Twitter, một người có tên @udiWertheimer giải thích thuật ngữ metaverse, trong đó nhắc đến việc nó ra đời năm 1992 trong cuốn tiểu thuyết viễn tưởng Snow Crash của nhà văn Neal Stephenson. "Ban đầu, thuật...