“Dằm trong tim” là có thật: Cảnh sát vào cuộc sau khi phát hiện cây kim dài 7cm cắm ngập trong tim bé gái 11 tuổi
Sau 2 lần phẫu thuật tim để loại bỏ dị vật nguy hiểm, bé gái 11 tuổi đang phải vật lộn để giành lấy sự sống từ tay tử thần.
Theo SCMP, cảnh sát ở miền bắc Trung Quốc đang vào cuộc điều tra lý do tại sao cây kim dài 7cm có thể cắm ngập vào trái tim của một bé gái.
Các bác sĩ rất ngạc nhiên khi tìm thấy vật thể lạ bằng thép bên trong trái tim của bé gái 11 tuổi sau khi em nhập viện với tình trạng đau tức ngực dữ dội.
Đầu tháng 9, em gọi điện báo cho bố mẹ rằng mình cảm thấy không khỏe. Khi đến bệnh viện Nhi đồng Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang) để kiểm tra, các bác sĩ nghi ngờ em bị viêm cơ tim nhưng xét nghiệm máu lại loại trừ chẩn đoán này. Ngay sau đó, chụp cắt lớp mới cho thấy nguyên nhân của vấn đề: Cây kim dài 7cm đã nằm trong tim cô bé từ lúc nào không ai hay biết.
Các bác sĩ cho hay, đây là một trong những ca phẫu thuật loại bỏ dị vật phức tạp nhất tại bệnh viện Nhi đồng Cáp Nhĩ Tân. Về cơ bản, cây kim di chuyển theo từng nhịp tim và phải phẫu thuật đến 2 lần mới có thể loại bỏ nó. Theo báo cáo của bệnh viện, bé gái 11 tuổi đang được chăm sóc đặc biệt vì sức khỏe vẫn bất ổn sau ca phẫu thuật.
Video đang HOT
Được biết, bé gái này đang theo học bộ môn cử tạ tại một trường thể thao ở thị trấn Nghi Xuân, tỉnh Hắc Long Giang. Chính em cũng không biết tại sao cây kim dài 7cm lại lọt vào hệ tuần hoàn.
Khả năng cô bé nuốt phải cây kim đã bị loại bỏ vì như vậy, nó phải mắc kẹt trong khí quản. Ngoài ra, các bác sĩ cho rằng việc nó đã đâm xuyên qua da rồi lọt vào tim cũng không hợp lý cho lắm.
Trong thời gian bé gái tĩnh dưỡng, bệnh viện Nhi đồng Cáp Nhĩ Tân đã bàn giao vụ việc cho cảnh sát để điều tra làm rõ. Và “dằm trong tim” không chỉ là tên bài hát nữa, nó là thật và có thể lấy mạng của bất cứ ai…
Theo SCMP/Helino
Nghệ An: Phẫu thuật thành công mẫu xương bò dài 4cm nằm trong phổi suốt 3 tháng liền
Đau tức ngực, ho kéo dài suốt 3 tháng, chị Nguyễn Thị D. (49 tuổi, trú tại Hà Tĩnh) đi khám và phát hiện phế quản phải có dị vật là mảnh xương bò, gây biến chứng viêm phổi nặng.
Mẫu xương bò dài 4cm nằm trong phổi chị D. suốt 3 tháng liền.
Ngày 5/9, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cho biết, các bác sĩ Khoa Hô hấp miễn dịch dị ứng của bệnh viện này vừa nội soi gắp thành công mẫu xương lớn ở trong phổi nhiều tháng trời gây tình trạng viêm phổi nặng, khó thở cho bệnh nhân 49 tuổi.
Trước đó, vào ngày 29/8, bà Nguyễn Thị D. (49 tuổi, trú tại Hà Tĩnh) đến Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An để thăm khám trong tình trạng ho dữ dọi kéo dài kèm nhiều đờm, tức ngực, khó thở. Bệnh nhân D. đã đi khám tại bệnh viện tuyến dưới nhưng không thể điều trị dứt điểm bệnh tình.
Qua khai thác bệnh sử, bà D. cho biết, cách đây 3 tháng đã bị hóc xương trong một lần ăn bún bò. Do cứ nghĩ mẩu xương sẽ trôi xuống đường tiêu hóa và tự ra ngoài, nhưng thực tế, dị vật đã đi "lạc" vào đường hô hấp.
Qua thăm khám và hình ảnh phim chụp CT-Scanner, các bác sĩ phát hiện dị vật kích thước lớn, có cạnh sắc nhọn nằm vị trí phế quản trung gian phổi phải, viêm mủ, sưng tấy xung quanh, gây nên tình trạng viêm phổi nặng, khó thở nhiều cho bệnh nhân.
Ngay sau đó, Thạc sĩ Lê Nhật Huy, Trưởng khoa Hô hấp Miễn dịch dị ứng cùng Ekip các y, bác sĩ đã khẩn trương tiến hành nội soi gắp dị vật ra ngoài an toàn. Dị vật được xác định là một mẩu xương bò kích thước gần 4cm.
Theo các sĩ khoa Hô hấp, nếu dị vật tiếp tục ở phổi thêm sẽ làm cho tình trạng sức khoẻ người bệnh ngày càng xấu đi, gây nhiễm trùng đường hô hấp, cản trở sự thông khí, nặng hơn xuất hiện áp xe phổi, tràn mủ, giãn phế quản...
Sau khi được gắp dị vật ra ngoài, sức khỏe của bệnh nhân đã dần hồi phục trở lại và có thể xuất viện trong những ngày tới.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi bị hóc dị vật, mọi người thường cố gắng khạc, dùng tay móc, nuốt miếng thức ăn to hoặc chữa mẹo dân gian để lấy ra. Tuy nhiên, những cách này sẽ làm cho tình trạng xấu đi, dị vật có thể bị mắc sâu hơn và rơi vào vị trí nguy hiểm.
Để phòng ngừa hóc dị vật, khi ăn uống, mọi người không nên vội vàng, nói hay cười đùa, đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ. Cần tập trung ăn, nhai kỹ để hạn chế tình trạng dị vật lọt vào đường thở.Khi không may hóc, kèm những biểu hiện bất thường như khó thở, ho nhiều, tức ngực, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Đặc biệt, bệnh nhân có hội chứng xâm nhập, ho nhiều, viêm đường hô hấp tái phát không đỡ, phải đến cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác, điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Nguyễn Tú
Theo Dân trí
Những người có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao, nếu có dấu hiệu này bạn cần cảnh giác Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp... là những dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Máu nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này...