Đậm đà món gỏi cá “ảo thuật” hấp dẫn khách sành ăn Sài thành
Hấp dẫn quá!” ai cũng thốt lên khi dĩa gỏi cá bóp được chị Vy, chủ quán mang từ bếp lên. Cái mùi hăng của hành củ, cái màu xanh roi rói của dĩa gỏi làm cho những vị khách cứ chép miệng.
Đậm đà món gỏi cá “ảo thuật”
“Rau muống tươi thật!” một người trong nhóm chúng tôi cho ý kiến. “Không phải đâu, hành lá thái đôi đó!” mọi người mới té ngửa là mình nhìn nhầm. Thế là cái công đoạn ăn bằng mắt đã bị cô chủ quán đánh lừa. Dĩa gỏi bài trí khá đẹp với màu xanh của hành lá, màu trắng của hành củ điểm xuyến vài lát ớt sừng tạo điểm nhấn. Nhìn là chỉ muốn gắp ngay một đũa.
Chủ quán đang trộn dĩa gỏi cá bóp.
Thịt cá bóp phi-lê được thái thành lát.
Cho nước cốt chanh vào để tái cá.
Video đang HOT
Thêm gừng và một số gia vị vào khi ướp cá.
Phần hành lá thái đôi là nguyên liệu làm gỏi chính.
Phần cá bóp đã xử lý sẽ cho lên bề mặt đĩa gỏi.
Nước ướp cá được rưới lên bề mặt dĩa gỏi. Nước trộn gỏi này chính là phần nước tươm ra từ nước cốt chanh khi tái cá.
Với một số thực khách thì lại muốn tự tay trộn dĩa gỏi cho mình.
Khi ăn, cái mùi hăng hăng của hành cứ thoang thoảng lên mũi, miếng cá bóp mềm ngọt hòa lẫn vị chua từ chanh cứ tan dần xuống thực quản, cái âm thanh rôm rốp khi nhai gỏi cứ làm cho thính giác bị kích thích. Chính những hương vị đó, thực khách Sài thành đã truyền miệng nhau về món gỏi cá “ảo thuật” này.
Ý tưởng chế biến món ăn này hết sức ngẫu nhiên, cách đây hơn 30 năm, trong một lần nấu nướng, đầu bếp của quán cũng là mẹ cô chủ nhà hàng hiện nay vô tình rưới nước cốt chanh vào những miếng cá chẽm vốn để chế biến món khác, thay vì bỏ đi phần cá, bà đã nếm thử, thấy miếng cá vừa tái, ăn ngọt vị, không tanh.
Vậy là “nấu nấu, bỏ bỏ, thêm thêm, bớt bớt” sau hơn 1 tháng, qua nhiều loại cá, bà chủ quán quyết định chọn cá bóp. Món ăn hoàn chỉnh với vị ngọt tự nhiên của cá, cay cay của gừng, hơi hăng hăng của hành lá và chút béo của dầu mè cùng nước sốt mù tạt bông cải theo công thức gia truyền đã tạo nên nét đặc trưng nơi đây.
Dầu mè cùng nước sốt mù tạt bông cải theo công thức gia truyền của nhà chị Vy.
Sài Gòn, nơi đón nhận nhiều nền văn hoá khác nhau cũng là nơi hội tụ những dòng chảy ẩm thực độc đáo. Món gỏi cá bóp này cũng vậy, nó góp thêm cái vị biển Nam Trung Bộ vào thực đơn của đất Sài thành.
Thực đơn quán hiện tại có vài mươi món nhưng món gỏi “ảo thuật” vẫn là lựa chọn đầu tiên cho mỗi cuộc sum vầy.
Theo Dân trí
Gỏi cá bớp trên đường Vườn Chuối "mê hoặc" người ăn
Nếu mọi người thường dùng các loại cá nhỏ như cá mai, cá giỏi... để làm gỏi thì trên đường Vườn Chuối (quận 3, TPHCM) có một quán ăn đã chọn cá bớp để "mê hoặc" thực khách.
Đi dọc đất nước hình chữ S, chúng ta sẽ bắt gặp gỏi cá rô ở miền Bắc, gỏi cá mai, cá đục ở miền Trung, gỏi cá trích ở Phú Quốc (miền Nam)... tất cả các món gỏi trên đều có điểm chung là được làm từ các loại cá có kích thước nhỏ, song quán Mây Bốn Phương đường Vườn Chuối đã có hơn 30 năm làm thực khách mê đắm với món gỏi cá bớp. Tuy nhiên, để có được món ngon như hôm nay người đầu bếp nhờ may mắn cộng với sự đam mê và nỗ lực của mình đã thử nhiều công thức để ra món ngon và phù hợp nhất phục vụ thực khách.
Ban đầu, gỏi được làm từ cá chẽm, sau đó, do nguồn cá chẽm không đều, đầu bếp đã tìm cách chuyển sang làm gỏi bằng cá bớp.
Chị Khánh Vy, đầu bếp đời thứ hai của quán, chia sẻ món gỏi cá này do bác gái của chị vô tình tìm được trong một lần nấu ăn. Lần đó, khi đang phục vụ tiệc cho khách, bác vắt sai chanh vào những lát cá trích trong tô. Vì đang tất bật, bác để phần cá trích ấy sang một bên, tiếp tục nấu món khác. Sau khi xong tiệc, bác dọn dẹp thì phát hiện những lát cá trích đó đã chín. Bác ăn thử thì thịt cá không tanh và thơm ngọt. Kỹ năng đầu bếp trỗi dậy, bác thử phối cá với các loại rau thơm, đưa người nhà thưởng thức, và ai cũng khen món ăn ngon.
Thừa thắng xông lên, bác thử phối, chế cá chẽm với các loại rau thơm gia vị. Và món gỏi cá chẽm ăn kèm với gốc trắng hành lá, với hành tây và nước sốt hạt cải đã ra đời.
Để có được một đĩa gỏi cá hoàn chỉnh, đầu bếp sẽ xử lý phần phile cá, xắt mỏng từ 5-7cm rồi trộn cùng nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1 và để trong ngăn mát tủ lạnh từ 6-8 tiếng. Sau đó, phần cá này tiếp tục trộn với hỗn hợp gia vị được phối hợp theo tỷ lệ nhất định, và để trong ngăn mát tủ lạnh từ 6-8 tiếng.
Khi khách gọi món, đầu bếp múc gốc trắng của hành lá, hành tây rồi múc gỏi cá và nước gỏi lên trên rồi dọn kèm nước sốt làm từ hoa cải. "Phần nước trộn với cá ở bước thứ hai hay nước sốt chấm cá đều phải tuân theo tỉ lệ nhất định. Chỉ cần lệch một ít hay thiếu bất kỳ thành phần nào đều khiến món ăn bị thay đổi", chủ quán cho biết.
Nhờ được "ướp" với chanh trong thời gian dài nên khi dọn cho khách, cá chẽm đã chín tái nên không tanh, kết hợp thêm cùng các loại gia vị có vị canh mạnh như gốc hành lá, hành tây, gừng, riềng... tạo vị cay mạnh. Những thực khách thưởng thức lần đầu dễ bị vị cay làm sặc nhưng miếng thứ hai, miếng thứ ba... thì lại đâm ghiền.
Những lát cá gần như được làm chín bằng chanh.
Ngay khi đưa ra giới thiệu, món gỏi cá nhanh chóng được lòng thực khách và trở thành món "đinh" của quán. Tuy nhiên, do nguồn cá chẽm không ổn định, đầu bếp phải tìm cách thay đổi loại cá và cuối cùng cá bớp được chọn. Hiện, mỗi ngày quán chế biến khoảng 3kg cá bớp. Đến cuối ngày, nếu dư, mọi người sẽ cố ăn hết, chứ không để qua ngày - vì cá ngậm nước cốt chanh lâu sẽ bị bở. Nhưng, hầu như mỗi khách đến quán đều gọi gỏi cá nên khả năng món ăn bị ế gần như không có.
.Theo Sgtiepthi.vn
Bữa cơm chỉ 75.000 đồng cho 4 món ăn mãi chẳng chán Những món ăn vừa ngon lại đậm đà thế này thì chẳng chồng con nào có thể chối từ được. Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món: - Cá nục kho dứa - Bắp cải luộc - Đậu phụ tẩm hành - Dưa củ cải muối CÁ NỤC KHO DỨA Cá chọn con to vừa phải, còn tươi. Sau đó...