Đảm bảo 100% học sinh lớp 3 tại TPHCM được học môn tiếng Anh, Tin học
Các trường tiểu học tại TPHCM không đủ giáo viên giảng dạy trực tiếp môn tiếng Anh, Tin học có thể ký hợp đồng lao động với giáo viên.
Học sinh tiểu học TPHCM trong ngày tựu trường.
Môn Tin học và tiếng Anh là môn học bắt buộc từ lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều địa phương vẫn thiếu đội ngũ giáo viên giảng dạy 2 bộ môn trên kể cả TPHCM. Thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn không tuyển được giáo viên của 2 bộ môn này.
Theo sở GD&ĐT TPHCM, nguyên nhân của tình trạng trên do số lượng giáo viên ngoại ngữ, tin học đăng ký tuyển dụng để thực hiện chương trình mới theo yêu cầu còn hạn chế vì chưa đảm bảo được các quy định về bằng cấp và chứng chỉ. Ngoài ra nhiều trường có nhu cầu tuyển dụng hai vị trí này nhưng không có ứng viên dự tuyển.
Nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan đến việc dạy học 2 môn tiếng Anh và Tin học lớp 3 ở các trường tiểu học trong năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT TPHCM đã có những chỉ đạo cụ thể.
Theo đó, đối với các trường học không đủ giáo viên giảng dạy trực tiếp môn tiếng Anh, Tin học, được thực hiện ký hợp đồng lao động và nguồn kinh phí được thực hiện theo quy định.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT TPHCM cũng yêu cầu phòng GD&ĐT TP Thủ Đức, các quận, huyện, cơ sở giáo dục thực hiện rà soát các trường, điểm trường, số lớp không có đủ điều kiện để thực hiện dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến lớp học ảo đối với 2 bộ môn này.
Song song đó, trường học bố trí đội ngũ giáo viên cốt cán có năng lực dạy học trực tuyến hỗ trợ đơn vị chưa đủ điều kiện thực hiện, sắp xếp thời khóa biểu khoa học để thực hiện phương án giáo viên dạy liên trường, dạy tại nhiều điểm trường.
Đặc biệt, Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu trường học rà soát số máy tính còn thiếu, xây dựng kế hoạch và chủ động tham mưu đề xuất UBND quận, huyện và TP Thủ Đức trang bị để có đủ máy tính, thiết bị dạy học cho học sinh.
Sở GD&ĐT TPHCM lưu ý, trường học sắp xếp thời khóa biểu linh hoạt, phù hợp, đảm bảo 100% học sinh lớp 3 được học môn Tin học và tiếng Anh theo quy định.
Trong đó, cần khuyến khích ứng dụng mô hình 3D vào giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng hệ thống LMS để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh/ nhóm học sinh trên hệ thống khi tổ chức các hoạt động trong và ngoài lớp học.
TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ trẻ mầm non làm quen với Tiếng Anh nhiều nhất cả nước
Ngày 5/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo triển khai chương trình làm quen với tiếng Anh theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Hội thảo do Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì, cùng với sự tham gia của nhiều đại diện từ Vụ Giáo dục Mầm non, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, Cục Cơ sở Vật chất và đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo.
Báo cáo tại Hội thảo, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non cho biết: Trước nhu cầu của xã hội về việc cho trẻ em mầm non làm quen với ngoại ngữ, ngày 18/3/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn hướng dẫn tổ chức thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Việc triển khai tổ chức thí điểm cho trẻ làm quen với tiếng Anh đã đạt được những kết quả quan trọng.
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tính đến năm học 2018-2019, có 58/63 tỉnh, thành phố tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh, với tổng số trẻ tham gia là 321.149 trẻ; trong đó, 31.627 trẻ 3-4 tuổi; 71.504 trẻ 4-5 tuổi; 90.018 trẻ 5-6 tuổi. Một số tỉnh, thành phố có đông trẻ làm quen với tiếng Anh như: thành phố Hồ Chí Minh trên 96,000 trẻ (chiếm 58 % tổng số trẻ đến trường); Hà Nội có gần 30.000 trẻ (chiếm 32%); Đà Nẵng 13.473 trẻ (chiếm 19,2%); Vĩnh Phúc 7.343 trẻ (chiếm 14,2%). Độ tuổi cho trẻ làm quen với tiếng Anh là từ 3-5 tuổi.
Ở hầu hết các địa phương việc tổ chức cho trẻ em mầm non làm quen với tiếng Anh được thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non. Dựa trên đăng ký của cha mẹ trẻ, các cơ sở giáo dục mầm non liên kết với các trung tâm đã được Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định tài liệu, học liệu phối hợp thực hiện. Nhận thức, nhu cầu của phụ huynh, đặc biệt là tại các thành phố lớn là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động này. Có thể thấy trong thời gian qua, công tác cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh được sự ủng hộ rất lớn từ cha mẹ trẻ.
Chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non được xây dựng dựa trên cơ sở: Chương trình Giáo dục Mầm non; các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lý học và phương pháp cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh; các thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Anh; phương pháp xây dựng chương trình tiếng Anh của thế giới và kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam; bối cảnh văn hóa xã hội, giáo dục và điều kiện kinh tế thực tế của Việt Nam; sự đa dạng của đối tượng trẻ mẫu giáo về phương diện vùng miền, nhu cầu, điều kiện và khả năng làm quen với tiếng Anh.
Chương trình được xây dựng theo quan điểm giáo dục "lấy trẻ làm trung tâm". Các hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm giáo dục "chơi mà học, học bằng chơi", được lồng ghép tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục và giao tiếp trong các ngữ cảnh và hoạt động gần gũi, có ý nghĩa.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tại Hội thảo, các đại biểu cùng chia sẻ kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non và trung tâm tiếng Anh tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh đảm bảo chất lượng, đúng quy định; công tác lập kế hoạch cho trẻ làm quen với tiếng Anh của cơ sở giáo dục mầm non; rà soát nhu cầu của phụ huynh, lập kế hoạch triển khai với hình thức nhà trường tổ chức hoặc liên kết với Trung tâm ngoại ngữ triển khai; công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ, xây dựng môi trường, bố trí phòng lớp học trong triển khai cho trẻ làm quen với tiếng Anh.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Ngô Thị Minh ghi nhận những kết quả đã đạt được của các tỉnh thành trong việc triển khai chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non. Thứ trưởng hoan nghênh sự linh hoạt và cố gắng của các địa phương trong thực hiện chương trình với mục tiêu cao nhất là vì lợi ích cho trẻ.
Nhấn mạnh việc thực hiện chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non cần đảm bảo chất lượng, Thứ trưởng yêu cầu các địa phương quan tâm sâu đến nguyên tắc này, cần phê duyệt kỹ các chương trình dạy cho trẻ. Bên cạnh đó, tiếp tục chuẩn bị điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị; tập huấn đầy đủ cho đội ngũ giáo viên, thẩm định kỹ các giáo viên nước ngoài; tích cực số hóa giáo trình, tài liệu...
Với những kết quả triển khai thời gian qua, Thứ trưởng Ngô Thị Minh hy vọng, chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non sẽ tiếp tục được triển khai tích cực trên cả nước để trẻ mầm non được tiếp cận với tiếng Anh sớm, tạo tiền đề để sau này học tập tốt hơn; đặc biệt, giúp các em phát triển ngôn ngữ, tự tin và hòa nhập tốt trong môi trường xã hội toàn cầu hóa.
Bộ GD-ĐT loay hoay tìm giải pháp giải quyết bài toán thiếu giáo viên Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã gửi công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông cho năm học 2022-2023. Cả nước thiếu 94.700 giáo viên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có báo cáo gửi Quốc hội cho biết đã phối hợp...