Đắk Lắk ghi nhận trên 400 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, tính đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 408 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 15 huyện, thị xã, thành phố.
Con số này giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2023 và không có trường hợp tử vong.
Theo đó, toàn tỉnh có 20 ổ dịch nhỏ tại 6/15 huyện. Trong đó, huyện Buôn Đôn 2 ổ dịch, Cư M’gar 5 ổ, Ea Kar 1 ổ, Ea Súp 2, Krông Bông 2, Krông Pắc 8 ổ dịch. Nhờ điều tra và xử lý kịp thời nên đến nay toàn tỉnh chỉ còn 4 ổ dịch nhỏ đang hoạt động trong phạm vi khoanh vùng.
Ngành y tế Đắk Lắk tổ chức phun hóa chất diệt muỗi và tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng. Ảnh: Đình Thi.
Video đang HOT
Theo nhận định của ngành y tế, mặc dù số ca mắc giảm nhưng bệnh SXH diễn biến khó lường, gây nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm, thậm chí tử vong, thời gian phục hồi lâu. Đặc biệt, thời điểm này Tây Nguyên đang bước vào mùa mưa, dự báo số ca mắc sẽ có xu hướng gia tăng từ nay đến tháng 11.
Vì vậy người dân không nên chủ quan và cần chủ động phòng, chống dịch; tiến hành diệt lăng quăng bọ gậy, thu gom các đồ vật có thể ứ đọng nước xung quanh nhà; đồng thời, ngăn không cho muỗi chích bằng cách ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay…
Ngành y tế Đắk Lắk tiếp tục chủ động tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy tại các khu vực ổ dịch một cách triệt để, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành, bảo đảm tỷ lệ phun đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, duy trì công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định phòng, chống dịch, đặc biệt xử lý nghiêm tình trạng chủ quan, lơ là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Hải Phòng: Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue
Tính đến giữa tháng 6/2024, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn TP.Hải Phòng tăng gấp 12.6 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Địa phương này đang đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Sở Y tế TP.Hải Phòng tổ chức Hội nghị hướng dẫn phòng chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue. (Ảnh: CTTTP)
Vừa qua, Sở Y tế TP.Hải Phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) năm 2024. Tại Hội nghị, các đại biểu được cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh SXHD trên địa bàn; hướng dẫn quy trình giám sát bệnh, xử lý ổ dịch; cập nhật chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh SXHD. Tham dự Hội nghị có gần 200 cán bộ, nhân viên y tế đến từ các Bệnh viện, Trung tâm y tế, Phòng Y tế các quận/huyện trên địa bàn thành phố.
Trước đó, chiều 17/6, Sở Y tế TP.Hải Phòng cũng tổ chức Hội nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dịch SXHD trên địa bàn. Nhận thấy tình hình dịch SXHD diễn biến phức tạp, TP.Hải Phòng đặc biệt chú trọng đến công tác phòng chống dịch. Tính đến 15/6/2024, ghi nhận tại TP.Hải Phòng có tổng số 1.032 ca mắc SXHD, tăng gấp 12,6 lần so với cùng kỳ năm 2023. Số ca mắc tăng nhanh từ tuần thứ 22 trở lại đây. Toàn thành phố có 131 ổ dịch, số mắc tập trung tại Lê Chân (646 ca), Hải An (169 ca), Ngô Quyền (73 ca). Có 154 ca có dấu hiệu cảnh báo (tỷ lệ 15%). Chưa ghi nhận ca tử vong do SXHD.
Tính đến ngày 15/6/2024, cả nước ghi nhận 24.843 trường hợp mắc SXHD, trong đó có 3 trường hợp tử vong.
Bệnh Sốt xuất huyết Dengue đang gia tăng trên địa bàn TP.Hải Phòng.
Bệnh SXHD có thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 3-14 ngày, trung bình là 5-7 ngày. Người mắc bệnh bị sốt cao đột ngột liên tục từ 2-7 ngày, có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau: biểu hiện xuất huyết ở nhiều mức độ, chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam; nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn; da xung huyết, phát ban; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; vật vã, lừ đừ, li bì; đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
Nguyên nhân nhiễm bệnh có thể xuất hiện và lây lan ở nơi đông dân cư tập trung, dân cư sống chen chúc và số người cảm thụ cao; vùng có vệ sinh môi trường kém; quá trình đô thị hóa và di dân.
Trước tình hình dịch bệnh SXHD đang có diễn biến phức tạp trên cả nước, cũng như tại TP.Hải Phòng, để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, Sở Y tế thành phố đề nghị các Trung tâm Y tế phối hợp với Phòng Y tế các quận/huyện bám sát tình hình dịch bệnh, kịp thời tham mưu UBND các quận/huyện có giải pháp phòng chống dịch cụ thể phù hợp từng địa phương; rà soát vật tư hóa chất, trang thiết bị phòng chống dịch; xây dựng phương án ứng phó với tình hình dịch SXHD có diễn biến xấu.
Qua đó, Sở y tế yêu cầu các cơ sở y tế khám, chữa bệnh phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm những trường hợp bị nhiễm bệnh để xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, tập huấn hướng dẫn cách phòng chống bệnh, cách phát hiện những dấu hiệu ủ bệnh đối với gia đình không có khả năng theo dõi sát; trẻ nhũ nhi; thừa cân, béo phì; phụ nữ có thai; người lớn tuổi; bệnh mạn tính.
TP HCM ghi nhận gần 600 ca mắc tay chân miệng chỉ trong một tuần Ngày 30/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết, số lượng ca mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố đã tăng 26% so với trung bình 4 tuần trước đó. Theo HCDC, tính từ ngày 20/5 đến 26/5 (tuần 21), tại TP HCM đã ghi nhận 581 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 26% so...