Đái tháo đường ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Đái tháo đường nếu không được kiểm soát sẽ gây biến chứng khắp các cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt, thận.
Theo Bệnh viện Nhi T.Ư, đái tháo đường ở trẻ em thường gặp là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Trong đó, đái tháo đường type 1 do tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ insulin. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1 cần được điều trị bằng insulin thì mới có cơ hội sống.
Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1 cần được điều trị bằng insulin. Ảnh BỆNH VIỆN NHI T.Ư
Insulin là một hormon được sản xuất ra bởi tế bào beta của tuyến tụy, hormon này giúp cơ thể sử dụng đường từ máu để tạo năng lượng.
Với đái tháo đường type 2, vấn đề chính là sự đề kháng insulin. Các tuyến tụy có thể tạo ra insulin, thường với số lượng lớn, nhưng insulin không hoạt động tốt vì các tế bào trong cơ thể đề kháng lại các tác dụng của insulin. Với đái tháo đường type 2, một thời gian sau tuyến tụy bị suy kiệt, cơ thể trở nên đề kháng với insulin và rơi vào tình trạng thiếu insulin.
Ngoài 2 type đái tháo đường phổ biến trên, ở trẻ em còn có thể gặp các bệnh lý như đái tháo đường sơ sinh (trẻ dưới 1 tuổi), đái tháo đường khởi phát ở người trẻ tuổi (MODY), hoặc đái tháo đường đi kèm với các tình trạng bệnh lý khác gây tổn thương tuyến tụy (đái tháo đường thứ phát).
Gia tăng trẻ mắc đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 1 không thể ngăn ngừa được. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm, vì vậy trẻ em và thanh thiếu niên không thể mắc bệnh từ người khác hoặc truyền bệnh cho bạn bè hoặc thành viên trong gia đình. Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường type 1 rất phức tạp, xảy ra do sự kết hợp giữa gen trong cơ thể với một số yếu tố môi trường.
Video đang HOT
Các triệu chứng liên quan mắc đái tháo đường ở trẻ nhỏ. Ảnh BỆNH VIỆN NHI T.Ư
Không giống như bệnh đái tháo đường type 1, bệnh đái tháo đường type 2 có thể được ngăn ngừa. Tăng cân quá mức, béo phì và lối sống ít vận động là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Trước đây, bệnh đái tháo đường type 2 thường chỉ xảy ra ở người lớn. Nhưng hiện nay, ngày càng nhiều trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2, do số lượng trẻ em thừa cân, béo phì ngày càng tăng nhanh.
Để giảm nguy cơ mắc và phát triển bệnh đái tháo đường type 2 cho trẻ em, các gia đình cần đảm bảo trẻ ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Khuyến khích con bạn ăn thực phẩm ít béo, hạn chế thức ăn và đồ uống có đường; duy trì hoạt động và hạn chế thời gian dành cho các hoạt động ít vận động.
Triệu chứng và biến chứng do đái tháo đường
Đái tháo đường là tình trạng đường máu tăng cao. Trong đó, đường máu lúc đói trên 7 mmol/l và sau ăn trên 11 mmol/l.
Những dấu hiệu phổ biến của bệnh đái tháo đường là: tiểu đêm thường xuyên; hay khát nước, uống nhiều nước; sụt cân; mệt mỏi; thay đổi cảm xúc.
Theo thời gian, các biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan chính trong cơ thể, bao gồm: tim, mạch máu (mạch vành, xơ vữa động mạch), dây thần kinh (tổn thương), mắt (nguy cơ mù lòa) và thận (suy thận). Duy trì mức đường huyết bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc nhiều biến chứng.
(Bệnh viện Nhi T.Ư)
Phát hiện loại quả tuyệt vời giúp giảm mức đường huyết sau ăn
Nghiên cứu đã phát hiện ăn quả mọng trong bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2.
Bởi vì các loại trái cây có thể cải thiện cách cơ thể chuyển hóa đường.
Bác sĩ Vishal Shah từ trang web y tế Thriva đã chia sẻ những lựa chọn lối sống tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ông giải thích: Ăn carbohydrate (chất đường bột) thường làm tăng lượng đường trong máu, đồng thời lượng insulin trong máu cũng tăng lên để xử lý đường.
Lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận: Các loại quả mọng, đặc biệt là nam việt quất, việt quất, mâm xôi và dâu tây, giúp cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau ăn và tăng insulin máu ở người lớn thừa cân hoặc béo phì bị kháng insulin và ở người lớn mắc hội chứng chuyển hóa.
Quả mọng giúp giảm cả mức cholesterol "xấu" LDL, huyết áp tâm thu, lượng đường trong máu lúc đói, chỉ số khối cơ thể và mức đường huyết trung bình. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhưng có một cách để giải quyết vấn đền này là thêm quả mọng vào bữa ăn. Điều này có thể cải thiện cách cơ thể chuyển hóa đường, từ đó cần ít insulin hơn và mức đường không thay đổi đột ngột, tiến sĩ Shah cho biết, theo tờ Express.
Mặc dù các loại quả mọng có chứa đường ở dạng fructose, nhưng chúng chứa đầy các dưỡng chất giúp thay đổi cách cơ thể phản ứng với thức ăn, ông giải thích.
Thực tế, điều này đã được chứng minh bởi một nghiên cứu được công bố trên tạp chí nghiên cứu Food and Function vào năm 2019.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích tổng hợp 22 thử nghiệm đánh giá tác động của các loại quả mọng trong chế độ ăn uống ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu.
Kết quả đã phát hiện ra rằng quả mọng cho "kết quả tích cực trong việc quản lý bệnh tiểu đường".
Mặc dù quả mọng có tác dụng hữu ích đối với việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường, nhưng cần phải kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và thường xuyên vận động. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đó là giảm cả mức cholesterol "xấu" LDL, huyết áp tâm thu, lượng đường trong máu lúc đói, chỉ số khối cơ thể và mức đường huyết trung bình, theo Express.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận: Các loại quả mọng, đặc biệt là nam việt quất, việt quất, mâm xôi và dâu tây, giúp cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau ăn và tăng insulin máu ở người lớn thừa cân hoặc béo phì bị kháng insulin và ở người lớn mắc hội chứng chuyển hóa.
Trong các nghiên cứu dài hạn, những loại quả mọng này có thể cải thiện đường huyết và mỡ máu, huyết áp và chứng xơ vữa động mạch, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các bằng chứng hiện có cho thấy các loại quả mọng có vai trò mới nổi trong các chiến lược ăn uống để ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các biến chứng.
Mặc dù quả mọng có tác dụng hữu ích đối với việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường, nhưng cần phải kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và thường xuyên vận động, các nhà nghiên cứu lưu ý, theo Express.
Bệnh tiểu đường: Dùng insulin thì mất bao lâu mới có tác dụng? Ở bệnh nhân tiểu đường, cơ thể sẽ không sản xuất đủ hoóc môn insulin. Tình trạng này khiến đường huyết tăng cao. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê insulin. Tùy thuộc từng loại mà thời gian phát huy tác dụng sẽ khác nhau. Insulin là loại hoóc môn tự nhiên trong cơ thể do tuyến tụy tiết ra. Nhờ...