Đại sứ Nga khẳng định không can thiệp vào chính trị Anh
Đại sứ Nga tại Vương quốc Anh Andrei Kelin khẳng định, Nga không can thiệp vào quá trình chính trị ở Anh và đang tìm kiếm các cơ hội để cải thiện quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Đại sứ Andrei Kelin.
Tờ báo Sunday Times của Anh thông báo tên của chín doanh nhân gốc Nga, các nhà tài trợ của phe bảo thủ ở nước này, đã được đưa vào báo cáo của nghị viện về cáo buộc Nga can thiệp vào các vấn đề chính trị của Anh. Tài liệu được chuẩn bị bởi Ủy ban Nghị viện về Tình báo và An ninh, nhưng chưa được công bố.
Tuy nhiên, Thủ tướng Boris Johnson đã nhiều lần tuyên bố rằng chính quyền Anh không có bằng chứng về sự can thiệp của Nga vào đời sống chính trị của Anh.
“Chúng tôi quan sát cẩn thận các bài phát biểu trong đại hội đảng cũng như các chính sách đang được áp dụng, vì các khuynh hướng chiếm ưu thế trong các đảng hàng đầu hiện nay rất quan trọng đối với chúng tôi. Nhưng chúng tôi không hề can thiệp vào quá trình này, chúng tôi sẽ tìm kiếm những điểm chung mà trên cơ sở đó có thể làm việc để cải thiện mối quan hệ “, đại sứ trả lời trong một cuộc phỏng vấn với các nhà báo Nga.
Video đang HOT
Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng những tưởng tượng về sự can thiệp của Nga sẽ không trở thành chủ đề chính trong đời sống chính trị của đất nước này.
“Việc khiến cho vấn đề liên quan đến Nga không trở thành chủ đề chính trong chiến dịch chính trị ở Anh là cực kỳ quan trọng, giống như ở Mỹ. Chúng không liên quan gì đến đời sống kinh tế hay chính trị ở đất nước này, đây là một câu chuyện hoàn toàn khác. Trong trường hợp này, chỉ có thể khẳng định một điều là có những người “đưa tin” không trung thực về các vấn đề liên quan đến Nga, cố gắng móc nối các quan điểm chính trị với điều đó”, đại sứ nói.
Phương Thảo
Theo giaoducthoidai.vn/Ria.ru
EU ra tuyên bố kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng ngay chiến dịch ở Syria, Nga - Mỹ đồng loạt bác bỏ
Nga và Mỹ bác tuyên bố chung của các nước EU đưa ra nhằm kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ dừng ngay chiến dịch quân sự ở Syria.
Hôm 10/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc triệu tập một cuộc họp khẩn về chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Đông Bắc Syria. Sau khi kết thúc phiên thảo luận kín, 5 nước châu Âu gồm Pháp, Đức, Anh, Bỉ và Ba Lan kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ dừng chiến dịch tấn công lực lượng người Kurd tại Syria, đồng thời cảnh báo cuộc tấn công sẽ đe dọa đến tiến trình hòa bình ở Syria.
Mỹ không đồng thuận với tuyên bố này. Washington đề xuất đưa ra một tuyên bố trong đó bày tỏ "quan ngại sâu sắc", kêu gọi bảo vệ dân thường và yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ thông qua các kênh ngoại giao thay vì các hoạt động quân sự và kêu gọi chấm dứt ngay sự hiện diện bất hợp pháp của các lực lượng nước ngoài ở Syria.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Kelly Craft. (Ảnh: Kyodo News)
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Kelly Craft cũng khẳng định Tổng thống Trump đã nói rõ Washington không tán thành quyết định tấn công quân sự của Ankara vào vùng Đông Bắc Syria.
Bà Craft nhắc lại việc ông Trump từng nhấn mạnh với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ rằng nước này phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc bảo vệ người Kurd và người dân thuộc các tôn giáo thiểu số, đồng thời bảo đảm các tay súng IS vẫn ở trong tù và tổ chức khủng bố này không thể ngóc đầu dậy.
Nữ Đại sứ Mỹ cũng cảnh báo Ankara sẽ phải hứng chịu hậu quả nếu không thực hiện những điều này.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia khẳng định bất cứ tuyên bố nào của Hội đồng Bảo an cũng cần phải tính tới các khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng Syria, không chỉ là hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ và yêu cầu chấm dứt ngay lập tức "sự hiện diện quân sự bất hợp pháp" ở nước này.
Theo AP, cuộc họp của Hội đồng Bảo an một lần nữa cho thấy sự bất lực của cơ quan quyền lực này trong việc đối phó với cuộc xung đột Syria kéo dài hơn 8 năm qua.
Chiến dịch quân sự mang tên "Mùa xuân Hòa bình" được Thổ Nhĩ Kỳ khởi phát chiều 9/10 nhằm "dọn sạch" những kẻ khủng bố IS và Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd (SDF) dẫn đầu khỏi khu vực biên giới.
Nó diễn ra không lâu sau khi Tổng thống Trump bắt đầu rút quân đội Mỹ khỏi Syria, mở ra một trong những trận chiến lớn nhất trong nhiều năm sau cuộc nội chiến kéo dài 8 năm ở Syria với sự tham gia của các cường quốc toàn cầu.
Ankara cho biết cuộc tấn công chỉ nhắm vào các tay súng có liên hệ với IS và lực lượng dân quân người Kurd trong nỗ lực tạo ra một "vùng an toàn", tạo điều kiện để 3,6 triệu người tị nạn Syria quay trở lại. Nhưng các cường quốc thế giới lo ngại chiến dịch mới đây sẽ làm gia tăng cuộc xung đột kéo dài 8 năm của Syria và giúp các tù nhân IS trốn thoát khỏi các nhà tù trong cảnh loạn lạc.
(Nguồn: AP)
SONG HY
Theo VTC
Sức mạnh đồng thuận của "bó đũa" ASEAN và EU để đối phó với tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc Những diễn biến phức tạp trên thực địa ở Biển Đông, đặc biệt là các việc tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tiếp tục gây quan ngại và phản ứng mạnh của dư luận quốc tế. Tàu đổ bộ HMS Albion của...