Đài Loan lỡ thời cơ vàng tiêm chủng Covid-19
Covid-19 lắng dịu ở Đài Loan trong thời gian dài nhờ chiến lược kiểm soát thành công, nhưng hòn đảo không tận dụng thời cơ để thúc đẩy tiêm vaccine.
Đài Loan đang đối diện một đợt bùng phát dịch mới, khi ghi nhận 719 ca lây nhiễm cộng đồng trong ba ngày qua. Tình hình trở nên đáng báo động khi hòn đảo phát hiện 333 ca nhiễm mới chỉ riêng ngày 17/5, mức tăng hàng ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát đến nay.
Giới chức y tế đã nâng cảnh báo ở thành phố Đài Bắc và Tân Đài Bắc lên mức ba trên thang 4 cấp độ, đồng nghĩa người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, nếu không sẽ bị phạt tiền đến trên 500 USD. Các hoạt động tụ tập ngoài trời trên 10 người hoặc trong nhà quá 5 người bị cấm, với mức phạt lên tới gần 11.000 USD. Quán bar, câu lạc bộ đêm, phòng gym, thư viện cùng các địa điểm giải trí khác đã đóng cửa kể từ ngày 14/5.
Nhân viên y tế phun khử trùng một con phố ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan, hôm 16/5. Ảnh: VCG.
Đợt bùng phát mới nhất đang đặt ra những thách thức đối với nỗ lực chống dịch của Đài Loan, vốn được coi như một hình mẫu của thế giới. Mặt khác, theo giới chuyên gia, hòn đảo phải đứng trước nguy cơ như hiện nay một phần lớn bắt nguồn từ việc họ đã không thể tận dụng thời cơ vàng khi virus “ngủ yên” để thúc đẩy một chương trình tiêm chủng hiệu quả.
Cựu lãnh đạo cơ quan y tế Đài Loan Yang Chih-liang cho biết chiến lược chống dịch của hòn đảo chủ yếu tập trung vào việc ngăn chặn. “Nhưng cách tiếp cận này có lỗ hổng và một chiến dịch tiêm chủng toàn diện chính là thứ sẽ giúp lấp đầy lỗ hổng đó”, ông nói.
Đài Loan, với dân số 23,5 triệu người, đặt mua 10 triệu liều vaccine AstraZeneca, trong đó 300.000 liều đầu tiên đã cập bến hồi tháng ba và tháng 4. Họ cũng ký hợp đồng mua 5 triệu liều vaccine từ Moderna nhưng dự kiến đến cuối tháng 6 mới có thể nhận những lô đầu tiên.
4 triệu liều khác được phân phối cho Đài Loan thông qua sáng kiến Covax của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chương trình nhằm đảm bảo quyền tiếp cận vaccine Covid-19 công bằng và bình đẳng trên toàn cầu.
Dù vậy, tính đến ngày 17/5, mới chỉ có 194.678 người dân trên hòn đảo được tiêm vaccine AstraZeneca, theo Trung tâm Chỉ huy Dịch tễ Đài Loan.
Thành công của Đài Loan trong việc ngăn chặn đại dịch đã tạo ra tâm lý chủ quan, khiến nhiều người nghĩ rằng họ không cần thiết phải tiêm vaccine. Sau khi chứng kiến dịch bùng phát trở lại, không ít người đã đổ xô tới các trung tâm tiêm chủng. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia y tế, ngay cả như vậy thì tỷ lệ tiêm vaccine của Đài Loan vẫn còn quá thấp nếu so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
“Đài Loan đã thành công trong nỗ lực kiểm soát đại dịch, vậy nên nhiều người nghĩ họ không cần tiêm vaccine vì họ đang được an toàn”, Lee Bing-ying, bác sĩ nhi, thành viên Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Nhi khoa Đài Loan, nhận xét.
Lee cho biết một số người tin rằng không cần thiết phải tiêm chủng cho phần lớn dân cư để đạt được miễn dịch cộng đồng. “Nhưng để có miễn dịch cộng đồng, chắc chắn hơn 70% dân số phải được tiêm vaccine”, ông nhấn mạnh, thêm rằng nếu không thể tăng tỷ lệ tiêm chủng, Đài Loan vẫn sẽ đối diện nguy cơ bị virus tấn công, dù các biện pháp ngăn chặn thành công như thế nào.
Theo Lee, những lo ngại về tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca, như hiện tượng hình thành các cục máu đông, là một trong những lý do khiến người dân Đài Loan lưỡng lự tiêm chủng.
Song dù người dân chấp nhận và mong muốn tiêm chủng, số lượng ít ỏi vaccine AstraZeneca đang có sẵn ở Đài Loan chắc chắn sẽ không đủ đáp ứng nếu các lô mới không đến đúng hạn, Su Ih-jen, cựu lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh của hòn đảo, lưu ý.
Vaccine mới dự kiến sớm cập bến hòn đảo, bên cạnh lô đầu tiên của Moderna sẽ đến vào tháng tới. Tuần trước, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cho hay những loại vaccine được hòn đảo tự phát triển cũng sắp được tung ra, dự kiến vào cuối tháng 7.
Trong lúc đó, mối lo về việc hệ thống bệnh viện của Đài Loan không thể ứng phó với số ca nhiễm tăng đột biến ngày càng lớn dần, khi các phòng chăm sóc đặc biệt ở thành phố Đài Bắc và Tân Đài Bắc đang nhanh chóng được lấp đầy.
Sự bấp bênh trong nỗ lực kiểm soát Covid-19 của Đài Loan cũng là những gì đang diễn ra ở nhiều nơi khác tại châu Á, từ Nhật Bản, Thái Lan đến Hàn Quốc. Những thành quả chống dịch đạt được đều sẽ nhanh chóng bị xóa bỏ bởi một đợt sóng thần Covid-19 khác ngay khi chính phủ và người dân lơ là, nới lỏng các biện pháp hạn chế. Đặc điểm chung giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ này là họ đều có một chiến dịch tiêm chủng chậm chạp, theo bình luận viên Eryk Bagshaw và Chris Barrett từ báo Sydney Morning Herald.
“Sự tương phản càng được thể hiện rõ hơn khi so sánh với cách tiếp cận của Mỹ và Anh. Phản ứng ban đầu của các nước này là tệ hại, nhưng theo sau đó là một chiến dịch tiêm chủng tích cực đã giúp họ mở cửa trở lại nền kinh tế, đồng thời duy trì nó”, Bagshaw và Barrett đánh giá.
Cựu quan chức Mỹ cảnh báo Đài Loan 'sẽ gặp nguy hiểm từ năm 2022 trở đi'
Các chuyên gia cảnh báo rằng Đài Loan có thể sẽ là "điểm nóng" nhất ở châu Á - Thái Bình Dương có thể dẫn đến chiến tranh quy mô lớn.
Các tiêm kích của Đài Loan trong một cuộc diễn tập tại Đài Đông . Ảnh REUTERS
Tờ Nikkei Asia ngày 3.3 đưa tin các thượng nghị sĩ Mỹ bày tỏ lo ngại về khả năng sẵn sàng của Washington trong trường hợp Trung Quốc đại lục xâm chiếm Đài Loan, vì đây có thể là một trong những điểm nóng nhất ở châu Á - Thái Bình Dương.
Trả lời câu hỏi từ các thành viên Ủy ban Quân vụ về khả năng xảy ra xung đột quân sự tại khu vực trên, cựu Cố vấn An ninh quốc gia H.R. McMaster cảnh báo rằng giai đoạn nguy hiểm nhất đối với Đài Loan là từ năm 2022 trở đi, sau Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh và Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông McMaster, hiện là chuyên gia cấp cao tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, cho rằng Đài Loan là "điểm nóng đáng kể nhất" có thể dẫn đến chiến tranh quy mô lớn.
Tại phiên điều trần với chủ đề "Các thách thức và Chiến lược An ninh toàn cầu", nhiều thượng nghị sĩ Mỹ chất vấn về cách thức Mỹ nên tiếp cận về vấn đề Đài Loan.
Nghị sĩ Tom Cotton lưu ý rằng động thái của Bắc Kinh nhằm vào Đài Loan sẽ có tác động đến cạnh tranh giữa các nước lớn trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Đài Loan là nhà sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới, chiếm 22% sản phẩm toàn cầu.
Không quân Đài Loan diễn tập mô phỏng chiến tranh
Ông McMaster cho rằng chính sách hiện nay của Mỹ đối với Đài Loan là "phù hợp, đặc biệt là sau khi chúng ta công khai về 6 đảm bảo".
Tương tự, chuyên gia Thomas Wright tại Viện Brookings cho rằng không cần phải thay đổi chính sách của Mỹ về Đài Loan,vì Mỹ thể hiện cam kết với Đài Loan và răn đe Bắc Kinh thông qua hành động.
Ông McMaster cho biết các chính quyền của Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Joe Biden đều hành động nhằm trấn an Đài Loan và gửi thông điệp rõ ràng với Bắc Kinh.
Theo ông, điều quan trọng nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự Mỹ-Trung là giúp Đài Loan "củng cố phòng vệ và khiến Đài Loan không thể bị tiêu hóa", trước giai đoạn năm 2022 trở đi.
Ông McMaster nhấn mạnh rằng cần duy trì năng lực của lực lượng liên quân trong khu vực, vì những gì Trung Quốc cố làm là "tạo một ranh giới" ở Biển Đông "khiến chúng ta vô cùng tốn kém khi đến phòng vệ cho bất cứ đồng minh nào".
Liên quan tình hình Đài Loan, Trung Quốc cho rằng Mỹ không nên can thiệp vào chuyện nội bộ, quan điểm được Ngoại trưởng Vương Nghị nhắc lại hồi tuần trước.
Tàu Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa, Trung Quốc diễn tập đạn thật Theo SCMP, Mỹ và Trung Quốc đều cùng tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông gần đây. Tư lệnh Chiến khu phía Nam quân đội Trung Quốc đã tiến hành một cuộc diễn tập bắn đạn thật để kiểm tra khả năng phản ứng đối với các cuộc tấn công tên lửa ở "vùng biển xa", theo SCMP. Đài truyền hình...