Đại học Quốc gia Hà Nội đứng trong top 1.000 thế giới
Trong hai năm liên tiếp, Đại học Quốc gia Hà Nội lọt vào bảng xếp hạng do Times Higher Education (THE) bình chọn.
Ngày 2/9, Times Higher Education công bố bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất trên thế giới năm 2021.
Năm nay, 1.572 trường đến từ 93 quốc gia và vùng lãnh thổ được THE đánh giá. Đại học Quốc gia Hà Nội lọt vào danh sách 801-1.000 trường đại học tốt nhất.
Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM xếp ở vị trí 1.001 trong tổng số 1.572 trường được xếp hạng.
Ba đại diện của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng do THE đánh giá.
THE đánh giá các trường đại học dựa trên 13 chỉ số, nhóm lại theo 5 lĩnh vực: Đào tạo (chất lượng môi trường học tập và giảng dạy) 30%; nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng) 30%; trích dẫn (ảnh hưởng nghiên cứu) 27,5%; danh tiếng quốc tế (thu hút giảng viên, sinh viên và nghiên cứu quốc tế) 7,5%; nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp (hiệu quả chuyển giao tri thức) 5%.
So với bảng xếp hạng năm ngoái, điểm số của Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay tăng. Tổng điểm của trường đạt 25,1-30,1 (năm ngoái là 22,2-28,2). Trong đó, chỉ số giảng dạy đạt 22,4, tăng 0,5 điểm so với năm ngoái. Điểm nghiên cứu tăng từ 9,1 lên 9,9.
Đại học Quốc gia TP.HCM chỉ lọt top 1.001 . Tuy nhiên, chỉ số chuyển giao kiến thức của trường lại cao hơn so với hai trường còn lại (đạt 40,3).
Đại học Oxford (Anh) tiếp tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng của THE. Đại học Stanford và Đại học Harvard (Mỹ) lần lượt xếp ở vị trí thứ hai và thứ ba, tăng 2 bậc và 4 bậc so với năm trước. 10 vị trí đầu bảng đều là các trường đại học hàng đầu tại Anh và Mỹ.
Video đang HOT
Ở khu vực châu Á, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) có thứ hạng cao nhất, xếp ở vị trí 20. Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) xếp ở vị trí 23. Đại học Quốc gia Singapore đứng ở vị trí 25.
Theo Times Higher Education, Đại học Thanh Hoa tăng 3 bậc so với năm ngoái, trở thành trường đầu tiên của châu Á lọt top 20, kể từ năm 2011.
Trước đó, ngày 10/6, tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds – Anh) công bố bảng xếp hạng đại học thế giới cho năm 2021 (QS World University Rankings 2021 – QS WUR 2021).
Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM có mặt trong bảng xếp hạng này. Đây là lần thứ ba liên tiếp hai trường lọt top 801-1.000 các trường đại học tốt nhất toàn cầu, do QS bình chọn.
Lời khuyên cho những thí sinh đang băn khoăn về việc điều chỉnh nguyện vọng
Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2020. Thời điểm này, nhiều thí sinh đang băn khoăn về việc điều chỉnh nguyện vọng sao cho phù hợp với kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Nhằm giúp thí sinh có những tham khảo tin cậy, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn PGS, TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) xung quanh kết quả thi tốt nghiệp THPT và việc lựa chọn ngành đăng ký xét tuyển phù hợp.
PGS,TSKH Vũ Hoàng Linh.
Phóng viên (PV): Bộ GD-ĐT đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Nhìn vào phổ điểm được công bố, ông có nhận xét gì?
PGS, TSKH Vũ Hoàng Linh: Theo số liệu công bố trên trang web của Bộ GD-ĐT, phổ điểm khối các môn Khoa học tự nhiên có phân bố phù hợp với kỳ vọng về kỳ thi THPT của các trường đại học và thí sinh; kết quả có tính phân loại và có thể sử dụng để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Riêng phổ điểm khối Khoa học Tự nhiên nói chung và của các tổ hợp truyền thống nói riêng (Toán-Lý-Hóa, Toán-Hóa-Sinh, Toán-Lý-Anh) có xu hướng dịch chuyển sang phải, cao hơn phổ điểm của năm 2019 từ 3 đến 3,5 điểm (trung bình, trung vị, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất).
Điều này dễ hiểu vì năm nay do tình hình dịch bệnh Covid-19, việc chuẩn bị thi của thí sinh bị ảnh hưởng nhiều, do đó đề thi vừa sức (có thể nói là dễ hơn so với 2 năm 2018, 2019) là hợp lý.
PV: Phổ điểm khối Khoa học Tự nhiên năm nay cao hơn phổ điểm năm 2019 từ 3 đến 3,5 điểm. Như vậy, có thể dự báo điểm chuẩn vào các trường có tổ hợp xét tuyển các môn Khoa học Tự nhiên, cụ thể như trường Đại học Khoa học Tự nhiên sẽ khá cao, đúng không thưa ông?
PGS, TSKH Vũ Hoàng Linh: Với phổ điểm như trên, theo tôi dự báo điểm chuẩn các tổ hợp xét tuyển theo khối Tự nhiên vào các trường đại học sẽ tăng, nhóm các ngành có điểm chuẩn gần với "đỉnh" của phổ điểm trong những năm gần đây có thể tăng từ 2,0 đến 3,0 điểm. Cụ thể thì không thể dự đoán vì sẽ phụ thuộc vào tình hình thí sinh đăng ký vào từng ngành và từng trường đại học cụ thể.
PV: Ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ngành nào "hot" nhất?
PGS, TSKH Vũ Hoàng Linh: "Hot" là do quan niệm của thí sinh và xã hội với những ngành có tỷ lệ đăng ký và điểm chuẩn cao. Còn với các cán bộ trong trường Đại học Khoa học Tự nhiên thì ngành nào cũng "hot" và cơ hội việc làm tốt - nếu sinh viên chịu khó học tập và tìm kiếm cơ hội cho mình.
Theo thống kê thì năm 2019, các ngành Máy tính và khoa học thông tin, Toán tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hóa dược được thí sinh quan tâm hơn cả và có điểm chuẩn cao nhất. Tiếp theo là nhóm các ngành Khoa học cơ bản như Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học và nhóm các ngành Khoa học Trái đất và Tài nguyên-Môi trường.
Năm nay, các ngành mới mở như Khoa học dữ liệu, Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Kỹ thuật điện tử và tin học bước đầu cũng thu hút được sự quan tâm của các thí sinh.
PV: Dự kiến bao giờ trường công bố điểm chuẩn?
PGS, TSKH Vũ Hoàng Linh: Theo lịch trình của Bộ GD-ĐT, trước 17 giờ ngày 5-10-2020 các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng sẽ công bố điểm chuẩn và kết quả trúng tuyển theo thời gian quy định của Bộ GD-ĐT.
Cán bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tư vấn tuyển sinh cho học sinh quan tâm tới các ngành học của trường.
PV: Thầy có lời khuyên gì cho các em học sinh trong việc lựa chọn/điều chỉnh nguyện vọng, lựa chọn ngành học?
PGS, TSKH Vũ Hoàng Linh: Thí sinh nên so sánh kết quả thi của bản thân với điểm chuẩn của các năm gần đây, chú ý đến sự dịch chuyển phổ điểm của năm 2020, từ đó sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp theo hai tiêu chí: Mong muốn (sở thích nghề nghiệp của bản thân, uy tín của trường đại học) và dự báo điểm chuẩn của ngành/chương trình đào tạo cụ thể.
Các bạn thí sinh cũng lưu ý thời gian thay đổi nguyện vọng theo lịch trình của Bộ GD-ĐT đã thông báo. Cụ thể thời gian thay đổi nguyện vọng bằng phương thức trực tuyến: Từ ngày 19-9 đến 17 giờ ngày 25-9. Thời gian thay đổi nguyện vọng bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển: Từ ngày 19-9 đến 17 giờ ngày 27-9.
PV: Việc điểm thi chỉ đạt mức "vừa vừa" mà lựa chọn ngành "hot"- theo thầy có mạo hiểm? Thí sinh có kết quả thi không quá cao có nên chọn các ngành ít được để ý để an toàn, chắc chắn trong việc trúng tuyển?
PGS, TSKH Vũ Hoàng Linh: Theo tôi, nếu kết quả thi không thực sự thuyết phục thì thí sinh nên có thêm những lựa chọn an toàn. Thực tế, nhiều ngành điểm chuẩn không quá cao nhưng sau khi tốt nghiệp, sinh viên lại có những nghề nghiệp thú vị và có cơ hội việc làm, có sự nghiệp tốt. Khối các ngành Khoa học cơ bản, khối ngành Khoa học Trái đất và Tài nguyên-Môi trường là ví dụ. Đây là những ngành rất "khát" nhân lực, đang rất cần nhân lực chất lượng cao mà sinh viên được đào tạo tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên hoàn toàn đáp ứng được.
PV: Xin cảm ơn thầy!
Ngày 27-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 và phổ điểm 9 môn thi để thí sinh cân nhắc lựa chọn trường đại học. So với năm 2019, điểm trung bình 9 môn thi đều cao hơn 0,2-1,2 điểm.
Năm 2020, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tuyển sinh 1.650 chỉ tiêu với 32 ngành, trong đó có 5 ngành mới là: Khoa học dữ liệu; Kỹ thuật điện tử và tin học; Quản lý phát triển đô thị và bất động sản; Khoa học và Công nghệ thực phẩm; Công nghệ quan trắc và Giám sát tài nguyên môi trường.
Vì sao điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh luôn 'đội sổ'? Theo chuyên gia, đề thi có những câu hỏi khó nhằm phân loại thí sinh, nhưng với mặt bằng chung, đặc biệt các em vùng nông thôn, miền núi, yêu cầu này là hơi cao. Năm 2020, điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh tiếp tục đứng vị trí thấp nhất về kết quả so với các môn khác, với điểm trung...