Đại học Kinh tế quốc dân sẽ thành lập thêm 3 trường thành viên
Trong kế hoạch 5 năm tới, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có định hướng trở thành Đại học. Trong cơ cấu sẽ có ít nhất 3 trường thành viên là Trường Kinh tế, Trường Kinh doanh và Trường Khoa học công nghệ.
Đó là chia sẻ của PGS. TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân về thực hiện tự chủ đại học và lộ trình trở thành Đại học đa ngành trong thời gian tới.
PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân (Ảnh: Lê Văn)
Dự kiến Quý I/2021 thành lập xong Hội đồng trường
Phóng viên: Trường ĐH Kinh tế quốc dân là một trong những cơ sở được thực hiện thí điểm xóa bỏ cơ quan chủ quản, ông chia sẻ về quá trình 5 năm thực hiện thí điểm này đã có những thuận lợi và khó khăn gì?
PGS.TS Phạm Hồng Chương: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được giao thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 và Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 09/11/2017 của Chính phủ phiên họp thường kỳ tháng 10/2017 và là một trong 3 cơ sở giáo dục đại học thực hiện thí điểm tự chủ mức cao theo Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 11/06/2019 của Chính phủ phiên họp thường kỳ tháng 5/2019. Sau 5 năm thực hiện cơ chế tự chủ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã ghi nhận những kết quan trọng.
Sự chủ động linh hoạt đã được thúc đẩy mạnh mẽ trong hầu hết các mặt hoạt động của Nhà trường. Nhiều chương trình đào tạo mới đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 như Kinh doanh số, Công nghệ tài chính, Khởi nghiệp, Khoa học dữ liệu .. đã được đưa vào thực hiện.
Nội dung và phương thức đào tạo đã có những bước tiến phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Học tập và giảng dây theo hình thức kết hợp (blended learning) đang là phương thức mang tính chủ đạo. Chất lượng đào tạo được nâng cao một bước rõ rệt. Nhà trường đặc biệt chú trọng phát triển các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, Chương trình Tiên tiến (CTTT), Chất lượng cao (CLC) và định hướng nghề nghiệp (POHE).
Trường đã chủ động liên kết đào tạo với các trường đại học quốc tế có thứ hạng cao, từ đó tiếp nhận được công nghệ, chương trình đào tạo trong lĩnh vực mà các trường đối tác có thế mạnh đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.
Nhà trường đã phát huy được thế mạnh và khai thác được các cơ hội để đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, qua đó khẳng định vai trò và vị thế của trường trong tư vấn chính sách, nghiên cứu cơ bản, tư vấn quản trị doanh nghiệp.
Mặc dù cơ chế tự chủ không có nhiều khác biệt về quyền và trách nhiệm của trường trong hoạt động khoa học và công nghệ, nhưng tinh thần tự chủ đã được được truyền thông mạnh mẽ tới giảng viên, nghiên cứu viên và đã thúc đẩy được lực lượng nghiên cứu của trường trong việc chủ động bồi dưỡng năng lực, khai thác các cơ hội nghiên cứu, từ đó đã tạo ra được khí thế chủ động trong khai thác và triển khai thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ. Trường được chủ động trong sử dụng các tài sản, mua sắm trang thiết bị, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình thực hiện tự chủ, bên cạnh những thành công và thuận lợi, Nhà trường vẫn gặp không ít khó khăn. Chủ yếu do hệ thống văn bản pháp lý hiện nay chưa đồng bộ và còn nhiều điểm chưa thật sự rõ ràng và thống nhất. Việc thực hiện cơ chế tự chủ mức cao mới được triển khai nên chưa thể có được những kết quả cụ thể.
Tuy vậy, nên hiểu tự chủ mức cao là giao nhiều quyền tự chủ hơn cho các cơ sở giáo dục đại học, là xác định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các cơ sở giáo dục đại học cũng như vai trò của các cơ quan quản lý giáo dục như Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ ban ngành có liên quan.
Phóng viên: Một trong những điều kiện tiên quyết để các trường thực hiện quyền tự chủ là phải thành lập, kiện toàn Hội đồng trường theo đúng quy định của Luật số 34 và Nghị định 99. Đó không chỉ là yêu cầu tuân thủ pháp luật, mà còn là sự đổi mới cần thiết về mặt nhận thức và tư duy trong quản trị đại học theo mô hình tiên tiến. Trường ĐH Kinh tế quốc dân thực hiện kiện toàn hội đồng trường theo quy định mới như thế nào?
Video đang HOT
PGS.TS Phạm Hồng Chương: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong số các cơ sở giáo dục đại học phải thành lập lại Hội đồng trường theo Nghị định số 99/2019/NĐ-CP.
Do những yếu tố khách quan và chủ quan, Nhà trường đang tiến hành sửa đổi Quy chế Tổ chức và hoạt động của Nhà trường, trong đó quy định về việc thành lập Hội đồng trường của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Hiện nay, bản quy chế này đang ở những bước hoàn thiện cuối cùng. Dự kiến, trong Quý I, 2021, Nhà trường sẽ hoàn thành việc thành lập Hội đồng trường trình Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận.
Định hướng trở thành “Đại học”
Phóng viên: Được tự chủ toàn diện, nhà trường có chuyển đổi sang đại học đa ngành không và cụ thể như thế nào thưa ông?
PGS.TS Phạm Hồng Chương: Trước khi thực hiện tự chủ, Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo đa ngành. Xu thế phát triển đa ngành càng được củng cố khi Nhà trường thuộc nhóm trường đầu tiên được hưởng cơ chế tự chủ toàn diện, nhất là về đào tạo, học thuật.
Việc mở rộng tự chủ đã tạo điều kiện để Nhà trường bứt phá trong công tác mở ngành và chương trình đào tạo. Cho đến nay Trường đã có 39 ngành đào tạo cấp IV với 72 chương trình đào tạo, thuộc 15 nhóm ngành, 10 lĩnh vực.
Trong kế hoạch 5 năm tới, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có định hướng chiến lược để trở thành đại học. Trong cơ cấu của Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ có ít nhất 3 trường thành viên là Trường Kinh tế, Trường Kinh doanh và Trường Khoa học công nghệ.
Định hướng cơ bản của Trường Khoa học công nghệ là nghiên cứu và đào tạo về chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh tế, kinh doanh và quản lý.
Hàng năm số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Kinh tế quốc dân luôn ở mức cao, top đầu cả nước
Tiếp tục thực hiện 3 phương thức tuyển sinh trong năm 2021
Phóng viên: Khi trở thành “Đại học Kinh tế quốc dân” thì phương thức tuyển sinh vào trường có thay đổi không, thưa ông?
PGS.TS Phạm Hồng Chương: Cùng với sự đổi mới cơ bản, toàn diện về công tác tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, với cơ chế tự chủ, từ năm 2016 (sau khi có Đề án thí điểm tự chủ) trường đã xây dựng Đề án tuyển sinh tự chủ, bám sát quy chế tuyển sinh và phát huy quyền tự chủ của trường.
Cụ thể, ngoài phương thức tuyển sinh cơ bản theo quy chế (tuyển thẳng và xét tuyển theo kết quả thi THPT), trường xây dựng phương thức riêng (xét tuyển kết hợp/XTKH), mở rộng đối tượng và tăng cơ hội tuyển đúng đối tượng với chất lượng tốt.
Thực tế từ năm 2015 đến nay, công tác tuyển sinh của trường luôn hoàn thành tốt mục tiêu tuyển đủ với điểm trúng tuyển cao ngay từ đợt 1. Việc đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Trường.
Nếu tính từ năm 2015, trường chỉ có 23 mã tuyển sinh thì đến năm 2020 đã có 53 mã, tăng 30 mã (130%), các mã mới mở là các ngành/CTĐT mới đáp ứng nhu cầu xã hội, luôn được thí sinh chào đón với điểm đầu vào rất cao.
Tuy được tự chủ nhưng công tác tuyển sinh của trường cơ bản vẫn theo quy chế của Bộ GD&ĐT, đảm bảo tính ổn định và có lộ trình, được công bố rất rõ ràng, minh bạch.
Cụ thể, năm 2021 dự kiến phương thức tuyển sinh ĐH chính quy của trường cơ bản ổn định như năm 2020 với 03 phương thức: (1) Tuyển thẳng theo quy chế; (2) Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với chỉ tiêu không thấp hơn 50% và (3) Xét tuyển kết hợp với 05 nhóm đối tượng như năm 2020. Về tổ hợp xét tuyển cơ bản như năm 2020 với 9 tổ hợp (mỗi mã 04 tổ hợp).
Mục tiêu vào top 100 trường đại học tốt nhất châu Á trong lĩnh vực kinh tế
Phóng viên: Trường ĐH Kinh tế quốc dân là trường đại học trọng điểm và là đầu tàu về đào tạo nguồn nhân lực kinh tế chất lượng cao của đất nước. Vậy nhà trường có chiến lược để tham gia xếp hạng đại học thế giới trong những năm tới không thưa ông? Vì sao?
PGS.TS Phạm Hồng Chương: Trước hết, không thể phủ nhận rằng xếp hạng đại học toàn cầu thu hút sự quan tâm chú ý và có ảnh hưởng sâu sắc đến hầu các trường đại học trên toàn thế giới. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều và bản thân việc xếp hạng đại học vẫn còn những hạn chế nhất định, nhưng về cơ bản việc xếp hạng đại học vẫn đóng một vai trò quan trọng và ảnh hưởng tích cực đối với nền giáo dục toàn cầu.
Ngày nay, quá trình xếp hạng thúc đẩy tính minh bạch và là động lực để các trường đại học không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người học, cũng như thị trường lao động.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hướng đến một trong 3 tổ chức xếp hạng hàng đầu thế giới, bao gồm tổ chức xếp hạng Times Higher Education, tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds), và xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải (ARWU).
Để tiếp cận với các bảng xếp hạng này, Nhà trường đang thực hiện đồng bộ các nội dung chiến lược, bao gồm đẩy mạnh năng lực, chiều sâu và chất lượng nghiên cứu, đưa tạp chí Kinh tế và Phát triển (bản tiếng Anh của Nhà trường) vào hệ thống Scopus, khuyến khích và đầu tư cho các công trình công bố quốc tế trên các tạp chí thuộc danh mục ISI và Scopus.
Nâng cao vị thế khoa học trên phạm vi quốc tế thông qua việc, có số công trình khoa học công bố trên một giảng viên cao nhất trong số các trường đại học kinh tế và tiệm cận với các trường đại học lớn trong khu vực.
Lựa chọn và tiến hành kiểm định Nhà trường và các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Mục tiêu là đưa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành một trong 100 trường đại học tốt nhất châu Á trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh.
Phóng viên: Trân trọng cám ơn PGS.TS Phạm Hồng Chương!
ĐH Ngân hàng TP.HCM tuyển sinh 3.280 chỉ tiêu
Năm 2021, ĐH Ngân hàng TP.HCM tuyển 3.280 chỉ tiêu cho 7 ngành đào tạo. Trong đó, trường mở 3 chuyên ngành mới.
ĐH Ngân hàng TP.HCM vừa công bố Đề án tuyển sinh đại học chính quy và đại học liên kết quốc tế dự kiến năm 2021. Năm nay, trường tuyển sinh hệ đại học chính quy với 7 ngành đào tạo, gồm Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý, Luật Kinh tế và Ngôn ngữ Anh.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 3.280. Trong đó, chương trình đại trà tuyển 2.165 chỉ tiêu. Chương trình đại học chính quy chất lượng cao tuyển 950 chỉ tiêu. 165 chỉ tiêu còn lại thuộc về chương trình đại học chính quy quốc tế song bằng.
Ngoài ra, ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng tuyển sinh 235 chỉ tiêu chương trình liên kết quốc tế do đại học đối tác cấp bằng.
Năm nay, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vẫn là phương thức tuyển sinh chủ yếu, chiếm khoảng gần 80% chỉ tiêu, áp dụng cho 1.925 chỉ tiêu chương trình đại trà, 570 chỉ tiêu chương trình chất lượng cao, 80 chỉ tiêu chương trình quốc tế song bằng.
Các phương thức mới được áp dụng trong năm 2020 vẫn tiếp tục được duy trì và tăng lên so với năm trước.
Cụ thể, phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh của trường chiếm khoảng 12% tổng chỉ tiêu tuyển sinh. Phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức chiếm khoảng 8% chỉ tiêu.
Riêng chương trình liên kết quốc tế áp dụng phương thức xét kết quả học tập THPT kết hợp phỏng vấn.
Năm nay, ĐH Ngân hàng TP.HCM mở thêm 3 chuyên ngành mới, gồm Quản trị Logistic và chuỗi cung ứng (Quản trị kinh doanh), Công nghệ Tài chính (Fintech - Tài chính Ngân hàng), Khoa học dữ liệu trong kinh doanh (Hệ thống thông tin quản lý).
Chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể như sau:
ĐH Ngân hàng TP.HCM không sử dụng kết quả miễn thi môn Ngoại ngữ và điểm thi được bảo lưu theo quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT để xét tuyển đối với phương thức dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Điểm chuẩn trường tốp trên dự kiến cao chót vót Thí sinh cần cân nhắc mức điểm của mình trên tương quan phổ điểm thi và điểm chuẩn của các trường những năm trước để có quyết định phù hợp Theo thông báo của Trường ĐH Bách khoa ngày 7-9, mức điểm chuẩn dự kiến của trường này cao hơn nhiều so với năm ngoái. 9 điểm/môn vẫn có thể trượt đại học...