‘Đại dịch’ mới của phụ nữ
Theo thống kê mới nhất của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, số ca bệnh ung thư vú đang có xu hướng gia tăng nhanh, đứng thứ 2 thế giới về số người mắc ung thư.
Vết sẹo phẫu thuật ung thư vú trên ngực của một bệnh nhân. Ảnh: Washington Post.
Vài năm trước, Kelsey Kaminky (Colorado, Mỹ) bất ngờ phát hiện mình có khối u ở ngực, nhỏ như một viên bi. Vì Kaminky còn trẻ, bác sĩ cho rằng khối u này lành tính và cô không cần làm xét nghiệm thêm.
“Nhưng cơ thể tôi đang bất ổn, tôi biết. Đó là lý do tôi khăng khăng yêu cầu chụp nhũ ảnh dù không cần thiết”, Kaminky, giờ đây đã 33 tuổi, chia sẻ với Washington Post.
Vài hôm sau, kết quả cận lâm sàng đã chứng tỏ nỗi lo của Kaminky đúng. Cô được xác định mắc ung thư vú ở tuổi 31, giai đoạn 1B, rất sớm.
Kaminky là một trong 4% trường hợp được xác định mắc ung thư vú ở phụ nữ dưới 40 tuổi trong năm 2022 tại Mỹ. Tuy nhiên, những trường hợp này đang dần phổ biển hơn.
Ngày một nhiều phụ nữ trẻ mắc ung thư vú
Theo thống kê mới nhất của Globocan, dự án thuộc Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, năm 2022, thế giới có 2,2 triệu bệnh nhân mắc ung thư vú, nhiều thứ 2 trong tổng số các loại ung thư được báo cáo (sau ung thư phổi).
Số ca tử vong được ghi nhận là 666.000, đứng thứ 4 (sau ung thư phổi, ung thư trực tràng và ung thư gan).
Tại Việt Nam, ung thư vú là căn bệnh ung thư có số người mắc nhiều nhất với 24.563 ca, chiếm 13,6% tổng số bệnh nhân được báo cáo. Về trường hợp tử vong, năm 2022, số lượng được báo cáo là 10.008, chiếm tỷ lệ 8,3%, đứng thứ 4 trong số ca tử vong gây ra do ung thư (sau ung thư gan, ung thư phổi và ung thư dạ dày).
Theo Washington Post, nhìn chung, tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ dưới 40 tuổi là thấp. Thống kê năm 2019 cho thấy tỷ lệ mắc chỉ khoảng 25/100.000 người. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm tuổi 40-64 và 65-74 lần lượt là 229/100.000 và 462/100.000.
Một nghiên cứu công bố trong năm 2023 trên JAMA Network Open cho thấy ung thư đang gia tăng ở những người Mỹ trẻ tuổi (dưới 50 tuổi), đặc biệt là ở phụ nữ.
Trong khoảng thời gian 2010-2019, số ca được chẩn đoán mắc ung thư ở những người 30-39 tuổi tăng 19,4%. Mức tăng này ở nhóm tuổi 20-29 là 5,3%. Trong đó, ung thư vú chiếm số ca mắc cao nhất ở những người trẻ tuổi.
Tỷ lệ chẩn đoán ung thư vú giai đoạn cuối ở phụ nữ trẻ cũng đang tăng lên. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tỷ lệ này ở phụ nữ dưới 40 tuổi đã tăng khoảng 3% mỗi năm trong vòng 19 năm (2000-2019).
Bên cạnh đó, trong khi tỷ lệ tử vong ở nhóm phụ nữ lớn tuổi mắc ung thư vú giảm, tỷ lệ này ở nhóm phụ nữ trẻ lại không có nhiều biến chuyển tích cực.
“Chúng ta cần ngừng cho rằng tuổi còn trẻ sẽ không mắc ung thư vú. Nó thực sự đã được phát hiện ở nhiều phụ nữ trẻ và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của họ”, bác sĩ Debra Monticciolo, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh vú tại Trung tâm Y tế Dartmouth-Hitchcock (Mỹ), cho biết.
Bất chấp xu hướng trẻ hóa này, ngành y lại có rất ít lời khuyên cho phụ nữ trẻ về việc phát hiện sớm ung thư vú. Chụp nhũ ảnh sàng lọc chỉ được khuyến nghị cho phụ nữ ở nhóm tuổi 40-74 do các nghiên cứu cho thấy chúng không hiệu quả đối với phụ nữ trẻ.
Các chuyên gia cũng cho hay phụ nữ trẻ mắc ung thư vú phải chịu đựng nhiều áp lực về mặt tâm lý so với nhóm lớn tuổi hơn. Nhiều người đã suy sụp khi biết mình rơi vào nhóm thiểu số mắc bệnh. Một số người khác lại lo lắng về sự nghiệp, cuộc sống gia đình và việc sinh con.
So với phụ nữ lớn tuổi, những bệnh nhân trẻ cũng có nhiều khả năng tái phát ung thư vú hơn và phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng hơn. “Mắc ung thư vú là điều rất kinh khủng với bất kỳ ai. Nó còn tệ hơn khi bệnh nhân đang ở độ tuổi rất trẻ”, ông William Dahut, Giám đốc Khoa học Hiệp hội Ung thư Mỹ, nhận định.
Kaminky bật khóc nhờ con trai cắt tóc sau khi kết thúc đợt hóa trị. Ảnh: Washington Post.
Lý do ung thư vú trẻ hóa
Video đang HOT
Theo nhiều nghiên cứu, việc phổ biến tầm soát ung thư vú cho phụ nữ dưới 40 tuổi không mang lại lợi ích về mặt chi phí hay lợi ích lớn nào. Không những vậy, trong một số trường hợp hiếm gặp, nó còn có thể cho ra kết quả không chính xác, gây ảnh hưởng tâm lý nhiều người và khiến họ tiếp xúc với các tia xạ có hại cho sức khỏe một cách vô nghĩa.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Monticciolo, tất cả phụ nữ trên 25 tuổi cần được đánh giá rủi ro bệnh ung thư vú. Những ai được phát hiện có nguy cơ cao hơn nên được khám sàng lọc thường xuyên.
Hiện, ngành y vẫn chưa tìm được những lý do chính xác cho việc trẻ hóa ung thư vú. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể đưa ra là trì hoãn mang thai, có kinh nguyệt sớm và lối sống.
Theo bà Elizabeth Suh-Burgmann, Trưởng đơn vị Ung thư phụ khoa của Tổ chức chăm sóc sức khỏe Kaiser Permanente tại Bắc California (Mỹ), một yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng trẻ hóa ung thư vú là trì hoãn mang thai.
“Ngày càng có nhiều phụ nữ trì hoãn việc mang thai lần đầu. Tuy nhiên, mang thai lần đầu ở độ tuổi 35 hoặc muộn hơn là một yếu tố nguy cơ”, bà Suh-Burgmann cho biết.
Một giả thuyết cho rằng sau 35 tuổi, vú có khả năng phát triển và tích tụ các tế bào bất thường hơn. Những thay đổi ở vú xảy ra trong thời kỳ mang thai có thể đẩy nhanh quá trình phát triển của các tế bào bất thường đó thành ung thư, khiến nhiều người phát hiện mắc ung thư khi mới ở độ tuổi 40.
Mô vú dày cũng là một yếu tố nguy cơ khác. Ngoài ra, có kinh nguyệt sớm và mãn kinh muộn cũng là nguyên nhân kéo lùi độ tuổi ung thư vú vì ngực tiếp xúc với estrogen lâu hơn.
Bên cạnh đó, lối sống, chế độ ăn uống, chỉ số BMI, lượng rượu bia tiêu thụ và môi trường sống cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú.
Di truyền là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, nhưng điều đó dường như không thúc đẩy xu hướng trẻ hóa độ tuổi ung thư vú. Bà cho biết hầu hết phụ nữ mắc ung thư vú khi còn trẻ không có nguy cơ di truyền.
Chế độ ăn cho người bệnh ung thư buồng trứng
Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng tình trạng viêm và cản trở quá trình chữa lành bệnh ung thư buồng trứng.
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh luôn quan trọng và đặc biệt quan trọng với người bị ung thư, trong đó có ung thư buồng trứng.
Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ bao gồm việc ăn nhiều trái cây, rau quả mà còn thực hiện tránh những loại thực phẩm bất lợi để có kết quả tốt nhất.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh ung thư buồng trứng
Chế độ ăn rất quan trọng với người bệnh ung thư buồng trứng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiều trường hợp người bệnh có thể sống hơn mốc thời gian tiên lượng tỷ lệ sống còn kể từ thời điểm phát hiện bệnh do có chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp.
Trong quá trình điều trị ung thư buồng trứng, cơ thể gặp phải nhiều thách thức khác nhau, bao gồm cả tác dụng phụ của các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị. Dinh dưỡng hợp lý giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn, điều này rất quan trọng để chống nhiễm trùng, hỗ trợ phục hồi và kiểm soát các tác dụng phụ. Tiêu thụ đủ lượng calo, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu để cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết và các khối xây dựng để sửa chữa và phục hồi mô có tác dụng sau:
Giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại tác hại của hóa trị, xạ trị, phẫu thuật.
Duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ suy giảm dinh dưỡng, mất cơ bắp.
Tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn sau điều trị.
Giảm bớt các tác dụng phụ của quá trình điều trị như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón,...
Cải thiện tâm trạng, tinh thần, giúp người bệnh lạc quan đối mặt với bệnh tật.
2. Một số dưỡng chất cần thiết cho người bệnh ung thư buồng trứng
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện K Trung ương, người bệnh ung thư buồng trứng nên bổ sung một số thực phẩm trong thực đơn hàng ngày đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các nhóm thực phẩm:
Protein: Thực phẩm giàu protein. Đặc biệt là sữa và các chế phẩm nguồn gốc từ sữa.
Chọn các loại thực phẩm giàu protein nạc như thịt gà cũng như thịt nạc đỏ (với lượng vừa phải) cá, trứng, bơ hạt; các loại đậu (như đậu lăng, đậu, đậu nành, đậu phụ, đậu Hà Lan) và các loại hạt (nếu dung nạp được)... vì chúng giúp cung cấp năng lượng, xây dựng, sửa chữa mô, hỗ trợ quá trình hồi phục sau điều trị.
Canxi : Sữa và các sản phẩm thay thế sữa như sữa chua Hy Lạp, phô mai tươi, sữa hoặc các sản phẩm thay thế sữa và phô mai ít béo ở mức độ vừa phải (nhiều thực phẩm từ sữa cũng là nguồn cung cấp protein tốt).
Trái cây, rau xanh: Ưu tiên các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, beta-carotene,... hỗ trợ ngăn cản sự phát triển của các tế bào tự do gây ung thư, cải thiện miễn dịch, nâng cao đề kháng tự nhiên. Nên ưu tiên ăn trái cây, rau củ ở dạng tươi sống hoặc hấp chín nhẹ để giữ nguyên dưỡng chất. Bổ sung các loại rau tươi, rau màu xanh đậm chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Tinh bột: Tinh bột giúp đẩy mạnh quá trình chuyển hóa cho người ung thư buồng trứng. Ngũ cốc nguyên hạt (nếu dung nạp được) như bột yến mạch, quinoa, lúa mạch, gạo tự nhiên, gạo lứt, mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt và các loại rau có tinh bột, bao gồm khoai lang, khoai tây, đậu Hà Lan, bí ngô... những thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, tạo cảm giác no lâu.
Chất béo lành mạnh : Omega-3, dầu ô liu, bơ hạt, quả bơ, các loại hạt (nếu dung nạp được) giúp giảm viêm, cải thiện tâm trạng...
Nước: Uống nhiều nước, uống từ 1,5 - 2 lít mỗi ngày. Đủ nước đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Người bệnh cần uống đủ lượng nước và các chất lỏng khác như nước ép trái cây, nước rau củ,... để bảo vệ thận và bàng quang trong thời gian điều trị hóa trị, xạ trị.
3. Thực phẩm người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn và nên tránh
Thực phẩm nên ăn
Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa chất isothiocyanate, indol-33 carbinol, chất này có khả năng ngăn ngừa tế bào ung thư buồng trứng phát triển.
Bông cải xanh chứa chất có khả năng ngăn ngừa tế bào ung thư buồng trứng phát triển.
Rau cải: Các loại rau họ cải có chứa một lượng lớn chất phytochemical nhất định, được gọi là glucosinolates. Trong quá trình chế biến và tiêu thụ các loại rau họ cải, glucosinolate sẽ phân hủy thành isothiocyanates. Các hợp chất này có đặc tính chống ung thư và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất gây ung thư, cản trở quá trình hình thành khối u, ức chế các chất trung gian gây viêm, kích hoạt hệ thống phòng vệ miễn dịch.
Rau bina: Rau bina cũng là một trong những loại rau họ cải tốt cho bệnh nhân ung thư buồng trứng. Các khoáng chất kẽm, magie, kali trong rau bina giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của khối u.
Khoai lang: Khoai lang chứa carotenoid - một sắc tố hữu cơ tự nhiên có trong thực vật, đây là một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của ung thư buồng trứng.
Khoai tây: Khoai tây chứa polyphenol chống oxy hóa, là chất có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.
Thịt gà: Là một trong những thực phẩm giàu đạm, ít chất béo, tốt cho bệnh nhân ung thư, nhất là bệnh nhân suy nhược sau điều trị ung thư buồng trứng. Ngoài ra, thịt gà còn giàu selenium và niacin (vitamin B3), giúp cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ chống lại các tế bào ung thư.
Cá: Cá là thực phẩm giàu năng lượng, cung cấp chất dinh dưỡng cũng như tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân ung thư buồng trứng. Bệnh nhân nên ăn 2-3 bữa cá mỗi tuần bên cạnh các loại thực phẩm khác.
Cá là thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư buồng trứng.
Các loại ngũ cốc: Chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Bệnh nhân ung thư buồng trứng có thể sử dụng các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, đậu nành... để bổ sung năng lượng và giúp nâng cao thể trạng. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng ngũ cốc chứa các chất có khả năng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng như phytochemicals.
Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt chia... chứa nhiều chất béo có lợi như omega-3 giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K), tốt cho bệnh nhân ung thư.
Trái cây, rau củ quả tươi: Cam, quýt, kiwi, cà chua, cà rốt... chứa beta-carotene, vitamin C, tốt cho bệnh nhân ung thư buồng trứng.
Gừng: Loại gia vị có tính ấm, vị cay này là phương thuốc tự nhiên hiệu nghiệm trong việc phòng chống ung thư, góp phần ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong buồng trứng.
Trà: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trà là thức uống có tác dụng tốt cho người bệnh ung thư buồng trứng.
Thực phẩm nên tránh
Thực phẩm qua chế biến là một trong những thực phẩm người bệnh ung thư nên tránh.
Khi nói đến ung thư, chế độ ăn uống rất quan trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng dinh dưỡng không đầy đủ có liên quan đến ung thư buồng trứng và thói quen ăn kiêng góp phần gây ra khoảng 30% các bệnh ung thư.
Tránh các loại thực phẩm sau đây có thể giúp hỗ trợ phòng ngừa ung thư và kết quả điều trị tốt hơn:
Thịt đã qua chế biến và ướp muối:Nếu bị ung thư buồng trứng nên tránh các loại thịt đã qua xử lý và chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội. Thịt chế biến sẵn thường chứa các chất phụ gia, chất bảo quản và nitrat, có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, những loại thịt này thường chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng tình trạng viêm nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Một số nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm mạn tính, là phản ứng miễn dịch kéo dài, có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư buồng trứng.
Thực phẩm và đồ uống có đường:Bằng cách hạn chế ăn đường, có thể tạo ra một môi trường ít thuận lợi hơn cho sự phát triển của tế bào ung thư.
Tế bào ung thư có nhu cầu cao về glucose làm nguồn năng lượng. Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có đường dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao, thuận lợi cho các tế bào ung thư phát triển.
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa calo nhưng cung cấp ít chất dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến tăng cân. Nghiên cứu cho thấy trọng lượng cơ thể dư thừa có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư buồng trứng. Béo phì cũng thúc đẩy tình trạng viêm mạn tính và kháng insulin, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư.
Ngũ cốc tinh chế:Thực phẩm ngũ cốc chế biến cao như bánh mì trắng, gạo trắng và mì ống tinh chế có ít giá trị dinh dưỡng hơn ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc tinh chế cũng có chỉ số đường huyết cao dễ gây ra sự tăng vọt lượng đường trong máu.
Ngoài ra, ngũ cốc tinh chế thường bị loại bỏ chất xơ và chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Lượng chất xơ đầy đủ rất quan trọng để duy trì hoạt động đều đặn của ruột, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và thúc đẩy cảm giác no.
Chất béo chuyển hóa và thực phẩm chiên: Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa, chẳng hạn như thực phẩm chiên, đồ nướng, một số loại bơ thực vật, làm tăng tình trạng viêm dễ dẫn đến stress oxy hóa, xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các gốc tự do có hại và chất chống oxy hóa bảo vệ trong cơ thể.
Căng thẳng oxy hóa có thể gây tổn thương tế bào và có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau, bao gồm cả ung thư.
Thực phẩm chiên thường chứa nhiều chất béo, calo và đường bổ sung không tốt cho sức khỏe. Việc tiêu thụ thường xuyên đồ chiên rán có thể góp phần làm tăng cân và béo phì, vốn là những yếu tố nguy cơ gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư buồng trứng.
Cá và động vật có vỏ chưa được nấu chín:Trong quá trình điều trị ung thư, khả năng chống lại mầm bệnh của hệ thống miễn dịch có thể bị tổn hại, khiến cơ thể người bệnh không được trang bị đầy đủ để chống lại vi khuẩn, ký sinh trùng và virus có thể có trong thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín như cá sống và động vật có vỏ.
Uống rượu
Theo một nghiên cứu của Tạp chí Nghiên cứu Bệnh Tim mạch cho thấy, uống nhiều rượu hàng ngày sẽ không tốt cho việc phòng ngừa ung thư nói chung. Bất kỳ loại rượu nào cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
4. Lưu ý về vấn đề tiêu hóa với người bệnh ung thư buồng trứng
Nếu ung thư buồng trứng và quá trình điều trị ung thư gây ra các vấn đề về tiêu hóa ảnh hưởng đến tiêu hóa, cảm giác thèm ăn kém hãy cân nhắc những lời khuyên sau:
Đầy hơi và chướng bụng: Hãy thử uống sinh tố, ăn đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo cao và ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn để tránh đầy hơi. Ngoài ra, uống trà bạc hà hoặc trà hoa cúc có thể giúp giảm đầy hơi, giảm đau dạ dày.
Khó tiêu: Không ăn trước khi đi ngủ và ngồi thẳng khi ăn
Táo bón: Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau quả, ăn đồ mềm dễ tiêu hóa và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên.
Tiêu chảy:Thay thế chất lỏng bị mất, ăn nhiều bữa nhỏ, tránh đồ chiên, cay và dành thời gian nghỉ ngơi.
Giảm cảm giác thèm ăn: Ăn một phần nhỏ đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo cao, chẳng hạn như sinh tố, thường xuyên hơn có thể giúp ích cho người đang chán ăn.
Buồn nôn: Cá nhân có thể ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn, chọn thực phẩm và món ăn dễ tiêu hóa chẳng hạn như súp.
Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú? Nhiều người tin rằng, uống một ly vang mỗi ngày có lợi cho sức khỏe, ít ai nghĩ rằng nó làm tăng nguy cơ ung thư vú. Theo nghiên cứu, tất cả các loại đồ uống có cồn đều làm tăng nguy cơ ung thư vú. Phụ nữ uống một ly mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư vú tăng từ 7...