Đặc sản Yên Bái: Loại gạo ngậm sương, không dám phơi nắng
Nếu gạo nếp cái hoa vàng hay gạo nếp nương giá chỉ 30.000-35.000 đồng/kg thì loại gạo đặc sản chỉ có ở thung lũng lòng chảo Mường Lò ( Yên Bái) này lại có giá 70.000-100.000 đồng/kg nhưng vẫn được nhiều khách chuộng khi vào mùa.
Trong khi nhiều người bán các loại đặc sản vùng núi Tây Bắc như rau, củ, quả thì chị Nguyễn Thị Xuân ở Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) lại chỉ bán những loại gạo nương, gạo khẩu hang nổi tiếng Yên Bái quanh năm nhưng vẫn có khách mua.
Chị Xuân chia sẻ, chị vừa làm công sở và vừa tranh thủ bán một số đặc sản của vùng quê huyện Văn Chấn (Yên Bái). Trong đó, nếp Tú Lệ và gạo khẩu hang mỗi khi vào mùa được rất nhiều đồng nghiệp đặt mua. Nhất là gạo khẩu hang – một loại nếp có hạt gạo to tròn, trắng trong, khi đồ lên có vị dẻo thơm đặc biệt được rất nhiều khách yêu thích dù giá của chúng dao động từ 70.000-100.000 đồng/kg.
Gạo khẩu hang được ví như loại cốm già
“Loại gạo này chính là giống nếp Tú Lệ. Những cây lúa nếp này được người dân bản trồng ở thung lũng lòng chảo Mường Lò. Nếu cốm Tú Lệ được thu hoạch từ những hạt gạo nếp non dẻo thơm thì gạo khẩu hang được ví như loại cốm già, thu hoạch muộn hơn một chút. Vì thế, gạo khẩu hang rất thơm, dẻo”, chị Xuân cho hay.
Tuy thu hoạch muộn hơn gạo Tú Lệ nhưng người dân tộc cũng gặt lúa từ khi hạt thóc còn non, chín một nửa bông mà không để lúa chín già. Quá trình làm cho ra hạt gạo khẩu hang cũng được người nhà chị làm rất cầu kỳ.
“Gạo khẩu hang được người dân dùng tay tuốt từng bông lúa tách hạt. Để giữ độ thơm ngon, hương vị của lúa non, tất cả số thóc này sẽ được mang đi đồ đến khi hạt thóc chín. Khi đồ xong, họ lại đem phơi khô số thóc đã đồ chín như phơi thóc bình thường.
Nhưng quá trình phơi thóc cũng cầu kỳ. Tuyệt đối không được phơi dưới trời nắng to, nhiệt độ cao. Vì như vậy sẽ làm hạt gạo bị gãy, màu trắng không đều, nấu chín sẽ không còn mùi thơm đặc trưng. Ngược lại, gạo khẩu hang được phơi dưới trời râm, chỉ có gió để hút nước đi. Sau đó, gạo được mang đi xay xát để không bị gãy và có màu sắc đẹp, giữ được hương vị thơm ngon”, chị Xuân kể.
Gạo khẩu hang có quy trình xay, phơi, đồ cầu kỳ
Để biết như thế nào là gạo khẩu hang ngon, theo chị Xuân, có thể nhìn ngay bên ngoài. Hạt gạo khẩu hang được cho là ngon phải có màu trắng trong, hơi đục không giống màu trắng bạc như gạo nếp thường.
Video đang HOT
Khi mua gạo khẩu hang về, bà nội trợ chỉ cần ngâm với nước lạnh khoảng 15-30 phút. Sau đó đồ như xôi mới ngon, thơm dẻo. Đặc biệt, trong suốt quá trình đồ xôi gạo khẩu hang, người làm bếp phải chú ý lửa.
“Khi nước chưa sôi thì nên đun lửa to. Khi nước sôi và thấy bốc hơi thì nên để lửa nhỏ. Điều này giúp hạt gạo chín từ từ. Có như vậy mới giữ được mùi thơm dịu mát của cốm, vị béo ngậy, vị ngọt đậm đà của gạo non do còn nguyên lớp vỏ lụa và phôi mầm. Ngoài đồ xôi, có thể nấu cháo, nấu chè cũng rất thơm ngon, bổ dưỡng”.
Do gạo khẩu hang được đồ từ thóc bánh tẻ nên thời gian bảo quản không được lâu như thóc nếp già bình thường. Gạo khẩu hang chỉ bảo quản ở nhiệt độ thường từ 10 ngày đến nửa tháng. Hiện nay, loại gạo này được đóng gói khá cẩn thận trong túi, mọi người có thể được một tháng. Nếu bảo quản bằng thóc đã đồ sẽ được 5-7 tháng. Gạo khẩu hang chuẩn gạo sạch 100%, không chất bảo quản, hương liệu tạo thơm. Gạo luôn là vụ mùa mới nhất nên khách mua loại gạo này lúc nào cũng có thể yên tâm.
Chị Xuân lưu ý, muốn ngon nhất thì nên ăn gạo khẩu hang trong thời gian sớm nhất, ngay khi xát gạo xong. Bởi lúc gạo mới xát, mùi vị và độ đậm đà còn lưu giữ được nhiều hơn. Càng để lâu độ ngon của khẩu hang sẽ bị giảm.
Gạo khẩu hang được đổ chín như xôi
Nhiều lần đi làm từ thiện trên vùng cao Yên Bái, chị Trần Lâm Ngọc vài lần được ăn xôi khẩu hang. Do đó, chị rất ấn tượng với món xôi mềm dẻo, béo ngậy thơm nức mùi cốm này.
“Ăn món ngon nên còn nhớ mãi. Quả thực xôi nếp non khẩu hang có hương thơm rất đặc biệt. Nó gần như cốm, có độ dẻo và vị ngọt của nếp. Khi đã nuốt xong miếng xôi, hương hoa lúa như còn phảng phất. Chưa kể, ăn xôi nếp thường nhanh bị ngấy lắm. Nhưng ăn xôi nếp non khẩu hang lại không bị ngán như ăn xôi nếp già”, chị Ngọc kể.
Chính bởi thế, năm nào không lên Yên Bái được, cứ đến mùa gạo khẩu hang, chị Ngọc lại nhờ bạn bè mua về ăn. “Do gạo còn nguyên lớp vỏ lụa và phôi mầm nên rất tốt cho người ăn kiêng thực dưỡng và trẻ em. Nhà mình ngoài đồ xôi thì để nấu cháo cho các bé cũng rất ngon”, chị Ngọc nói
Theo chị Ngọc, ngon nhất là có một con gà, gạo đồ được đổ vào chõ sành lót vỉ tre. Dưới là gạo, trên là con gà và vài miếng mỡ gà béo vàng, sau đấy cho chõ lên bếp đun cách thủy. Khi xôi chín, xới ra đĩa, xôi nóng bốc lên mùi thơm sực nức của nếp mới và béo ngầy ngậy mỡ gà. Hạt xôi dẻo, không nát và chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Lạng Sơn: Cao khô phơi nắng là thứ đặc sản gì mà làng này thu gần 1,9 tỷ/năm?
Giữa cái nắng như lửa, đến làng nghề làm cao khô ở thôn Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn), từ ngõ nhỏ đến sân phơi, đâu đâu cũng thấy bánh phở phơi trắng lối. Mỗi năm, nhờ nghề làm cao khô, người dân nơi đây có thu nhập gần 1,9 tỷ đồng.
Làm cao khô (phở khô) là nghề truyền thống ở thôn Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Cao khô Chợ Bãi rất nổi tiếng bởi vị thơm, ngon đặc trưng riêng.
Bình quân mỗi ngày, làng nghề này sản xuất và tiêu thụ gần 3.600 bó cao khô, giá trị thu được gần 5,2 triệu đồng mỗi ngày, tương đương trên 150 triệu đồng/tháng và gần 1,9 tỷ đồng/năm.
Những mẻ cao khô được thái đều, tỉ mỉ thẳng hàng tăm tắp.
Tuy nhiên, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa có sự liên kết và chưa có thương hiệu nên người tiêu dùng khó nhận biết và phân biệt cao khô Chợ Bãi với sản phẩm ở địa phương khác.
Do đó, từ tháng 6/2018, UBND huyện Văn Quan đã triển khai thực hiện Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể "Cao khô Chợ Bãi".
Dự án nhằm phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn và chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người sản xuất. Đồng thời giúp các hộ sản xuất, kinh doanh cao khô kết nối với các tổ chức sản xuất, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Qua 2 năm triển khai, dự án đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực như: Điều tra, khảo sát bản đồ quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa sản phẩm cao khô; kiểm nghiệm một số mẫu cao khô theo các chỉ tiêu, chất lượng; xây dựng tem, nhãn mác; quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm,...
Tháng 7/2019, Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm "Cao khô Chợ Bãi".
Giờ đây, công đoạn tráng bánh đã có máy móc hỗ trợ, người làm Cao khô không còn phải tráng thủ công như trước đây, công suất lớn hơn rất nhiều.
Nói về quá trình xây dựng nhãn hiệu tập thể, ông Hà Văn Thiện, Chủ nhiệm Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể "Cao khô Chợ Bãi" cho biết: Nghề làm cao khô vốn là nghề truyền thống từ xa xưa ở đây, tuy nhiên hiện chỉ còn khoảng 50 hộ dân vẫn giữ và phát triển nghề này.
Để xây dựng được thương hiệu, bà con đã xây dựng nhãn mác, đóng logo sản phẩm. Đồng thời xây dựng đơn đăng ký và đã được Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định phê duyệt nhãn hiệu tập thể.
Chị Hoàng Thị Hương - người có nhiều năm làm cao khô cho biết: "Nghề này là nghề gia truyền của gia đình tôi. Nếu trước đây bánh phở được tráng bằng tay thì giờ đây đã được đầu tư máy móc tráng bánh. Giờ đây trung bình khoảng 3 ngày xong một mẻ cao khô, giảm một nửa thời gian so với làm bằng phương pháp thủ công".
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan cho biết: Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã chủ trì tổ chức Hội đồng đánh giá, nghiệm thu Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể "Cao khô Chợ Bãi". Hội đồng đánh giá đã thống nhất nghiệm thu dự án đạt yêu cầu đề ra.
Bánh sau khi được tráng xong sẽ được trải dàn trên mành và đưa ra sân phơi.
Theo chị Hương, thời điểm nắng nóng như hiện nay đang rất thuận lợi cho việc phơi cao khô nên các hộ dân đều tranh thủ tráng bánh để đóng gói. Trung bình một ngày gia đình chị Hương làm được khoảng 800 bó. Nhờ làm nghề cao khô mà gia đình chị có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Cũng theo chị Hương, cao khô có thể để được 2- 3 tháng mà không hỏng nên rất đông khách phương xa từ Hà Nội, Hà Nam, Đắk Lắk, TP.HCM... đến đặt mua. Người dân địa phương đi công tác, đi chơi xa đều lấy cao khô quê nhà để làm quà.
Trong cái tiết trời nắng nóng như hiện nay, làng làm Cao khô nơi đây lại càng thêm tất bật với công việc.
Hiện nay, các hộ sản xuất cao khô đã áp dụng cải tiến công nghệ để phù hợp với xu thế phát triển. Nhiều hộ dân đã tự động hóa một số công đoạn để nâng cao năng suất, ngoài ra vẫn thực hiện thủ công nhằm đảm bảo chất lượng và giữ những ưu điểm của cao khô Chợ Bãi.
Cao khô dễ sử dụng nên thường được sử dụng nhiều trong các bữa ăn như: Làm mì ăn liền; làm các món ăn xào củ; xào gà, nấm; xào giòn; xào cùng rau cần hoặc rau bò khai; ăn kèm với sốt vang; nhúng lẩu...
Cao khô Chợ Bãi được đóng túi, đóng thùng gửi đi khắp các tỉnh thành cả nước
Để nâng cao chất lượng sản phẩm cao khô Chợ Bãi, chính quyền các cấp của huyện Văn Quan đã tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như mở các lớp đào tạo kỹ năng về vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ năng sản xuất cho các hộ sản xuất cao khô; tạo ra sự đồng đều về chất lượng; các sản phẩm sẽ được thiết kế mới hoặc cải tiến phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng ở thị trường; đồng thời gìn giữ được giá trị của sản phẩm truyền thống.
Loạt món ăn đặc sản từ Hàn Quốc sang Việt Nam có giá bình dân dành riêng cho hội thích ăn ngon nhưng vẫn muốn tiết kiệm Thưởng thức những món ăn đặc sản chuẩn vị Hàn không còn khó khăn với người Việt ở thời điểm hiện tại. Trên thị trường và các địa chỉ online vẫn đang ngày ngày bán 6 loại đồ ăn cực ngon miệng và hợp ví tiền này. 1. Đồ ngâm tương: 100 - 350.000 đồng Đây là một món ăn rất nổi tiếng...