Đặc sản “nhà giàu” rẻ chưa từng có, ế 250 tấn không biết bán đi đâu
Cá hồi Sapa được ví là loại cá “ nhà giàu” vì có giá đắt đỏ, song những ngày gần đây lại rơi cảnh ế ẩm, giá rẻ chưa từng có. Người nuôi cá như ngồi trên đống lửa vì tồn khoảng 250 tấn cá mà không biết bán đi đâu.
Không chỉ tôm hùm, những ngày này, cá hồi Sapa xuất hiện tràn ngập trên “chợ mạng” với giá tương đối rẻ. Đơn cử, cá hồi Sapa nguyên con trọng lượng từ 1,5-2,7kg giá dao động từ 200.000-220.000 đồng/kg, cá hồi cắt khúc (không đầu, đuôi) giá 280.000 đồng/kg, cá hồi phi lê giá 350.000 đồng/kg,…
Theo người bán cá hồi Sapa online, dịch Covid-19 đã khiến hàng loạt nhà hàng, khách sạn tạm ngừng hoạt động, đặc biệt hoạt động du lịch trên Sapa “đóng băng” khiến đặc sản cá này rớt giá thê thảm, rẻ chưa từng có.
Chia sẻ trên báo Lào Cai, ông Chảo Duần Mình ở thôn Can Hồ B ( Ngũ Chỉ Sơn, Sapa, Lào Cai) cho hay, gia đình ông có 10 bể nuôi cá nước lạnh, nhưng hiện chỉ còn 4 bể có cá với trọng lượng khoảng 1 tấn cá hồi.
Cá hồi Sapa được rao bán online giá từ 200.000-350.000 đồng/kg tuỳ loại
Trước đây, cá lớn đến đâu bán hết đến đó, nhưng năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường gần như “đóng băng”, lượng cá tiêu thụ chỉ bằng 1/3 mọi năm. Ông Mình than thở, sức tiêu thụ chậm, số cá còn lại vẫn phải chi phí tiền cám ăn hàng ngày, trong khi giá cá hồi thương phẩm đã giảm hơn 100.000 đồng/kg so với những năm trước.
“Hiện giá cá hồi chỉ còn 140.000-150.000đồng/kg. Đây là mức giá mà người dân không có lãi, thậm chí là lỗ vốn”, ông nói. Không chỉ ở xã Ngũ Chỉ Sơn, người nuôi cá hồi ở các địa phương khác trong tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn do không bán được cá. Trong khi đó, giá cám thì vẫn cứ đắt, cho ăn ít thì cá lại gầy, thậm chí cá chết.
Tương tự, chị Hoa – một hộ nuôi cá hồi ở Sapa – than thở, gia đình chị có 10 tấn cá hồi đến kỳ thu hoạch nhưng không có người mua. Nếu chi dè sẻn, mỗi tháng gia đình mất khoảng 220 triệu đồng tiền thức ăn nuôi cá, giờ cá đến lứa bán không biết bán cho ai. Còn nếu để lại, chi phí đội lên cao, có thể mất trắng cả tỷ đồng.
Như giá cá hiện nay, nếu có bán được thì cũng lỗ khoảng 30.000-40.000 đồng/kg. Song, cá hồi giờ còn không có người mua, chị Hoa ngán ngẩm nói.
Theo Hiệp hội cá nước lạnh Lào Cai, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động du lịch, dịch vụ ăn uống bị tạm dừng, việc đi lại giữa các địa phương bị hạn chế khiến những thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá hồi là khu du lịch Sa Pa, TP. Lào Cai và thủ đô Hà Nội bất ngờ “đóng băng”. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá cá hồi giảm mạnh nhưng vẫn khó tiêu thụ.
Lào Cai còn khoảng 250 tấn cá hồi đến kỳ thu hoạch nhưng đang bế tắc đầu ra
Video đang HOT
Người nuôi cá hồi Lào Cai có nguy cơ lỗ nặng, thậm chí mất tiền tỷ
Thống kê của Hiệp hội cá nước lạnh Lào Cai cho thấy, toàn tỉnh hiện còn khoảng 250 tấn cá hồi đã đến kỳ thu hoạch nhưng không xuất bán được nên phải tiếp tục nuôi duy trì, dẫn đến phát sinh chi phí, thiếu vốn sản xuất.
Đáng lo ngại là đặc tính của cá hồi đến kỳ sinh sản xong sẽ chết. Vì vậy việc nuôi duy trì lâu ngày, không bán được, nguy cơ trắng tay là nỗi lo lớn đối với người nuôi, đẩy họ vào tình cảnh khó khăn chồng chất khó khan.
Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai Nguyễn Xuân Nhiễm cho biết trên VOV, hiện toàn tỉnh có khoảng 150 trại cá hồi, tập trung chủ yếu ở khu vực vùng cao thuộc các huyện Sapa, Bát Xát, Văn Bàn và TP. Lào Cai. Trong điều kiện khó khăn, hầu hết các trại đều phải xoay sang nuôi cầm chừng để tiết giảm chi phí.
Theo ông Nhiễm, giải pháp cấp bách hiện nay chỉ có thể là tháo tiết, cấp đông nhanh và vận chuyển thẳng tới nơi tiêu thụ, nhưng Lào Cai lại đang thiếu các cơ sở này. Ngành nông nghiệp tỉnh cũng đề nghị các bên liên quan tạo điều kiện cho cơ sở nuôi cá nước lạnh được giãn nợ, hoặc hỗ trợ lãi xuất.
Về lâu dài, vẫn phải khuyến khích thu hút đầu tư nhà máy bảo quản, nhằm hạn chế ảnh hưởng về giá khi có tác động ngoài ý muốn.
Trong lúc bế tắc đầu ra, nhiều trại cá hồi Sapa tự thu hoạch cá để chế biến thành ruốc, sấy khô, hun khói. Tuy nhiên, thời gian bảo quản tối đa các sản phẩm này cũng chỉ khoảng 1 tháng và sau chế biến chi phí lại đội lên.
Hải Băng
Quảng Bình: Ruốc biển vào gần bờ, ngư dân xúc mệt nghỉ, kiếm 10 triệu đồng/đêm
Mấy ngày gần đây, dọc bờ biển Quảng Bình, ruốc (còn gọi là tép) biển vào gần bờ rất nhiều. Tranh thủ dịp này, ngư dân dùng thuyền ra khai thác được lượng ruốc biển rất lớn, trong khi giá bán khá cao nên người dân trúng đậm.
Theo các ngư dân ở xã Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới, Quảng Bình), để xúc ruốc biển, các tàu nhỏ cùng 2-3 thuyền viên mang te (ngư cụ để xúc ruốc, làm bằng 2 cây gỗ dài có gắn lưới ở giữa) ra khơi.
Ruốc biển đi thành từng đám lớn vào gần bờ, nên sau 1 đêm lao động các tàu cá đều thu được rất nhiều. Đến tờ mờ sáng, các đội thuyền đầy ắp ruốc tươi nối đuôi nhau cập bờ.
Ngư dân trúng mùa ruốc biển.
Trên cảng cá Nhật Lệ, thương lái chờ sẵn để mua những mẻ ruốc từ biển đi vào. Những mẻ ruốc tươi được mang đi chế biến làm mắm ruốc hoặc vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ.
Trở về sau một đêm đánh bắt, ông Ngô Xuân Hậu - Chủ thuyền 70CV, trú tại xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới chia sẻ: "Năm nay, ruốc xuất hiện với số lượng lớn trên diện rộng. Ruốc lớn con (ruốc to), thân trắng đẹp nên bán được giá cao. Một đêm thuyền của tôi có 3 lao động, xúc được hơn 1 tấn ruốc. Với với giá 12.000 đồng/kg, tôi thu về gần 10 triệu đồng".
Sau một đêm mỗi tàu cá nhỏ như trong hình có thể đánh bắt được trên 1 tấn ruốc biển.
Chị Lại Thị Liễu (sinh năm 1980, trú tại xã Bão Ninh) cho biết thêm: "Những gia đình làm ruốc truyền thống như chúng tôi, cứ sáng sáng ra cửa biển Nhật Lệ thu mua ruốc của ngư dân. Ruốc sau khi thu mua sẽ được trải lưới phơi ngay trên bờ, sau đó muối làm mắm ruốc. Năm nay giá ruốc dao động từ 12 -15 ngàn đồng/kg".
Theo các ngư dân, ruốc biển đánh bắt đưa vào bờ bao nhiêu được thương lái thu mua hết đến đó. Ruốc dùng làm nguồn thực phẩm tươi sống, ngoài ra còn được chế biến thành nhiều dạng như làm ruốc quết, mắm ruốc, ruốc khô...
*Một số hình ảnh PV ghi lại được tại cảng cá Nhật Lệ:
Khi các thuyền ruốc biển cập bờ...
... thương lái đến thu mua ngay tại bến.
Ruốc biển được đưa lên bờ chất đống trên các tấm bạt lớn...
...và đựng trong các hộp xốp, thau nhựa.
Một ngư dân đang xúc ruốc...
...rồi trải ruốc phơi dưới nắng ngay khu vực bờ kè.
Ruốc được phơi khô trước khi đưa đi chế biến các món ăn đặc trưng...
Theo Infonet
Loại gà thế giới thải bỏ, ở nước ta giá đắt ngang đặc sản Người nuôi gà công nghiệp khóc ròng vì phải bán dưới giá thành, thì gà đẻ thải loại (các nước hạn chế ăn) ở nước ta lại được ưa chuộng nên giá đắt ngang đặc sản gà đồi, cao gấp 2-3 lần giá gà công nghiệp. Người nuôi khóc ròng vì bán gà dưới giá thành Những ngày này, do ảnh hưởng bởi...