Đặc sản Hà Giang khiến nhiều người phải rùng mình không dám thưởng thức
Thịt chuột của người La Chí ở Hà Giang là món đặc sản được nhiều người dân ăn và làm đồ lễ cúng. Tuy nhiên, nếu không phải là người địa phương thì chẳng mấy ai dám ăn thử.
Hà Giang là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, từ lâu cũng trở thành địa điểm ghé thăm của đông đảo du khách. Không chỉ có cảnh núi non hùng vĩ, Hà Giang còn là nơi có rất nhiều món ăn đặc sản lạ lùng thu hút du khách khám phá.
Khi tới Hà Giang người ta không thể không nhắc đến món đặc sản thịt chuột của người La Chí (Bản Phùng, Hoàng Su Phì, Hà Giang). Thịt chuột là một món ăn không phải bất cứ ai cũng có thể ăn được, vậy mà người dân La Chí lại có thể chế biến thành nhiều món vô cùng độc đáo.
Ngoài vai trò là vật hiến tế trong lễ cúng, con chuột còn giữ vai trò quan trọng trong đời sống thực tại cũng như đời sống tâm linh của người La Chí.
Chuột nướng, chuột khô là đặc sản của người La Chí. (Ảnh: VTC)
Trong bất cứ lễ cúng gì, từ cúng tổ tiên, cúng lúa mới, cúng xuống đồng, cúng hồn cây lúa, cúng rừng, cúng núi, cúng sông suối, hoặc lễ cúng bắt ma, lập bàn thờ, thậm chí cả lễ cưới, món thịt chuột đều là thứ không thể thiếu được.
Video đang HOT
Con chuột gắn bó với người La Chí từ hàng ngàn năm nay, nên không biết từ khi nào, chuột đã trở thành đặc sản. Nếu bạn lên Hoàng Su Phì, hỏi về các món đặc sản, ngoài thắng cố, rượu ngô của người Mông, thịt chua của người Nùng, thì chuột khô chính là đặc sản của người La Chí.
Mỗi mùa lúa chín, chuột nhiều và béo, đàn ông La Chí thường kéo nhau đi săn bắt chuột. Hết mùa lúa, chuột đồng hết chỗ ẩn nấp, trốn vào rừng, thì họ lại tiếp tục vào rừng đặt bẫy.
Món chuột được đồng bào La Chí chế biến thành hàng chục món khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 món, gồm nướng và treo gác bếp.
Chuột sau khi bắt về, được nhúng nước sôi, vặt lông, dùng que xiên rồi đem thui với rơm nếp cho vàng ruộm, tiếp theo mổ bụng, lột bỏ nội tạng, rửa sạch, sau đó xát mắm, muối, mì chính, thảo quả, tiêu rừng cùng một số gia vị khác.
Vào vụ mùa thu hoạch lúa, bắt được nhiều chuột, ăn không hết thì đồng bào La Chí làm món chuột khô để ăn dần. Chuột được chế biến và ướp gia vị rồi treo trên gác bếp. Khi chuột quắt lại, cứng như khúc củi, có thể để được cả năm trời, lúc nào thích thì gỡ ra ăn.
Thịt chuột là món ăn ngon mà cách chế biến vô cùng độc đáo của người La Chí. Nếu bạn đến với Hà Giang, đừng bỏ lỡ cơ hội nếm thử món đặc sản này của người La Chí.
Độc đáo bánh chưng gù - đặc sản nức tiếng vùng cao nguyên đá
Nói đến ẩm thực vùng đat đia đau cua To quoc nguoi ta se nghi ngay đen banh chung gu - đac san noi tieng Hà Giang.
Bánh chưng gù được biết đến là món ăn nổi tiếng của đồng bào Dao Đỏ nói riêng và vùng đất Hà Giang nói chung. Nét độc đáo của bánh chưng gù Hà Giang so với các vùng khác phải kể đến đầu tiên đó chính là ở tên gọi. Tên gọi bánh chưng gù bắt nguồn từ nét đẹp văn hóa tôn vinh người phụ nữ vùng cao chăm chỉ, cần cù.
Bánh chưng gù đặc sản Hà Giang
Ngoài các nguyên liệu như bánh chưng truyền thống thì bánh chưng gù đặc biệt ở chỗ nhân là thịt lợn đen được dân địa phương nuôi. Chính vì vậy, bánh chưng gù Hà Giang ăn rất mềm, ngon, béo ngậy và không bị ngán. Với kích thước nhỏ bánh dễ cầm và mang theo ăn khi đói.
Nguyen lieu va cach thuc lam banh chung gu
Đe co nhung chiec banh chung gu thom ngon, đat chuan thi cong đoan chon nguyen lieu lam banh can ti mi, va ky luong nhat. Nguyen lieu đe lam ra mon banh chung gu bao gom gao nep nuong trắng ngần, đo xanh loai nho, thit ba chỉ lợn đen, la dong xanh, lat buoc mềm.
Các nguyên liệu được kết hợp lại với nhau trong chiếc bánh chưng gù
Không giống với gói bánh chưng vuông của người Kinh thường dùng khuôn và gói nhiều lớp lá, bánh chưng gù được gói tay và chỉ sử dụng 1 lớp lá dong. Để tạo nên hình dáng gù cho chiếc bánh đòi hỏi sự khéo léo của người gói. Cụ thể, cho gạo nếp dải đều lên chiếc lá dong, sau đó cho thêm đỗ và thịt ba chỉ đã ướp, gấp 2 mép của chiếc lá dong lại làm sao để tạo nên hình dáng gù cho chiếc bánh- công đoạn này đòi hỏi cực kỳ khéo léo vì nếu không bánh sẽ không cân đối, không đẹp. Sau khi đã gấp mép sẽ dùng lạt buộc buộc 2 đầu lại rồi cho đi luộc. Thời gian luộc bánh ước tính khoảng 8 giờ đồng hồ.
Co dip đuoc đen tham co so cua lam banh chung gi cua ba Dung ( Me Dung ) nguoi phu nu noi tieng voi nghe lam banh gu tai Ha Giang chia se : "Truoc đay banh chung gu chi la mot nghe nho truyen thong cua nha toi nhu bao gia đinh khac thoi, tu nhung ganh hang ban ngoai cho cho nguoi dan đia phuong noi đay va đuoc khach du lich toi Ha Giang mua đe an va lam qua, ho thuong thuc va truyen tai nhau ve banh chung gu, dan thi banh đuoc nhieu nguoi biet đen va rat thich an".
Cơ sở làm bánh Bà Dung
Ngay nay khong can phai đoi toi ngay le Tet moi co the thuong thuc mon banh đac chung nay. Nhieu ho gia đinh noi đay đa mo rong san xuat banh chung gu, tao nguon thu nhap on đinh, tao viec lam cho nhieu lao đong đia phuong va gop phan lam phong phu them san vat đia phuong, đua cai ten Ha Giang ngay cang in đam tren ban đo du lich Viet.
Bánh thắng dền Món ăn dung dị nơi cao nguyên đá Hà Giang, mảnh đất địa đầu Tổ quốc, nơi mà cảnh đẹp đến nao lòng với khí hậu quanh năm mát mẻ, không khí trong lành hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, đặc sản Hà Giang cũng rất phong phú với nhiều món ăn nức tiếng gần xa như cháo ấu tẩu, thắng cố, chè San Tuyết, phở chua... và có một...