Đặc sản Cao Bằng bạn nhất định phải thử khi đến đây
Đặc sản Cao Bằng đó là bánh trứng kiến, nằm khâu, hay xôi trám khi đặt chân đến đây bạn nhất định phải thử nếu không thử coi như bạn chưa biết đến Cao Bằng.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những món đặc sản Cao Bằng qua bài viết sau nhé!
Đặc sản Cao Bằng bạn nhất định phải thử khi đến đây
Đặc sản Cao Bằng bạn nhất định phải:
Nằm khâu:
Nằm khâu nghe lạ tai nhưng lại là món ăn dân dã thường có mặt trong cỗ cưới của người Tày ở Cao Bằng, được nấu từ thịt ba chỉ và khoai mà khi ăn bạn sẽ khó lòng quên được hương vị khác lạ.
Cách chế biến món nằm khâu Cao Bằng:
Để làm món ăn này, khâu chọn nguyên liệu quyết định tới 50% thành công. Người chế biến phải chọn loại thịt ba chỉ không quá mỡ, tươi, cắt từng miếng vuông vắn rồi cho lên chảo rán vàng.
Khi thịt đã chín mềm, bì giòn thì dùng tăm xăm đều vào da. Muốn cho da thịt nở giòn, vàng, trước khi rán cho một ít rượu và muối vào bát, hòa với nước gừng.
Dùng khoai sọ, gọt sạch vỏ, thái lát khoai thành từng miếng to rồi thảo vào chảo ngập dầu cho đến khi chín, vàng, giòn. Kẹp đôi miếng thịt với miếng khoai xếp vào bát to, hòa đường đỏ với nước, dùng một lượng nhỏ rưới đều lên bề mặt bát thịt đã sắp sẵn, dùng đĩa đậy kín bát.
Sắp xếp các bát đó vào nồi, đem hấp khoảng 2 – 3 giờ lấy ra. Lúc này thịt và khoai đã dính và nhừ, gia vị và đường đã ngấm, miếng thịt và khoai đã trở nên đỏ và ngọt, có thể dùng ngay được.
Video đang HOT
Thưởng thức món nằm khâu:
Món ăn phải luôn để nóng mới ngon. Nhìn bát “nằm khâu” vừa mở nắp bốc khói nghi ngút, màu đỏ ngọt của đường và mùi hương của các gia vị làm ai cũng muốn thưởng thức.
Ăn món này cũng là một nghệ thuật, khi ăn gắp cả miếng thịt, lẫn miếng khoai và cả mấy cọng rau thơm bạn sẽ cảm thấy mùi thơm của rau hoà quyện với cả khoai và thịt đã ngấm đủ gia vị tạo cảm giác vừa ngon vừa ngậy khi nhai.
Bánh trứng kiến:
Đây là một loại bánh lạ, độc đáo của người Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến – một loại kiến đen rừng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao. Loại kiến này lành, làm tổ ở trên cây như cây xoan, cây quế, cây găng…
Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, được mang về để chế biến thành nhân bánh. Một chiếc bánh ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần hành phi thêm chút mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác.
Cách làm bánh trứng kiến:
Gạo nếp phải pha một ít gạo tẻ để bột đỡ dẻo, xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải. Lá để làm bánh là loại lá vả, phải chọn loại bánh tẻ, không quá nón và không quá già, bỏ phần gân lá. Nếu lá non quá khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá.
Nhân trứng kiến được kẹp vào giữa lớp bột trước khi hấp lên. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến.
Loại bánh này chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định, cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm, bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.
Xôi trám:
Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám hỏi, món ăn của các nhà hàng…
Có hai loại trám: trắng và đen nhưng khi nấu xôi người ta thường chỉ sử dụng trám đen. Những trái được chọn đồ xôi là những trái chín mọng, tách vỏ rồi trộn với xôi.
Xôi trám dậy màu hồng tím, ăn thơm và béo ngậy, rất bổ, thơm, bùi, được nhiều thực khách khi đến Cao Bằng thích thú.
Món ngon từ trứng kiến
Trứng kiến được ưa chuộng không chỉ bởi mùi vị thơm lừng béo ngậy của nó, mà còn được biết đến trong việc bồi bổ cho sức khỏe con người bởi trong trứng kiến có những loại protein tốt giúp phục hồi sinh lực, chữa viêm tai, suy giảm chức năng sinh lý, giải độc trong điều trị rắn cắn.
Công đoạn lấy trứng kiến từ tổ
Lên rừng tìm trứng kiến
Núi rừng Tây Yên Tử (thuộc tỉnh Bắc Giang) là nơi có rất nhiều kỳ hoa dị thảo và phong cảnh thật tuyệt vời. Ở đó với những khu rừng nguyên sinh đa dạng. Chúng tôi được tham gia cùng đồng bào địa phương vùng này vào rừng lấy trứng kiến, một nhóm thường có hai, ba người cùng đi để hỗ trợ nhau. Người trèo lên cây chặt, bẻ cành có tổ kiến, người ở dưới buộc chiếc rá trên đầu con sào chừng 3-4m để hứng trứng khỏi rơi xuống đất, được tổ, mang xuống, bổ một góc, gõ nhẹ để trứng kiến rơi ra... Mỗi tổ kiến cũng thu hoạch được vài lạng trứng kiến.
Những người có kinh nghiệm đi rừng tìm tổ trứng kiến thường chọn những hôm trời nắng, vì khi hạ tổ kiến xuống gặp nắng to, kiến sẽ nhanh chóng tản ra ngoài, khi đó chỉ còn lại những hạt trứng trắng muốt như gạo. Còn nếu gặp hôm trời mưa, kiến cứ nằm lỳ bên trong tổ khó mà lấy trứng ra được. Tổ kiến nào nhìn có màu đen bạc, thớ tổ gờ to, cành cây hơi trĩu, khi chặt cành nâng lên thấy nặng tay thì trứng kiến rất mẩy. Còn tổ nào trông đen xì, xốp... thì khỏi mất công chặt đốn, vì trứng kiến đã thành con.
Về nhà, trứng kiến sẽ được mang ra sàng sẩy sạch sẽ, loại bỏ tạp chất, lá cây và những con kiến già lẫn trong đó, công đoạn này phải thật nhẹ nhàng, khéo léo để những hạt trứng không bị vỡ dập. Đối với những con kiến già cứng cổ không chịu đi chỗ khác thì phải dùng cành cây mua quệt đi quệt lại để chúng dính vào lá hoặc xua đuổi chúng. Thế rồi, từng hạt trứng căng mọng, trắng muốt như hạt gạo được đôi bàn tay khéo léo của đồng bào chế biến thành nhiều món ăn độc đáo.
Đặc sản ẩm thực trứng kiến
Mâm cơm có trứng kiến gói với lá sau sau sau
Những phụ nữ dân tộc Tày, Nùng là thành viên tham gia tổ ẩm thực của Hợp tác xã Dịch vụ du lịch cộng đồng Khe Rỗ, xã An Lạc huyện Sơn Động kể, mỗi khi có khách yêu cầu nấu các món ăn, nhất là những món truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc trong vùng là các cô sẵn sàng phục vụ. Trong đó các món ăn làm từ trứng kiến đã chinh phục được nhiều thực khách khó tính khi đến nơi đây. Đặc biệt, vào ngày Tết Hàn thực mùng 3- 3 (âm lịch), các món ăn được chế biến từ trứng kiến không thể thiếu của đồng bào dân tộc vùng cao.
Món trứng kiến thường được sử dụng bằng nhiều cách nhưng chủ yếu là 3 món: Trứng kiến sống, món chả trứng kiến, món xôi trứng kiến.
Với món trứng kiến sống chỉ cần lấy lá non của cây ngoã, lá lốt rửa sạch đem gói trứng kiến ăn kèm muối ớt.
Món chả trứng kiến theo cách chế biến của bà Hoàng Thị Hợp ở xã An Lạc thì vẫn là lá ngoã, lá lốt non gói trứng kiến đem nướng hoặc chiên với mỡ, dầu ăn. Món chả trứng kiến có vị thơm, béo ngầy ngậy của trứng cùng với chất chát, chua của lá ngoã, mùi thơm của lá lốt tạo nên mùi vị đặc trưng, hấp dẫn vị giác thực khách.
Trong nhiều món ăn được chế biến từ trứng kiến thì xôi trứng kiến là phổ biến nhất. Đặc biệt, đối với xôi trứng kiến, đồng bào dân tộc ở Sơn Động thường chọn gạo nếp nương vo sạch, đem ngâm trong nước ấm chừng 4-5 giờ, vớt ra để gạo ráo nước rồi cho vào chõ đồ chín. Trứng kiến sau khi đã làm sạch, để ráo nước, phi thơm hành rồi cho trứng kiến vào xào, khi thấy dậy mùi béo ngậy của trứng kiến và mùi thơm của hành là được.
Xôi trứng kiến được đồng bào trang trí đẹp mắt
Xôi chín tới, xới tơi trộn đều với trứng kiến rồi cho ra đĩa, thưởng thức nóng sẽ cảm nhận được vị thơm đậm đà, quyễn rũ của lúa nếp nương, vị ngọt, bùi và ngậy của trứng kiến. Khi ăn nghe tiếng trứng kiến nổ lép bép trong miệng mới cảm nhận được cái thú vị của món ăn này. Bất kỳ ai dù một lần được thưởng thức xôi trứng kiến sẽ còn nhớ mãi.
Hấp dẫn đặc sản bún ngũ sắc tại Cao Bằng Những sắc màu rực rỡ và không khí rộn ràng biến những xưởng sản xuất bún ngũ sắc thành một điểm tham quan độc đáo tại thành phố Cao Bằng. Bún là món ăn phổ biến của người dân địa phương trong những ngày rằm, nhất là dịp rằm tháng 7. Những ngày này, khu vực xóm Hồng Quang, xã Hưng Đạo, TP....