Đã sẩy thai một lần, đến khi mang thai 16 tuần thì phát hiện bị ung thư, bác sĩ khuyên bỏ thai nhưng người mẹ trẻ nhất quyết làm việc này
Ở tuổi 21, Ellie Whittaker đã phải đối mặt với một quyết định lựa chọn khó khăn. Đó là giữ lại bỏ con để điều trị ung thư hay là giữ lại con trong khi sức khỏe của mình bị đe dọa nghiêm trọng.
Ellie Whittaker đã được khuyên nên phá thai khi phát hiện ra bị Hodgkin Lymphoma – bệnh ung thư hệ bạch huyết – giai đoạn hai. Nhưng mặc dù điều đó sẽ khiến sức khỏe của chính mình gặp nguy hiểm, cô vẫn đặt con mình lên hàng đầu.
Niềm vui mang thai tan thành triệu mảnh khi các bác sĩ thông báo ung thư
Ở tuổi 21, Ellie Whittaker, đến từ Bolsover, Derbys (nước Anh), đã phải đối mặt với một quyết định lựa chọn khó khăn. Đó là giữ lại bỏ con để điều trị ung thư hay là giữ lại con trong khi sức khỏe của mình bị đe dọa nghiêm trọng.
Mang thai được 16 tuần và đang vô cùng hào hứng với việc làm mẹ, niềm vui mang thai của Ellie Whittaker chưa kịp kéo dài bao lâu thì đã tan thành triệu mảnh khi các bác sĩ cho biết cô bị ung thư. Bác sĩ khuyên cô nên bỏ thai và cảnh báo rằng hóa trị có thể gây hại cho em bé trong bụng cô.
Ellie Whittaker đã được khuyên nên phá thai khi phát hiện ra bị Hodgkin Lymphoma – bệnh ung thư hệ bạch huyết – giai đoạn hai.
Ellie giải thích rằng, sau khi bị sẩy thai vào tháng 4 năm 2019, cô bắt đầu cảm thấy thực sự mệt mỏi và bị nhiễm virus. Khi một khối u xuất hiện ở cổ, cô đã đến hẹn gặp bác sĩ đa khoa và trải qua một số cuộc kiểm tra vào tháng 7 năm ngoái. Các triệu chứng cô gặp phải là kiệt sức và nhiễm trùng ngực. Có lần cô còn buồn ngủ quá nên vô tình ngủ gật trong một cuộc họp khi làm việc cho Bưu điện.
Vào khoảng thời gian đó Ellie đã kết hôn với vị hôn phu Kieran Marriott, 22 tuổi. Họ cũng đang mong đợi một em bé chào đời.
Khi khối u xuất hiện, bác sĩ cho rằng đó là viêm amidan – nhưng Ellie nghĩ rằng đó là bệnh khác nên cô nhất định đi khám. Sau khi đến gặp bác sĩ đa khoa nhiều lần, Ellie cuối cùng được chuyển đến Bệnh viện Hoàng gia Chesterfield vào tháng 8 năm 2019 – và hai tháng sau, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hệ bạch huyết Hodgkin Lymphoma.
Đẩy căn bệnh ung thư ra khỏi tâm trí và quyết định không bỏ con
Kết quả chụp MRI cho thấy ung thư đã ở giai đoạn 2 và đó là thời điểm Ellie phải đưa ra quyết định đau đớn giữa việc trì hoãn việc điều trị cứu sống bản thân hoặc phá bỏ thai nhi.
Video đang HOT
Người mẹ trẻ này mặc dù biết rằng nếu giữ lại em bé thì sức khỏe của cô sẽ càng nguy hiểm hơn nhưng cô vẫn nhất định không bỏ con. “Tôi không có một chút ý định nào là phá thai. Tôi đã đẩy căn bệnh ung thư ra khỏi tâm trí mình hết mức có thể và chỉ tập trung vào Connie (tên cô dự định đặt cho con). Tôi nóng lòng muốn được làm mẹ”, chia sẻ với Sunday People, Ellie cho biết.
Cô giải thích: “Tôi không thể tin được. Tôi không có bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài việc mệt mỏi. Bác sĩ khuyên tôi nên phá thai vì điều trị ung thư có thể gây ra vấn đề cho em bé. Nhưng không đời nào tôi từ bỏ con nên tôi đã chọn cách trì hoãn“.
Ellie được chẩn đoán mắc bệnh ung thư Hodgkin Lymphoma giai đoạn hai vào tháng 10 năm 2019. Trước đây cô đã bị sẩy thai và không thể đối mặt với nỗi đau mất con một lần nữa. Cô đã quyết định sẽ không hóa trị trước khi sinh em bé. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bệnh ung thư của cô có thể trở nên tồi tệ hơn.
Ellie được chuyển đến Bệnh viện Hoàng gia Hallamshire của Sheffield và được chụp chiếu 2 tuần một lần cho đến tháng Ba – khi cô sinh em bé ở tuần thứ 37, theo đúng kế hoạch là sinh mổ. Ban đầu, các bác sĩ đã cân nhắc việc bắt đầu hóa trị cho cô khi được 27 tuần nhưng rồi họ quyết định rằng sẽ đợi cho đến khi cô khỏe lại sau khi sinh.
Chỉ vài ngày sau khi em bé Connie của cô chào đời với cân nặng 3kg, kết quả chụp chiếu cho thấy bệnh ung thư của Ellie thực sự đã trở nên tồi tệ hơn. “Một tuần sau khi sinh, tôi đi chụp chiếu và phát hiện nó đã chuyển sang giai đoạn ba. Tôi không hối hận về quyết định của mình và nếu được chọn lại, tôi vẫn sẽ thực hiện lại quyết định tương tự”, Ellie nói.
Ellie cho biết: “Các bác sĩ chăm sóc một phụ nữ mang thai bị Hodgkin Lymphoma nhưng tôi đã cố gắng không nghĩ về điều đó. Tôi muốn thai kỳ của mình càng bình thường càng tốt”.
“Tôi đã cố gắng dành nhiều thời gian cho Connie nhất có thể trước khi bắt đầu hóa trị. Tôi nhớ mình đã khóc và nghĩ rằng mình sẽ không thể ở bên con bé khi mà bệnh ung thư đã tiến triển sang giai đoạn ba. Nó đã lan đến dạ dày và lá lách của tôi“, cô nói thêm.
Trong đợt hóa trị thứ 4, Ellie đã dũng cảm chụp những bức ảnh cho thấy mình bị rụng tóc – kết quả chụp cắt lớp cho thấy Ellie đang đáp ứng tốt với điều trị. Điều đó có nghĩa là cô có thể ngừng một trong những loại thuốc đang dùng và cuối cùng cô ấy đã hoàn thành 12 đợt hóa trị vào tháng 9.
Người mẹ trẻ vẫn lạc quan về cuộc sống sau khi kết quả chụp PET vào tháng trước cho thấy không có dấu hiệu của ung thư. Cô cũng bày tỏ sự biết ơn đối với những người thân luôn ở bên mình trong suốt quãng thời gian khó khăn qua.
Hodgkin lymphoma (U lympho) là bệnh gì?
Hodgkin’s lymphom (u lympho hodgkin) – trước đây gọi là bệnh Hodgkin’s – là bệnh ung thư hệ bạch huyết, một phần của hệ thống miễn dịch. Trong ung thư hạch Hodgkin, các tế bào trong hệ bạch huyết phát triển bất thường và có thể lan rộng ra khỏi hệ bạch huyết.
U lympho hodgkin là một trong hai loại phổ biến của bệnh ung thư hệ bạch huyết. Các loại khác, u lympho không hodgkin phổ biến hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng ung thư hạch Hodgkin’s có thể bao gồm:
- Sưng nhưng không đau các hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng.
- Mệt mỏi dai dẳng.
- Sốt và ớn lạnh.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân – đến 10 phần trăm hoặc hơn trọng lượng cơ thể.
- Ho, khó thở hoặc đau ngực.
- Chán ăn.
- Ngứa.
- Tăng nhạy cảm với những ảnh hưởng của rượu hoặc đau ở các hạch bạch huyết sau khi uống rượu.
Những triệu chứng này có thể được gây ra bởi nhiều vấn đề khác. Nhưng nếu các triệu chứng xuất hiện trong hơn hai tuần hoặc chúng biến mất và sau đó trở lại thì bạn cần đi khám ngay.
Dọn đến nhà mới được 1 năm, chồng mắc bệnh ung thư, vợ bị sảy thai, bác sĩ hé lộ nguyên nhân không ngờ
Người chồng liên tục cảm sốt, bị bệnh hơn 1 năm nay vẫn không khỏi nên đã đến bệnh viện khám.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nam (35 tuổi) sống tại Đài Loan, đến bệnh viện khám trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, chi dưới có hiện tượng phù nề.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch
Được biết, sau 1 năm dọn vào nhà mới, người chồng thường bị cảm sốt, người vợ đến ở không lâu cũng bị sảy thai. Cặp vợ chồng nghĩ rằng phong thủy nơi cư ngụ không tốt nên mời thầy đến cúng bái, nhưng sau đó, tình trạng sức khỏe vẫn không cải thiện, người chồng liên tục cảm sốt, bị bệnh hơn 1 năm nay vẫn không khỏi nên đã đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường đã tiến hành xét nghiệm máu cho bệnh nhân, phát hiện chức năng thận của bệnh nhân không khỏe, teo thận trái bẩm sinh khiến thận phải hoạt động với năng suất cao hơn. Khi bác sĩ tiến hành kiểm tra cẩn thận thì phát hiện vùng cổ trái của bệnh nhân nổi hạch khoảng 2-3cm, bề mặt không đều, xét nghiệm sinh thiết xác nhận bệnh nhân mắc ung thư biểu mô vòm họng giai đoạn 2. Sau khi tiến hành xạ trị thì tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã cải thiện.
Bệnh nhân nam không hút thuốc, tại sao mắc bệnh ung thư ở tuổi đời còn quá trẻ? Giải đáp vấn điều này, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường hoài nghi anh bị ngộ độc formaldehyde.
Có khả năng khi cặp vợ chồng dọn vào nhà mới, nồng độ formaldehyde quá cao khiến người chồng liên tục cảm sốt kéo dài suốt 1 năm. Sau khi dọn vào nhà mới không lâu, người vợ liền bị sảy thai nên bác sĩ cũng hoài nghi người vợ bị ngộ độc formaldehyde, tuy nhiên trình trạng của người vợ nhẹ hơn người chồng. Lý do là bởi người vợ có sở thích ăn rau củ, trái cây, uống nhiều nước nên dễ bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể, trong khi người chồng thích ăn thịt nên triệu chứng ngộ độc của anh sẽ nghiêm trọng hơn người vợ.
Bác sĩ khuyên người dân nên ăn nhiều rau xanh đậm, bổ sung vitamin C, chất xơ, để quá trình bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể được thuận lợi. Ngoài ra, bác sĩ khuyên trước khi dọn vào nhà mới nên kiểm tra nồng độ formaldehyde hoặc mở cửa sổ để thông thoáng căn nhà.
Formaldehyde đã được Tổ chức Y tế Thế giới chứng minh là chất gây ung thư. Nó thường có trong vách ngăn trang trí, đồ nội thất, chất kết dính, thậm chí quần áo mới cũng tồn tại dư lượng formaldehyde.
Ảnh minh họa
Formaldehyde chủ yếu được dùng làm dung dịch tẩy rửa sát môi trường, phòng ốc (như lau tường, trần, sàn nhà, cho bốc hơi trong phòng đóng kín để sát trùng không khí). Đặc biệt, formaldehyde được dùng làm dung dịch ướp xác hoặc được dùng bảo quản các mẫu cơ quan động vật, các bệnh phẩm.
Làm sao để nhận biết triệu chứng ngộ độc Formaldehyde?
Formaldehyde chất độc có thể gây ung thư đã được khoa học chứng minh. Vì vậy, từ lâu formaldehyde là chất cấm không được dùng trong chế biến thực phẩm.
Biểu hiện cụ thể của triệu chứng ngộ độc formaldehyde thường là: Nếu chỉ ngộ độc nhẹ thì mắt bị kích ứng, xung huyết kết mạc, khó thở, thở nặng nề, ngứa cổ họng, giong nói thều thào.
Nếu ngộ độc nặng, người bệnh ho liên tục, ho có đờm, ho, đau thắt ngực, khó thở và ẩm ướt và khô âm Poluo. Trong hợp nhiễm độc nghiêm trọng thì phổi và họng phù nề, thiếu máu ô xy nghiêm trọng, có thể gây thử vong.
Bà bầu ăn đu đủ xanh được không, có tốt không? Bà bầu ăn đu đủ xanh được không hay có nên ăn đu đủ xanh không, đu đủ xanh có tốt không là những thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Đu đủ xanh có chất gây co bóp tử cung nên bà bầu không nên ăn. Đu đủ xanh là một loại quả có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giảm...