Đà Nẵng – Phấn đấu ít nhất 40% bệnh tăng huyết áp được sàng lọc quản lý, điều trị
Ngày 22-10, UBND Q. Hải Châu tổ chức hội nghị triển khai Quản lý bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình trong cộng đồng trên địa bàn quận năm 2019.
Nhân viên y tế kiểm tra huyết áp cho đại biểu tham dự hội nghị.
Theo đó, Q. Hải Châu phấn đấu đến cuối năm 2019, 100% nhân dân trên địa bàn 13 phường được tuyên truyền về chủ trương triển khai quản lý bệnh nhân tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) trong cộng đồng để cùng tham gia sàng lọc và phát hiện bệnh sớm. 100% trạm y tế 13 phường thuộc quận được đào tạo về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý THA, ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình. Đồng thời, ít nhất 50% số trạm y tế trên địa bàn quận thực hiện sàng lọc, quản lý bệnh THA và ít nhất 25% số trạm y tế trên địa bàn quận thực hiện sàng lọc, quản lý bệnh ĐTĐ. Ngoài ra, có ít nhất 40% bệnh THA được thực hiện sàng lọc quản lý, điều trị; ít nhất 25% bệnh nhân ĐTĐ được thực hiện sàng lọc quản lý, điều trị…
T.DŨNG
Theo cadn
Nguy kịch vì uống thuốc đái tháo đường 'người quen giới thiệu'
Tin vào lời quảng cáo thuốc gia truyền, điều trị cấp tốc, nhiều người bị bệnh đái tháo đường (tiểu đường) đã mua uống và hậu quả là nhập viện cấp cứu, có người tử vong.
Video đang HOT
Loại thuốc "tiểu đường hoàn", một loại thuốc dạng viên, được quảng cáo "gia truyền" do nước ngoài sản xuất được các bệnh nhân sử dụng - Ảnh: BV cung cấp
Ngày 21-10, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết vừa tiếp nhận điều trị cho hai bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch do uống thuốc "tiểu đường hoàn", một loại thuốc dạng viên, được quảng cáo "gia truyền" do nước ngoài sản xuất.
Cả hai bệnh nhân gồm bà V.T.B.L. (59 tuổi) và Đ.T.S. (67 tuổi, cùng ngụ TP.HCM) đều bị tiền sử tiểu đường nhiều năm, không đi bệnh viện thăm khám mà nghe theo quảng cáo mua thuốc uống.
Sau khoảng một năm dùng "tiểu đường hoàn", mới đây bà L. nhập viện trong tình trạng đau lưng, tăng huyết áp, đau mỏi cơ xương khớp. Tại Bệnh viện Thống Nhất, các kết quả xét nghiệm cho thấy bà L. bị nhiễm toan máu (còn gọi nhiễm acid lactic) rất nặng, có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị.
Trong khi đó bà S. nhập viện khi đã rơi vào tình trạng lơ mơ, đau bụng, tụt huyết áp, không đo được lượng đường trong máu, nồng độ axit trong các dịch cơ thể vượt mức bình thường. Mặc dù được bệnh viện lọc máu, đặt nội khí quản... điều trị tích cực nhưng bệnh nhân không thể phục hồi.
Một bệnh nhân uống "tiểu đường hoàn" nhập Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM cấp cứu trong tình trạng nguy kịch - Ảnh: BV cung cấp
Đây không phải là hai trường hợp cá biệt. Từ đầu năm đến nay Bệnh viện Thống Nhất đã tiếp nhận 5 ca bị bệnh tiểu đường cấp cứu do sử dụng thuốc "tiểu đường hoàn" chứa chất cấm phenformin.
Tương tự, theo thống kê từ khoảng cuối năm 2018 đến 4-2019, khoa nội tổng hợp Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM tiếp nhận, cấp cứu thành công cho hơn 10 trường hợp nhiễm toan máu do sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường không rõ nguồn gốc có chứa phenformin.
Một dạng "tiểu đường hoàn" được rao bán trên thị trường - Ảnh: CTV
Theo bác sĩ Hoàng Ngọc Ánh - phó khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Thống Nhất, loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên thuốc gia truyền, thuốc tễ, tiểu đường hoàn, viên tiểu đường...ban đầu sử dụng dễ đánh lừa cảm giác khi người bệnh cảm thấy khỏe ra, ngủ ngon và ăn uống được.
Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài, người bệnh sẽ gặp các biến chứng như đau bụng, đau cơ, khó thở, mệt, tụt huyết áp... Nếu không kịp thời điều trị bệnh tăng nặng và bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao.
Các chuyên gia tiểu đường khẳng định loại thuốc nêu trên được phát hiện vào năm 1957 để điều trị tiểu đường. Tuy vậy, quá trình theo dõi phát hiện chất phenformin dù giúp kiểm soát đường huyết nhưng lại gây ra tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng, có thể gây nhiễm toan máu, suy thận... và có thể gây tử vong với tỉ lệ lên đến 50%. Do đó thuốc bị cấm sử dụng từ thập niên 80 ở nhiều nước trên thế giới.
Bệnh đái tháo đường là một bệnh lý mãn tính ngày một gia tăng, gây ra nhiều biến chứng. Bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa nếu người bệnh tuân thủ điều trị đúng cách, theo dõi định kỳ. Người bệnh tuyệt đối không nghe theo lời khuyên của những người không có chuyên môn, hay tin những lời quảng cáo trên mạng, sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, bỏ điều trị, điều này sẽ làm cho các biến chứng ngày càng nặng nề, có thể nhiễm toan máu nguy hiểm chết người".
Bác sĩ Trần Quang Nam - Trưởng khoa nội tổng hợp Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM
Chất phenformin bị cấm từ thập niên 80
Theo bác sĩ Hoàng Ngọc Ánh, từ đầu năm 2019 đến nay, đơn vị này tiếp nhận nhiều trường hợp bị toan chuyển hóa nặng, nguy kịch sau khi uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc chứa chất cấm phenformin.
Hoạt chất phenformin được phát hiện vào năm 1950 và bước đầu ghi nhận sử dụng hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường.
Tuy nhiên, đến năm 1963, các nhà nghiên cứu phát hiện những ca bị biến chứng do chuyển hóa toan lactic nặng sau khi uống hoạt chất này.
Đến thập niên 1980, chất phenformin bị cấm sử dụng trên toàn thế giới nhưng tại Việt Nam thuốc trôi nổi chứa chất cấm này vẫn xuất hiện.
Khi sử dụng thuốc chứa chất cấm phenformin, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, yếu cơ. Sau đó mức độ nặng tăng dần với những triệu chứng thở nhanh, tim đập nhanh, tụt huyết áp, rối loạn tri giác và suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, bác sĩ Ánh khuyến cáo người bệnh đái tháo đường tuyệt đối không nên nghe theo lời khuyên của những người không có chuyên môn, cũng không nên tin những lời quảng cáo trên mạng, sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc...
Khi mắc bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và sử dụng thuốc theo chỉ định. (TTXVN)
Theo tuoitre
Bí kíp để tránh bệnh đái tháo đường Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin... Trong các thập niên gần đây, tại Việt Nam có sự gia tăng nhanh chóng các bệnh mạn tính không lây, trong đó có bệnh đái tháo đường type 2, một...