Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao?
Khô da mặt gây cảm giác khó chịu, thô ráp, căng, ngứa rát, nứt nẻ, thậm chí nhiễm trùng…
Nên điều trị sớm, đúng cách để giúp cải thiện làn da, hạn chế những hệ lụy.
1. Nguyên nhân nào gây tình trạng khô da mặt?
Khô da mặt là tình trạng da phổ biến. Dấu hiệu đầu tiên của da khô là cảm giác khó chịu trên mặt, đặc biệt là sau khi tắm. Da mặt khô gây cảm giác khô căng, cứng.
Đồng thời có thể xuất hiện các mảng thô ráp, trắng, tím hoặc đỏ bong tróc, nứt nẻ trên da. Da dễ bị kích ứng hoặc ngứa hơn khi chạm vào. Bất kỳ ai cũng có thể bị khô da, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khiến da đột nhiên thay đổi về kết cấu hoặc bề mặt. Da khô có thể là phản ứng tạm thời với sự thay đổi trong môi trường, phản ứng với quá trình lão hóa hoặc triệu chứng của tình trạng sức khỏe cấp tính (ngắn hạn) hoặc mạn tính (dài hạn).
Nguyên nhân thường là do: Dị ứng với một số hóa chất, lão hóa, thay đổi thời tiết, một số bệnh lý mạn tính (chàm, vảy nến, đái tháo đường, bệnh gan, thận), thuốc điều trị bệnh (thuốc lợi tiểu, statin, hóa trị, xạ trị…), thay đổi chế độ ăn uống, tiền ung thư… Da khô có thể dễ bị nhầm lẫn với da thiếu nước.
Nếu không được điều trị, tình trạng da sẽ khiến da nứt nẻ, dễ nhiễm trùng…
Da mặt khô gây cảm giác khô căng, cứng, xuất hiện các mảng thô ráp, trắng, tím hoặc đỏ bong tróc, nứt nẻ trên da.
2. Các phương pháp điều trị khô da mặt
Để điều trị khô da mặt cần làm dịu cảm giác khó chịu, thay thế độ ẩm đã mất và bảo vệ da để da có thể lành lại. Bao gồm:
- Nên ngừng dùng các sản phẩm gây ra các triệu chứng khô da. Nếu tình trạng kích ứng vẫn tiếp diễn và các mảng khô lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, hoặc bị sốt, phát ban hoặc sưng tấy…, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.
- Có thể giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng khô da bằng một quy trình chăm sóc da thường xuyên giúp phục hồi và duy trì độ ẩm cho da.
Sau khi tẩy tế bào chết cho da mặt, phải dưỡng ẩm ngay bằng thuốc mỡ hoặc kem khóa ẩm. Các thành phần phổ biến trong các sản phẩm dưỡng ẩm bao gồm glycerin, axit hyaluronic và ceramide sẽ giúp làm mềm da.
Video đang HOT
Rửa mặt bằng nước ấm: Nước ấm làm giãn các mao mạch và cải thiện lưu thông máu, giúp giảm tình trạng ngứa trên da mặt.
Dùng kem dưỡng ẩm có các thành phần tự nhiên (như dầu dừa, bơ hạt mỡ, glycerin) để giúp làn da mềm mại và khỏe mạnh hơn.
Có thể dùng một số sản phẩm bôi ngoài da để phục hồi và duy trì độ ẩm cho da.
- Nếu nguyên nhân gây khô da do dị ứng, cần tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Có thể dùng thuốc giảm ngứa, thuốc kháng histamin… để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Nên trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
- Một số thuốc corticosteroid tại chỗ được dùng giúp giảm các triệu chứng ngứa và viêm.
- Nếu da bị nhiễm trùng, có thể dùng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
- Hạn chế ăn đồ chiên, nướng, xào, đồ ăn có đường, chất kích thích. Để cung cấp đủ dưỡng chất cho làn da, cần tăng cường ăn rau, trái cây, uống đủ nước…
- Với những trường hợp khô da do bệnh chàm, bệnh vẩy nến hoặc mất cân bằng nội tiết tố cần đến khám tại phòng khám chuyên khoa để được điều trị.
3. Lưu ý khi điều trị
Để điều trị tình trạng da khô hiệu quả, nên thực hiện:
- Không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý ngừng thuốc, quy trình điều trị ngay cả khi các triệu chứng đã được kiểm soát.
- Tái khám đúng hẹn.
- Tắm vòi sen hoặc tắm bồn dưới 10 phút.
- Tránh nhiệt độ quá cao và không khí khô.
- Sử dụng kem chống nắng dưỡng ẩm.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết hanh khô.
- Che da mặt khi thời tiết lạnh và thoa kem chống nắng khi ra ngoài trong thời gian dài.
- Thoa kem dưỡng ẩm ít nhất một lần mỗi ngày, ngay cả khi da không bị khô.
- Chuyển sang sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa và sản phẩm chăm sóc da không chứa hương liệu và thuốc nhuộm.
Mẹo tô son cho môi khô nẻ
Khi tô son cho môi khô nẻ thường gặp hiện tượng khó đều màu, kém đẹp. Do đó cần có mẹo chọn son và tô son để phù hợp với môi khô và không khiến da môi bong tróc...
Môi khô nẻ do đâu?
Da môi không có tuyến dầu tự nhiên, nên dễ dẫn đến môi khô nẻ. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến môi khô nẻ rất nhiều, gồm những nguyên nhân chính:
Do thời tiết, môi trường: Môi chịu tác động của sự thay đổi độ ẩm trong không khí; ảnh hưởng của thời tiết nóng hoặc lạnh, hanh khô, gió, bụi bặm... Khi tiếp xúc với môi trường này, môi dễ bị kích ứng dẫn đến khô nẻ.
Tổn thương do ánh nắng mặt trời: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể khiến môi bị khô và cứng, dẫn đến nứt nẻ. Nếu không có thói quen bảo vệ đôi môi khỏi tia cực tím có thể dẫn đến tình trạng khô nẻ...
Chế độ ăn: Một số người có thói quen ăn cay nóng thường xuyên, ít uống nước, ít ăn rau, trái cây... cùng thói quen liếm môi, bặm môi sẽ khiến môi càng bị khô nẻ, bong tróc gây chảy máu và đau đớn.
Nếu trong chế độ ăn uống thiếu nước lại càng khiến môi bị khô nẻ nhiều hơn.
Môi khô nẻ do nhiều nguyên nhân.
Dị ứng mỹ phẩm : Khi môi tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích ứng sẽ khiến môi nứt nẻ. Chẳng hạn như khi sử dụng son có chứa các chất làm căng mọng môi như bột quế hoặc son có hàm lượng chì cao sẽ khiến môi bị khô nẻ, bong tróc. Người tiêm chất làm đầy cho môi cũng có thể gặp phải phản ứng dị ứng khiến môi khô nẻ...
Mắc bệnh: Môi khô nẻ cũng là dấu hiệu của một số bệnh ở tuyến giáp. Hoặc người mắc bệnh viêm ruột mạn tính; thiếu hụt các chất, có bất ổn về sức khỏe cũng có thể gây nứt nẻ môi.
Người bị tiêu chảy có nguy cơ khô môi rõ rệt. Tuy nhiên tình trạng này sẽ được cải thiện khi tiêu chảy kết thúc và được cung cấp nước đầy đủ.
Thiếu vitamin và khoáng chất: Môi khô nẻ có thể là dấu hiệu cơ thể bị thiếu vitamin. Trong đó, vitamin B đóng một vai trò quan trọng. Nếu cơ thể thiếu vitamin B, sẽ gặp nhiều vấn đề về da, trong đó có tình trạng khô môi, bong tróc da.
Thừa vitamin A: Khi cơ thể dư thừa vitamin A sẽ được lưu trữ trong gan. Nếu quá trình dư thừa này tích tụ theo thời gian sẽ gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có nứt nẻ nhiều ở khóe miệng, khô và bong tróc da.
Sử dụng thuốc: Một số thuốc điều trị bệnh như thuốc điều trị tăng huyết áp, hạ cholesterol máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị... là những nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ.
Nên tô son cho môi khô nẻ thế nào?
Các loại son nên dùng: Son kem, son bóng
Khi môi đang bị nứt nẻ, bong tróc mà vẫn muốn tô son thì nên dùng các dòng son dạng kem. Trong son kem có chứa lượng dầu nhiều hơn so với các dạng son khác, giúp dưỡng ẩm cho môi hiệu quả. Từ đó giúp tô son được đều màu và hạn chế bong tróc sau khi tô son.
Son bóng có kết cấu mỏng, nhẹ, chủ yếu được cấu tạo từ nước. Vì thế, son bóng có khả năng cấp ẩm và ngăn chặn sự thoát nước ở môi. Tuy nhiên, đa số son bóng chỉ có màu sắc nhạt, nhẹ và dễ bị trôi. Do đó son bóng sẽ không phù hợp khi trang điểm đậm.
Dùng son dưỡng trước khi tô son màu.
Son không nên dùng: Son lỳ
Son lỳ có độ bám màu cao, tuy cũng cung cấp độ ẩm, nhưng rất thấp. Do đó không hợp với người có da môi khô. Nếu sử dụng son lỳ thì da môi sẽ bị khô bong tróc, khiến môi khô ráp, không đều màu và mất thẩm mỹ.
Các bước đánh son giúp môi không khô
Sau khi chọn được loại son phù hợp cho môi khô nẻ, thì cách tô son cũng là điều cực kỳ quan trọng. Có thể thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Dùng son dưỡng hoặc son lót trước khi dùng son màu để hạn chế tác động của son màu tới môi vừa giữ màu son tươi và lâu phai hơn.
Bước 2: Thoa một lớp son màu mỏng đều lên môi, sau đó để khoảng 5 phút. Nếu cảm thấy màu son chưa đều, có thể dặm lại lượt nữa. Để hạn chế môi khô vì mất nước một cách tối đa, bạn chỉ nên sử dụng 1 ít son màu.
Bước 3: Thoa thêm một lớp son bóng có kết cấu dạng gel gốc nước để giúp môi căng mọng và ngăn ngừa sự mất nước của môi.
Sự khác biệt giữa da khô và da mất nước Trong khi da khô là một loại da đặc trưng bởi sự thiếu sản xuất bã nhờn thì da mất nước là trạng thái tạm thời do thiếu nước trong da. Nếu bạn không chắc chắn làm thế nào để biết da mình bị mất nước hay khô, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về các dấu hiệu chính...