Cách xử lý khi bị mụn mọc ở cổ
Các nổi mụn xuất hiện khiến cho vùng da cổ trở nên xấu xí, mất thẩm mỹ nên bạn hãy chú ý cách dưới đây để trị mụn nhé.
Những nguyên nhân thường gặp gây nổi mụn ở cổ .
Sự thay đổi của hormone
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Sự rối loạn hormone trong cơ thể khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc tiền mãn kinh làm cho các tuyến dầu tăng sản sinh bã nhờn, lượng bã nhờn dư thừa này gây bít tắc lỗ chân lông, đồng thời cũng là thực phẩm tốt cho vi khuẩn gây mụn trứng cá ở cổ. Lúc này làn da của chúng ta sẽ “phản ứng” bằng những nốt mụn, phát ban và có cảm giác ngứa rát ở nhiều nơi trên cơ thể, trong đó có vùng da cổ.
Căng thẳng, mệt mỏi là tác nhân hủy hoại da một cách âm thầm, trong đó vùng da cổ cũng có thể bị ảnh hưởng tương tự như da mặt và vùng da lưng. Căng thẳng kéo dài buộc cơ thể sản xuất ra nhiều Cortisol, sẽ nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến làn da, điển hình là mụn.
Không vệ sinh vùng cổ sạch sẽ, đặc biệt là sau những hoạt động tiết nhiều mồ hôi khiến lỗ chân lông bị tắc, lâu dần bị bít lại do tế bào chết và bã nhờn tích tụ
Không tẩy tế bào chết ở cổ đúng cách
Chúng ta thường chú ý tẩy tế bào chết cho da mặt mà bỏ quên vùng da cổ, nhưng vùng da này cũng dễ bị tổn thương và cũng cần được chăm sóc. Đặc biệt với cánh đàn ông thường có nhiều râu và dùng những loại dao cạo râu hoặc chất bôi trơn khi cạo râu không đúng cách có thể khiến vùng da cổ bị tổn thương và sinh ra mụn.
Da bị kích ứng do đeo phụ kiện
Video đang HOT
Một số loại phụ kiện như dây chuyền và choker, cọ xát vào cổ gây tổn thương da, lâu dần cũng có thể gây mụn, hoặc vùng da cổ bị dị ứng với những chất liệu tư phụ kiện như nhựa, kim loại giả, inox gây kích ứng.
Dị ứng với những loại mỹ phẩm
Kích ứng với những loại mỹ phẩm trang điểm, kem body, kem chống nắng cũng khiến vùng da cổ trở nên bí và gây nổi mụn.
Ô nhiễm môi trường
Ảnh hưởng của khói bụi, ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes phát triển gây mụn ở vùng cổ.
Do tóc và quần áo cọ xát nhiều
Tóc chạm hoặc cọ xát vào cổ, quần áo bẩn tiếp xúc với cổ hoặc khăn quàng cổ quá chật vào mỗi ngày đông cũng có thể gây bít tắc lỗ chân lông, lâu dần sinh ra mụn.
Chế độ ăn uống không điều độ
Chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến da, nếu bạn ăn nhiều những thực phẩm gây mụn như thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt thúc đẩy sinh mụn trứng cá trên da, và vùng da cổ cũng có thể bị ảnh hưởng.
Cách trị mụn ở cổ nhanh nhất
Trị mụn ở cổ bằng tinh bột nghệ
Bạn trộn tinh bột nghệ và sữa tươi theo tỷ lệ 1:1.
Tẩy tế bào chết cho vùng da cổ, rửa thật sạch sau đó thoa hỗn hợp tinh bột nghệ và sữa tươi lên khắp vùng da cổ.
Giữ nguyên hỗn hợp trên da từ 15-20 phút, sau đó massage nhẹ nhàng trong khoảng 30 giây.
Dùng nước ấm rửa thật sạch vùng cổ, sau đó rửa lại bằng nước lạnh 1 lần nữa.
Dùng tinh dầu oải hương trị mụn mọc ở cổ
Cách trị mụn cổ: Bạn trộn tinh dầu hoa oải hương cùng một ít dầu nền như dầu oliu, dầu dừa.
Rửa sạch vùng da cổ, dùng khăn mềm sạch lau thật khô.
Thoa hỗn hợp tinh dầu oải hương xung quanh vùng cổ và massage nhẹ nhàng trong vài ba phút.
Để nguyên hỗn hợp trên da, thư giãn thêm 20 phút nữa rồi rửa sạch lại vùng cổ bằng nước ấm.
Dùng nha đam trị mụn ở cổ và cằm
Nha đam bạn rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ xanh và lọc lấy khoảng 1 thìa cà phê gel.
Vùng da cổ sau khi đã được rửa sạch, lau khô, bạn bôi gel nha đam lên vùng da bị mụn. Để gel khô trong vài phút và tiếp tục bôi lớp thứ hai. Sau đó tiến hành massage nhẹ nhàng cho vùng da đó trong vài phút.
Tiếp tục để hỗn hợp trên da khoảng 10 phút nữa rồi rửa lại bằng nước sạch.
Lý do khiến bạn bị nổi mụn trên trán
Bạn thường xuyên bị nổi mụn trên trán thì hãy chú ý xem có phải những nguyên nhân dưới đây không nhé.
Gội đầu không đủ sẽ gây mụn
Gội đầu cũng có thể là thủ phạm gây mụn trên trán. Nguồn ảnh: Internet
Bạn có thể nghĩ rằng không gội đầu thường xuyên sẽ chỉ gây tác hại cho sức khỏe của tóc, nhưng điều đó chưa đủ. Da đầu không sạch sẽ trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn và chúng có thể dễ dàng bò lên trán, đẩy nhanh quá trình hình thành mụn trứng cá.
Căng thẳng
Căng thẳng cũng có thể kích thích mụn trứng cá hoặc mụn bọc trên trán. Ngoài ra, căng thẳng dẫn đến một loạt các mối quan tâm về da như lão hóa sớm, nếp nhăn và quan trọng nhất là ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn lý tưởng. Tiến sĩ Kapoor nói: 'Khi quá trình sản xuất dầu diễn ra nhanh chóng, bã nhờn quá mức sẽ gây ra mụn trứng cá'.
Sự thay đổi hormone trong cơ thể
Bất kỳ tác nhân nào ảnh hưởng lượng hormone nội tiết trong cơ thể cũng là nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán. Đáng chú ý là lượng hormone sinh dục tăng ở những giai đoạn đầu mãn kinh, mãn kinh hoặc giai đoạn dậy thì. Hormone sinh dục tăng kích thích hoạt động ở tuyến bã nhờn làm da bít tắc mà sinh nên mụn.
Ngoài ra, không thể không kể hormone adrenaline, loại hormon này tăng cũng gây nổi mụn không kém gì so với những loại hormon khác. Mệt mỏi, tâm trạng thường xuyên ở trong trạng thái stress,... là những nguyên nhân làm tăng lượng hormone adrenaline trong cơ thể.
Bên cạnh đó, việc thức khuya hoặc chế độ ăn quá nhiều thức ăn cay nóng cũng có thể làm thay đổi lượng hormone là nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán mà hầu hết hội chị em mắc phải.
Lơ là trong việc vệ sinh kỹ càng cho da mặt
Đây được xem là nguyên nhân chủ đạo nhất mà hầu hết các chị em không nghĩ tới. Sau một ngày làm việc với lớp makeup dày đặc trên mặt thì hầu hết chị em chỉ rửa mặt qua loa. Một số khác thì lại không dùng nước tẩy trang hoặc chỉ dùng nước để rửa mặt. Chính vì những lý do này khiến cho lượng mỹ phẩm hoặc bụi bẩn "ung dung" qua đêm trong da mặt, đây chính là điều kiện tốt để mụn được sinh ra.
Nên nhớ rằng, chỉ rửa mặt bằng nước không bao giờ rửa sạch sâu và đẩy được mỹ phẩm cũng như bụi bẩn ra khỏi da mặt bạn. Chỉ cần siêng năng và cẩn thận một chút là bạn có thể loại bỏ nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán này.
7 tác hại của việc nghiện tẩy lông Tẩy lông giúp bạn có làn da sáng đẹp. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tác hại mà bạn không thể ngờ. Gây ra lông mọc ngược Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet Nếu lông không được loại bỏ từ gốc, nó có thể mọc ngược và nổi mụn dày hơn. Lông mọc ngược xảy ra khi sợi lông bị gãy hoặc...