Dạ dày và hơi thở cũng có liên quan mật thiết đến nhau đấy nhé!
Chứng hôi miệng khiến nàng mất đi sự tự tin vốn có khi giao tiếp với người đối diện? Vậy cách chữa bệnh hôi miệng như thế nào là hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu ngay mối liên hệ giữa dạ dày và hơi thở để xác định được phương pháp giúp hơi thở thơm mát nhé!
1. Những minh chứng cho thấy dạ dày và hơi thở có liên quan mật thiết với nhau
H. pylori là một loại vi khuẩn lây nhiễm trong dạ dày. Chúng là một trong những tác nhân có thể gây ra ung thư dạ dày và bệnh loét bao tử. Thông thường, ngay từ khi sinh ra, vi khuẩn H. Pylori đã xuất hiện trong cơ thể người. Chính vì vậy, rất nhiều người không nhận biết rằng mình đang bị nhiễm trùng vì loài vi khuẩn này thường không gây ra bất cứ triệu chứng có hại cụ thể nào cả.
Chứng khó tiêu chức năng (FD) là một loại rối loạn mãn tính của cảm giác và chuyển động (nhu động) ở đường tiêu hóa trên. Nhu động là tình trạng co bóp thực quản, dạ dày và ruột, thường xảy ra ngay sau khi bạn nuốt thức ăn. Nguyên nhân của chứng khó tiêu chức năng chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng, tình trạng không hề liên quan đến chứng FD. Quá trình bài tiết axit quá mức, viêm dạ dày hoặc tá tràng, dị ứng thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến lối sống và chế độ ăn uống của bạn.
Chứng hôi miệng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động bình thường của một người. Bệnh hôi miệng được phân thành 3 nhóm riêng biệt: chứng “hôi miệng”, tức là mùi hôi xuất phát từ khoang miệng; chứng “hơi thở hôi”, tức là mùi hôi còn phát ra ngay từ khoang mũi. Cuối cùng là chứng halitophobia, thường xảy ra sau khi điều trị thành công chứng hôi miệng hoặc chứng hơi thở hôi.
2. Nguyên nhân và cách điều trị chứng hôi miệng
Trong 80-90% trường hợp mắc chứng hôi miệng, nguyên nhân chủ yếu gây ra đều là do sự phân hủy các hạt thức ăn, tế bào, máu hoặc thành phần hóa học của nước bọt. Và cách điều trị hôi miệng hiệu quả thường là đánh răng và súc miệng thường xuyên bằng những dòng sản phẩm chuyên dụng.
Video đang HOT
Một nghiên cứu đã phân tích 18 bệnh nhân (10 nam và 8 nữ), tất cả đều mắc chứng khó tiêu chức năng, chứng hôi miệng và xác nhận nhiễm H. pylori. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng H. pylori đôi khi có thể tồn tại trong khoang miệng cũng như dạ dày. Các nhà nghiên cứu cũng đặc biệt loại trừ bất cứ ai sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc đối kháng thụ thể histamine-2 (H2RA), NSAID hoặc thuốc chống dị ứng.
Sau khi đánh giá các đối tượng Halitosis và các triệu chứng liên quan đến chứng khó tiêu khác, các nhà nghiên cứu đã chỉ định nhiều phương pháp điều trị bằng thuốc để loại bỏ bệnh nhiễm trùng H. pylori. Sau đó, họ đánh giá lại tình trạng sức khỏe của các đối tượng sau 4 – 6 tuần và phát hiện ra rằng, 16 bệnh nhân không còn mắc chứng hôi miệng nữa. Bên cạnh đó, nhiều phương pháp điều trị bằng thuốc cũng giúp giảm thiểu hầu hết các triệu chứng khó tiêu chức năng khác, chẳng hạn như đau vùng thượng vị, buồn nôn và cảm giác no sớm trong bữa ăn mà không gây ra đầy hơi.
Cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả lại có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe dạ dày
Nghiên cứu này đã hỗ trợ cho nghiên cứu trước đây và là minh chứng cho thấy mối liên hệ giữa Helicobacter pylori và chứng hôi miệng. Tuy nhiên, vẫn cần rất nhiều nghiên cứu trong tương lai để xác định chính xác H. pylori đã gây hôi miệng như thế nào và liệu nguyên nhân gây hôi miệng có phải là do nhiễm H. pylori trong miệng hoặc dạ dày hay không.
Bạn có bất ngờ khi biết sự thật rằng cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả lại có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe dạ dày không? Đây là một kiến thức rất thú vị và cần thiết nhưng đôi khi chúng ta lại không chú ý đến. Hy vọng những thông tin mà đã giới thiệu sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng hơi thở của mình.
Theo dep365.com
Nhiễm khuẩn HP liệu có bị ung thư dạ dày?
Nhiều người khi nhận kết quả xét nghiệm nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP) trong dạ dày đã lo sẽ bị ung thư dạ dày. Sự thật có phải như vậy?
Xét nghiệm vi khuẩn HP qua kiểm tra hơi thở (Ảnh minh họa)
Tỷ lệ người Việt nhiễm khuẩn HP dạ dày chiếm tới 70% dân số và nhiều người khi nhận kết quả xét nghiệm nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP) trong dạ dày đã lo sẽ bị ung thư dạ dày.
Trẻ nhỏ cũng nhiễm khuẩn HP dạ dày
Mới đây BV Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) điều trị cho 1 bé gái 5 tuổi với chẩn đoán viêm dạ dày, dương tính với vi khuẩn HP. Khá bất ngờ với kết luận chẩn đoán này, mẹ bệnh nhi cho hay: "Trước đó con hay đau bụng từng cơn, ợ hơi liên tục nên gia đình mới đưa đi khám. Còn trong gia đình cũng chưa ai đi khám hay xét nghiệm gì liên quan đến khuẩn HP".
Hiện, các trường hợp bệnh nhi nhập viện vì nhiễm HP dẫn đến viêm dạ dày không còn hiếm gặp. Theo lý giải của PGS. TS. Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật, ở Việt Nam, trẻ em là đối tượng nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn HP. Đã có trẻ bị nhiễm khuẩn HP khi mới 2 tuổi, nguyên nhân do người mẹ thường có thói quen mớm thức ăn cho con. "Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm, đặc biệt ở trẻ em do hệ miễn dịch còn rất yếu, dễ lây nhiễm, diễn biến bệnh rất nhanh. Các thói quen ăn uống chung đụng ở trường lớp, hay là việc mớm cơm cho con có thể sẽ mang vi khuẩn HP vào cơ thể trẻ. Điều đáng nói, ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Do đó, vi khuẩn HP dễ lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp, ăn uống chung...", ông Thắng cho biết.
Còn BS. Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai cho biết, Việt Nam có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP. Riêng một nghiên cứu tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có đến 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Còn tại TP HCM, 90% số người bị viêm dạ dày có xuất hiện loại vi khuẩn này.
Nhiễm khuẩn có ung thư dạ dày?
Cầm trên tay kết quả xét nghiệm dương tính khuẩn HP, anh Nguyễn Kiều P. (35 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) tỏ ra vô cùng lo lắng. "Tôi vẫn nghe mọi người nói có khuẩn HP trong dạ dày thì rất dễ mắc ung thư dạ dày, không biết cần phải làm gì để phòng tránh đây?", anh P. băn khoăn.
Chia sẻ trước lo lắng của không ít người bệnh về vấn đề này, BS. Thắng cho biết: "Hiện nay, tỷ lệ người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày rất cao. Vi khuẩn HP được xác định là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Bởi theo nghiên cứu của Bệnh viện K, có 200 loại HP khác nhau, chỉ một số loại mang gen CagA có độc lực cao, tăng nguy cơ ung thư. Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Trên thực tế, có đến 80% người trên 50 tuổi có mang vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư dạ dày".
Theo khuyến cáo của BS. Khanh, nếu vi khuẩn HP làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói...) thì việc điều trị vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy hại có thể gặp như biến chứng xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc lạm dụng thuốc kháng sinh khá phổ biến và việc người bệnh không tuân thủ liều lượng, thời gian uống thuốc đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP kháng với nhiều loại kháng sinh. Điều đó dẫn đến việc điều trị mất nhiều thời gian hơn và hiệu quả điều trị không cao.
"Chính vì người Việt có thói quen "tự chẩn đoán bệnh, tự mua thuốc uống" khi có dấu hiệu đau bụng, đầy hơi, khó tiêu họ nghĩ ngay đau dạ dày, tự mua vài liều thuốc về uống, thấy đỡ rồi thôi nên tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP ở Việt Nam khá cao. Nhiều loại thuốc điều trị HP tại các nước đạt hiệu quả lên đến 80 - 90% thì ở Việt Nam tỷ lệ thành công thấp hơn, thậm chí có những loại thuốc tỷ lệ thành công trong điều trị chỉ còn khoảng 50%", BS. Khanh cho hay.
BS. Thắng khuyến cáo, những người đã mắc vi khuẩn này nên hạn chế ăn đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá... Và để tránh tình trạng kháng kháng sinh, mọi người cần từ bỏ thói quen tự ý mua kháng sinh diệt vi khuẩn HP. Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt vi khuẩn HP theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Theo baogiaothong
Viêm dạ dày có chuyển sang ung thư? Nhiều bệnh nhân viêm dạ dày đến gặp bác sĩ với tâm trạng lo sợ bệnh sẽ diễn biến thành ung thư dạ dày. Điều này có đúng không và chúng ta nên làm gì? Bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nội soi dạ dày - Ảnh: TRẦN LƯU Ở người bình thường, mặt trong của dạ dày được bao phủ bởi...