Đa dạng các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Công tác tư vấn hướng nghiệp với vai trò quan trọng trong việc giúp các em xác định được đúng ngành nghề để theo đuổi,đã và đang được các trường đẩy mạnh bằng nhiều hình thức.
Một tiết học ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)
Trong thực tế nhiều ngành nghề đào tạo đại học ra đời, việc học sinh vào được trường, ngành yêu thích và phù hợp với năng lực, điều kiện bản thân là vấn đề đặt ra đối với mỗi trường phổ thông.
Công tác tư vấn hướng nghiệp với vai trò quan trọng trong việc giúp các em xác định được đúng ngành nghề để theo đuổi, đã và đang được các trường đẩy mạnh bằng nhiều hình thức.
Phân ban định hướng nghề nghiệp
Không chỉ các chương trình tư vấn được tổ chức thường xuyên, tại các trường Trung học phổ thông công tác hướng nghiệp cho học sinh còn được thực hiện thông qua việc phân ban, chọn khối học ngay từ khi vào lớp 10.
Thầy Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân (quận Thủ Đức) cho biết, trường tư vấn cho học sinh ngay từ năm lớp 10 nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh, phát huy năng lực học tập theo thế mạnh của học sinh.
Theo đó, dựa vào xu hướng xét tuyển theo khối của các trường đại học, trường sẽ phân các lớp theo ban Tự nhiên, ban Xã hội để học sinh lựa chọn. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ nhập học lớp 10, giáo viên tư vấn cho học sinh chọn ban theo học phù hợp với năng lực học tập, sở thích xu nghề nghiệp của học sinh.
Qua đó, nhà trường có kế hoạch giảng dạy theo định hướng nâng cao các môn theo ban. Kết thúc năm học, nếu học sinh nhận thấy không phù hợp có thể chuyển ban. Việc phân ban từ lớp 10 giúp học sinh định hình được ngành nghề theo đuổi, từ đó tập trung đầu tư các môn thế mạnh, sở trường.
Tiến sỹ Huỳnh Công Thái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Ngọc Viễn Đông (Quận 12) chia sẻ, để giúp học sinh có lựa chọn đúng ngành nghề trong tương lai, đầu mỗi năm học nhà trường thực hiện khảo sát với học sinh khối 12 về ngành nghề các em mong muốn, yêu thích cũng như năng lực phù hợp với ngành nghề đó.
Trên cơ sở lựa chọn của học sinh, trường sẽ tư vấn để học sinh hiểu rõ và lựa chọn ngành đăng ký xét tuyển phù hợp. Qua khảo sát ban đầu cho thấy, tỷ lệ học sinh của trường chọn ban Khoa học xã hội khá cao.
Đây là cơ sở để trường xây dựng kế hoạch ôn tập phù hợp, cũng như đẩy mạnh công tác tư vấn thông tin tuyển sinh, hướng nghiệp theo nguyện vọng, năng lực của học sinh.
Video đang HOT
Cùng với hoạt động thường xuyên của các trường, nhằm đưa thông tin tổng quan về định hướng nghề nghiệp đến với học sinh, hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với nhiều tổ chức các chương trình tư vấn hướng nghiệp đến nhiều trường từ bậc trung học cơ sở đến trung học phổ thông.
Các chương trình nhằm định hướng học tập, cơ hội nghề nghiệp, giúp học sinh có lựa chọn phù hợp với năng lực bản thân. Đồng thời, các hoạt động này cũng thông tin tới học sinh về tình hình thị trường lao động và dự báo về xu hướng phát triển nguồn nhân lực trong tương lai để các em có thêm cơ sở lựa chọn ngành nghề.
Các chuyên gia cho rằng, nhiều học sinh hiện nay chọn ngành theo xu hướng ngành “hot” mà quên đi yếu tố phù hợp với năng lực, điều kiện bản thân dẫn đến không theo được trong quá trình học, hoặc ra trường không tìm được công việc phù hợp.
Ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh, đặc biệt là học sinh sau Trung học cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng cơ cấu nhân lực trong xã hội.
Các chương trình hướng nghiệp ngay từ bậc Trung học cơ sở góp phần thiết thực giúp học sinh sớm có những kiến thức nền tảng về nghề, ngành sẽ học trong tương lai.
Đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm
Cùng với việc chủ động đưa thông tin đến học sinh thông qua nhiều kênh, việc định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế cũng đã được nhiều trường tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện và mang lại hiệu quả tích cực.
Ngày hội hướng nghiệp năm học 2019-2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: Vietnamplus)
Để hướng nghiệp đi vào chiều sâu, sau khi khảo sát xu hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân (quận Thủ Đức) đã liên hệ với các trường đại học, đơn vị, doanh nghiệp để hỗ trợ đưa học sinh đến trải nghiệm trên giảng đường và nghề nghiệp thực tế. Hoạt động này giúp các em hình dung rõ hơn về nghề nghiệp mình định hướng theo.
“Hướng nghiệp không còn là việc giới thiệu thông tin về từng ngành nghề. Điều quan trọng là phải giúp học sinh nhìn nhận rõ về lĩnh vực mà các em chọn và năng lực của mình phù hợp với nghề đó không. Từ đó sẽ hạn chế được việc chọn ngành nghề chỉ theo xu hướng” – thầy Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Từ năm 2016-2017, nhiều học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du (Quận 10) đã tham gia trải nghiệm tại chương trình “Một ngày làm giáo viên” để hiểu hơn về nghề giáo.
Đây là một trong nhiều hoạt động được nhà trường thực hiện nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh. “Nhiều năm qua, theo xu hướng chung, học sinh thường chọn các ngành ‘hot’ như công nghệ thông tin, logistics, kiến trúc… còn ngành sư phạm lại khá hiếm học sinh lựa chọn. Việc các em tham trải nghiệm làm nghề giáo, từ soạn giáo án đến thực hành giảng dạy trên lớp… giúp các em hiểu hơn về nghề giáo. Đặc biệt với những học có định hướng theo nghề này, sẽ giúp các em hiểu rõ về nghề mình chọn,” thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Cùng với đó, mỗi năm học Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du cũng tổ chức các chuyến tham quan, trải nghiệm tại các trường đại học, doanh nghiệp để học sinh hiểu thêm về các ngành nghề.
Lãnh đạo nhà trường cho rằng, hướng nghiệp không đơn thuần là hoạt động tư vấn thông tin về ngành nghề các trường đại học tuyển sinh mà phải nhìn lâu dài hơn là phải giáo dục, định hướng hướng nghiệp học sinh thông qua mọi hoạt động của nhà trường.
Không chỉ bằng những hoạt động học tập mà ngay cả những hoạt động sự kiện được tổ chức tại trường cũng giúp học sinh tìm được đam mê, nhận ra thế mạnh của mình để điều chỉnh, lựa chọn ngành nghề phù hợp.
“Một nhà giáo có khả năng nói chuyện hay trước công sẽ truyền cảm hứng cho học sinh mong muốn trở thành nhà giáo, trở thành báo cáo viên; trực tiếp tham gia tổ chức một sự kiện, tham gia biểu diễn văn nghệ tại trường sẽ khơi gợi cho các em niềm đam mê với nghề tổ chức sự kiện, dẫn chương trình. Hay việc mời các nghệ sỹ đến biểu diễn, nói chuyện với học sinh về nghệ thuật Cải lương cũng góp phần truyền lửa nghề cho các thế hệ học sinh…,” thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ./.
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Tăng cường hướng nghiệp cho học sinh
Khác với chương trình hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh từ tiểu học với tên gọi Hoạt động trải nghiệm, bậc THCS và THPT là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Trong đó, các hoạt động chính bao gồm 4 nội dung: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ.
Học sinh với hoạt động trải nghiệm.
Không tách rời các môn học khác
Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Giảng viên cao cấp Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, chủ biên chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018, một trong những hướng đổi mới mà ban soạn thảo đề ra là làm thế nào để nâng cao hơn nữa ý nghĩa giáo dục hướng nghiệp và cao nhất là khởi nghiệp.
Theo bà Thoa, bây giờ tất cả các môn học và nhiệm vụ giáo dục đều giữ vai trò, trách nhiệm thực hiện những nội dung liên quan đến hướng nghiệp cho học sinh. Đơn cử, giáo viên Ngữ văn, ngoài dạy kiến thức văn học, cảm thụ văn học thì thầy cô cũng phải tích hợp vào môn học của mình những nghề nghiệp liên quan đến sử dụng nhiều kiến thức văn học. Thầy dạy Hóa cũng thế, phải chỉ cho học sinh biết Hóa ứng dụng ở đâu trong cuộc sống, ngành nghề nào để những em yêu môn này sẽ chọn ngành sử dụng kiến thức Hóa học.
Chia sẻ quan điểm này, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) cho rằng giáo dục hướng nghiệp cần được tích hợp qua các bài học trên lớp và qua học tập trải nghiệm để học sinh nhận biết dần cuộc sống xã hội trong đó có hoạt động nghề nghiệp của con người.
Ở cấp tiểu học cho đến THCS, giáo dục hướng nghiệp nên tổ chức dạy tích hợp lồng ghép với các môn học khác. Còn sau THCS thì nên có các chương trình nghề dạy luôn các kỹ năng nghề tiêu chuẩn, trường hợp các em có bỏ học giữa chừng cũng có thể có kỹ năng để kiếm việc làm hoặc tham gia học tập trong các cơ sở GDNN và học liên thông lên ĐH.
"Không nên tách thành một môn học cho đến khi học sinh học hết THCS mà cần dạy lồng ghép tích hợp vào các môn học khác thì hiệu quả hướng nghiệp mới cao"- TS Vinh nêu ý kiến.
Giáo viên cần chủ động
Theo dự kiến, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thực hiện chủ yếu trên lớp với sách giáo khoa của chương trình sẽ giúp học sinh khám phá và hiểu bản thân mình, biết có hứng thú, năng lực, sở thích gì. Đồng thời sẽ giới thiệu và cho học sinh tham quan, trải nghiệm thế giới nghề nghiệp trong điều kiện của nhà trường.
Qua đó, học sinh sẽ nhận thấy những năng lực, sở thích, điều kiện hoàn cảnh của mình để có định hướng chọn nghề phù hợp; hoặc, nếu như em HS thích nghề này nhưng năng lực chưa tới thì giáo viên giúp các em lập kế hoạch học tập, rèn luyện để có thể đạt được mong muốn.
Chương trình trải nghiệm, hướng nghiệp còn có nội dung đưa học sinh đi trải nghiệm thực tiễn, gặp gỡ các nghệ nhân. Ngoài ra, trong giáo dục STEM định hướng nghề nghiệp, sẽ có những môn học mang tính tích hợp để học sinh cùng trải nghiệm, triển khai các dự án, có kế hoạch khởi nghiệp trong tương lai.
Như vậy, việc dạy và học không chỉ gói gọn trong giờ học chính khóa trên lớp mà còn mở rộng ra ngoài khuôn viên nhà trường nên sẽ có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Trong đó, ngoài 4 nội dung đề cập ở trên, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp còn được lồng ghép trong các môn học khác, khiến bài học gắn liền với cuộc sống thay vì những kiến thức rời rạc không biết áp dụng vào đâu.
Thuận lợi thứ hai là thời gian gần đây, vai trò của hoạt động hướng nghiệp đối với học sinh, sinh viên đã được khẳng định rõ nét. Và vai trò của nhà trường trong việc thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh sẽ có nhiều thuận lợi nhất bởi việc triển khai có hệ thống từ cấp tiểu học, thậm chí mẫu giáo và đáng tin cậy khi theo một chương trình bài bản.
Khó khăn là đội ngũ giáo viên là người trực tiếp triển khai chương trình này cần phải được đào tạo, tập huấn về phương pháp, kỹ năng cũng như cung cấp những hiểu biết về các nghề khác nhau trong xã hội. Bên cạnh đó, cần có các ví dụ liên hệ thực tế sao cho đơn giản và dễ hiểu với trẻ đồng thời từ thực tế tác động ngược trở lại trẻ yêu thích các môn học khác. Đó là quan điểm của TS Hoàng Ngọc Vinh.
Trên thực tế, nhiều giáo viên hiện nay chưa có kinh nghiệm thực tế về các ngành công nghiệp, dịch vụ, cơ sở trang bị vật chất không đủ, việc giáo dục hướng nghiệp không gắn với đào tạo kỹ năng nghề gắn với thị trường lao động. Điều đó dẫn đến động lực học tập thấp và đa số đều muốn học xong THPT để được vào ĐH.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói riêng và chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đang hướng đến việc dạy cho mỗi cá nhân lựa chọn được nghề phù hợp với bản thân, sống được bằng nghề, tự hào về nghề.
Với bậc học phổ thông, nhà trường cho học sinh học gì, làm gì cũng là chuẩn bị cho các em tìm và làm được công việc phù hợp. Để hỗ trợ cho các nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, sắp tới bộ sách Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 sẽ được phân phối đến các nhà trường và hiệu sách để phục vụ cho giáo viên và học sinh.
Cuốn sách đề cập sâu về hướng nghiệp - khởi nghiệp. PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa chia sẻ đây là tất cả tâm huyết của những người biên soạn với kỳ vọng những gì ngày xưa mình thiếu thì bây giờ bù đắp cho thế hệ học sinh sau.
"Để bộ sách này đến được với học sinh và cảm nhận tốt, phụ thuộc rất nhiều vào sự nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp để giúp các em khai thác, khám phá được thế giới nghề nghiệp cũng như có những định hướng cho bản thân sau này"- Chủ biên chương trình chia sẻ.
STEM, tại sao không? Xu hướng giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo cho trẻ em đang được sử dụng ở hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều năm gần đây, giáo dục STEM cũng được ngành Giáo dục quan tâm, thực hiện thí điểm để nhân...