Đã có người nhập viện vì ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh, chuyên gia cảnh báo thói quen ăn uống này vô cùng đáng sợ
Nhiều người cho rằng thịt lợn sạch cứ để trong tủ lạnh ở bên làm đông là có thể ăn dần, kéo dài từ ngày này sang tháng khác. Tuy nhiên, thói quen ăn uống này đang giết chết sức khỏe mà bạn không hay biết.
Ham thịt lợn sạch, nhiều người tích thịt để đông lạnh ăn dần từ ngày này sang tháng khác
Hiện nay, thực phẩm bẩn là một trong những mối lo ngại lớn nhất của chúng ta trong cuộc sống hiện đại. Việc trồng trọt, chăn nuôi ngày càng có nhiều sự can thiệp của công nghệ, hóa chất khiến thực phẩm dần mất đi tính organic. Điều này vô hình chung khiến chúng ta tiêu thụ thực phẩm không còn sạch, không còn đảm bảo chất lượng và tất nhiên, chuyện hao hụt dinh dưỡng là điều không thể tránh khỏi.
Mới đây, trang Sina của Trung Quốc cũng mới đưa tin, một gia đình phải nhập viện do ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh. Theo đó, gia đình nhà bà Dương tại Hàng Châu (Trung Quốc) phải nhập viện do ăn thịt lợn để đông lạnh quá lâu.
Một gia đình phải nhập viện do ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh.
Nguồn gốc của miếng thịt này chính là năm ngoái bà Dương đã mua thịt ở trên đường phố. Khi đó, có người nông dân lên thành phố bán thịt lợn và nói rằng đây là thịt lợn do nhà mình nuôi, là thịt lợn sạch, rất tươi ngon, nghe vậy bà Dương mua 10 cân thịt đem về nhà ăn dần. Vì tiếc thịt lợn sạch, thịt lợn ngon, bà Dương quyết để thịt đợi khi đông đủ cả nhà mới ăn. 6 tháng sau, số thịt được đem ra sử dụng thì cả nhà phải nhập viện sau bữa cơm trong tình trạng tiêu chảy, nôn mửa.
Điều này khiến không ít người đang có thói quen ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh cảm thấy sợ hãi. Nhất là hiện nay, vì lo sợ nguồn thực phẩm bẩn, nhiều gia đình ở thành thị hay có thói quen mua thịt lợn ở quê mang lên để tủ lạnh ăn dần. Thậm chí nhiều nhà còn tự nuôi lợn rồi giết thịt, để vào tủ lạnh ăn dần từ tháng này sang tháng khác vì không còn tin tưởng chất lượng thịt bên ngoài các chợ, cửa hàng…
Điều này khiến không ít người đang có thói quen ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh cảm thấy sợ hãi.
Phong trào ăn thực phẩm của nhà nuôi trồng được để phòng tránh tối đa nguy cơ tiêu thụ thực phẩm bẩn là điều hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, bất cứ loại thực phẩm nào nói chung cũng cần có cách bảo quản và hạn sử dụng nhất định. Vậy ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh nguy hiểm như thế nào? Đâu được coi là hạn sử dụng cho những miếng thịt lợn được bảo quản trong tủ lạnh để tránh nguy hại sức khỏe?
Thịt lợn sạch hay bất cứ loại thịt nào để tủ lạnh quá 1 tuần cũng không nên ăn
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), hiện nay việc mua thịt lợn sạch rồi để ngăn đá tủ lạnh ăn dần là thói quen của rất nhiều gia đình, nhất là những gia đình ở thành phố, muốn tiêu thụ thực phẩm quê. Thói quen ăn thịt lợn để lâu ngày trong tủ lạnh là hết sức sai lầm.
Video đang HOT
Hiện nay việc mua thịt lợn sạch rồi để ngăn đá tủ lạnh ăn dần là thói quen của rất nhiều gia đình, nhất là những gia đình ở thành phố, muốn tiêu thụ thực phẩm quê.
“Thịt để trong tủ đá càng lâu sẽ càng hao hụt dinh dưỡng. Do đó, thói quen để thịt lâu đến tận nửa năm thì giá trị của thịt không chỉ hao hụt mà còn dễ phát sinh nhiều bệnh tật khi ăn. Nếu để quá lâu ngày, thịt dễ gây ngộ độc thực phẩm, hoặc người ăn bị đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, lên cơn sốt cao…”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Theo vị chuyên gia này, khi bảo quản thịt, chúng ta nên để trong ngăn đá của tủ lạnh sẽ giữ được dài ngày hơn, nhưng không nên quá 1 tuần. Còn nếu để trong ngăn lạnh thì chỉ nên 2 ngày mà thôi. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3 – 5 ngày. Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.
“Nhiều người vẫn có suy nghĩ cực sai lầm là cho thịt vào tủ lạnh thì hoàn toàn yên tâm chất lượng thịt. Trong thực tế, các vi khuẩn và ký sinh trùng nguyên bản vẫn ở bên trong miếng thịt, dần sản sinh độc tố và xâm nhập vào miếng thịt dù cho chúng ta đã để đông lạnh. Ăn loại thịt này về lâu dài sẽ khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.
Nhiều người vẫn có suy nghĩ cực sai lầm là cho thịt vào tủ lạnh thì hoàn toàn yên tâm chất lượng thịt.
Chung quan điểm này, ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vy (Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng) cho biết thêm, chỉ nên mua thịt lợn để dùng trong ngày là tốt nhất. Nếu dùng thịt lợn để lâu trong tủ lạnh cũng không nên quá 7 ngày. Khi đưa ra khỏi ngăn đá thì thịt lợn này cần phải chế biến ngay.
Các chuyên gia cùng nhận định, để mua được thịt lợn tươi ngon tốt nhất nên đi chợ vào buổi sáng, vì buổi chiều thường có những loại thịt tồn lại trong ngày. Khi mua cần chú ý quan sát màu sắc thịt cần có độ tươi sáng, nhấn tay vào có tính đàn hồi. Tuyệt đối không mua thịt có màu sắc bất thường, có mùi ôi ươn. Khi mua thịt về cần phải sơ chế và chế biến ngay vì việc bày bán thịt ngoài chợ cũng có nguy cơ nhiễm vi sinh vật rất cao.
Nếu dùng thịt lợn để lâu trong tủ lạnh cũng không nên quá 7 ngày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng để bảo quản thịt đúng cách chúng ta lưu ý vấn đề sau:
- Dù cất thịt sống vào ngăn mát hay ngăn đá trong tủ lạnh đều phải bọc thịt thật kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
- Nếu cho thịt vào ngăn đá cần bọc kín thịt nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Khi bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt để tránh không khí lọt vào bên trong, để thịt không có nhiều lớp đá bám vào.
- Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ nhiệt độ trong tủ khoảng 2 độ C,
- Đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ mức -25 độ C.
- Đối với thịt đã nấu chín nếu muốn dự trữ thì nên cho vào các hộp đựng nhỏ và đậy kín nắp.
- Không đặt những hộp đựng thịt chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn.
- Kể cả thịt chín hay sống dù để ngăn mát hay đá đều chỉ để trong thời gian nhất định không nên để lâu.
Theo helino
8 người trong một gia đình Tuyên Quang bị ung thư đại tràng
Hai người đã qua đời, 6 người khác trong cùng gia đình đang chống chọi với ung thư đại tràng.
Phát hiện khối u ở sườn phải, sủi bụng nhiều ngày kèm đi ngoài phân lỏng, bà Thanh 59 tuổi ở Yên Sơn, Tuyên Quang đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) khám. Nội soi đường tiêu hóa, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư đại tràng và chỉ định phẫu thuật. Sau mổ, bệnh nhân đang được điều trị hóa chất tại viện.
Ung thư đại trực tràng từ lâu đã trở thành nỗi sợ hãi của cả gia đình bà Thanh. Nhiều năm qua, các anh chị em trong gia đình bà liên tục nhận "án tử" bởi căn bệnh này. Mẹ ruột của bà Thanh qua đời ở tuổi 68 vì ung thư đại tràng nhiều năm trước. Hiện tại, ngoài bà Thanh, trong gia đình còn có em trai, em gái cũng đang điều trị bệnh này.
Ung thư đại trực tràng có yếu tố di truyền. Ảnh: L.N
Bà Thanh kể, em gái bà phát hiện ung thư đại tràng hai năm trước, đã mổ hai lần và hóa trị, hiện sức khỏe tạm ổn định. Không lâu sau đó, em trai ruột của bà Thanh cũng bắt đầu gầy yếu, da xanh, vàng, không đi khám sức khỏe. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 năm, đến khi sức khỏe quá yếu, đi khám mới phát hiện mắc ung thư đại tràng. Ông nhập điều trị tích cực, hiện sức khỏe đã ổn định.
Bác ruột của bà Thanh (anh trai của mẹ) qua đời vì ung thư đại trực tràng. Trong số 6 con trai của ông, có 3 người mắc căn bệnh này.
Theo bác sĩ Tẩn A Pao , 8 người nhà bà Thanh bị ung thư đại tràng có tính chất di truyền gia đình. Bà được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nên việc điều trị dễ dàng hơn.
Ung thư đại trực tràng là ung thư đường tiêu hóa thường gặp, nằm trong nhóm ung thư hàng đầu của người châu Á. Nguyên nhân chủ yếu do dinh dưỡng, các thương tổn tiền ung thư và yếu tố di truyền.
Theo bác sĩ, triệu chứng lâm sàng của ung thư đại trực tràng bao gồm:
- Rối loạn lưu thông ruột: Đây là dấu hiệu sớm, báo động ung thư nhưng hay bị bỏ qua. Sớm nhất có thể chỉ là những thay đổi của thói quen đại tiện, thay đổi giờ giấc đi ngoài, số lần đi ngoài có thể vài lần đến hàng chục lần trong ngày. Bệnh nhân có khi táo bón. Bị đi ngoài phân lỏng hoặc xen kẽ táo bón và đi ngoài phân lỏng.
- Đi ngoài nhầy máu: Đây là triệu chứng hay gặp nhất của ung thư đại trực tràng. Bệnh nhân có thể đi ngoài ra máu đỏ tươi hoặc máu cá, từng đợt hoặc kéo dài. Dấu hiệu đi ngoài ra máu có thể nhầm sang bệnh lỵ hoặc viêm đại trực tràng, trĩ.
- Đau vùng hạ vị, buồn đi ngoài, cảm giác đi ngoài không hết phân... là những dấu hiệu hay gặp.
- Hội chứng đại tiện lỏng: Hay gặp với ung thư đại tràng phải, trong khi hội chứng táo bón tắc ruột gặp ở đại tràng trái.
- Thay đổi khuôn phân: Phân có thể bị dẹt, vẹt góc hoặc có những rãnh, những vết trên khuôn phân được tạo ra do khối u ở trực tràng.
- Thiếu máu: Bệnh nhân bị mất máu do chảy máu trực tràng kéo dài, da xanh, niêm mạc nhợt, xét nghiệm thấy giảm hồng cầu, huyết sắc tố.
- Suy nhược: Bệnh nhân có thể gầy sút 5-10 kg trong vòng 2-4 tháng. Bệnh tiến triển nhanh làm suy mòn cơ thể.
Điều trị ung thư đại trực tràng là điều trị đa mô thức gồm phẫu thuật, hóa chất, tia xạ. Trong đó, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất, với hai phương pháp chính là mổ mở truyền thống và phẫu thuật nội soi.
Bác sĩ khuyến cáo, việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm ung thư đại trực tràng là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, mọi người cần thay đổi thói quen ăn uống, tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, nội soi dạ dày, đại tràng 6 tháng một lần, tập thể dục đều đặn và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Theo Emdep
Vợ bị táo bón suốt 4 tuần, khi biết nguyên nhân người chồng buộc phải đồng ý không cứu Chỉ vì chủ quan trước dấu hiệu táo bón, cô gái trẻ đã bị chẩn đoán mắc căn bệnh không thể cứu chữa. Một người phụ nữ nằm trong phòng cấp cứu, tay cô đang đặt trên bụng, gương mặt thể hiện rõ sự đau đớn tới mức không thể nói ra thành lời. Người chồng đi cùng cô ấy nói với các...