Cứu sống bệnh nhân đa chấn thương, đứt lìa chân trái sau tai nạn
Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Tiên Yên cho biết vừa kịp thời cứu sống thành công bệnh nhân H.Q.N (23 tuổi) tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, sau vụ tai nạn giao thông với 2 kíp phẫu thuật thực hiện song song trong nhiều giờ phẫu thuật.
Sau hơn một tuần điều trị sức khỏe bệnh nhân đã dần ổn định.
Theo người nhà kể lại, bệnh nhân N không may gặp tai nạn giao thông. Sau tai nạn, bệnh nhân hôn mê, đứt lìa đùi trái, đầu chảy nhiều máu được người dân đưa đến TTYT Tiên Yên. Bệnh nhân N được đưa vào Trung tâm Y tế trong tình trạng sốc do đa chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức cấp cứu, truyền dịch, đồng thời truyền 3 đơn vị máu. Tình trạng bệnh nhân được cải thiện, bệnh nhân nhanh chóng được đưa đi chụp cắt lớp. Kết quả chụp cho thấy bệnh nhân bị mất một mảnh xương sọ vùng đỉnh trái, gãy mỏm ngang đốt sống cổ C3, C7, mất 2/3 dưới đùi trái, tràn khí màng phổi trái. Nhận thấy tình hình cấp bách, các bác sĩ đã hội chẩn lãnh đạo gấp và quyết định phẫu thuật.
2 kíp phẫu thuật song song đã tiến hành thắt động mạch, tĩnh mạch đùi, phóng bế thần kinh đùi, thần kinh tọa, cầm máu, cắt bớt phần xương còn lại chồi ra, tạo mỏm cụt đùi trái; đồng thời xử trí vết thương phần mềm chân phải; phẫu thuật xử trí vết thương vùng chẩm trái, cắt lọc, cầm máu. Do bệnh nhân mất máu nhiều trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã truyền thêm 1 đơn vị máu toàn phần, 1 đơn vị huyết tương.
Video đang HOT
Đến nay, sau hơn 1 tuần tích cực chăm sóc và điều trị, sức khỏe bệnh nhân N đã dần ổn định.
Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ
Sốc phản vệ là tình trạng một số chất hóa học được giải phóng bởi hệ miễn dịch trong phản vệ khiến cơ thể bị sốc. Đây là phản ứng dị ứng cấp tính nặng, nghiêm trọng, dê dân đên tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Sốc phản vệ (SPV) có thể xảy ra sau vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Với sự xuất hiện đột ngột của giãn mạch và thành mạch tăng tính thẩm thấu, phế quản nhạy cảm quá mức. Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể dẫn đến cơ thể xuất hiện một lượng lớn các yếu tố gây giãn mạch, huyết áp giảm khiến cơ thể bị SPV.
Xác định nguyên nhân có khó?
Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây SPV, nhưng một số khác lại rất khó để xác định bởi nhiều khi là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, lúc này việc chẩn đoán càng trở nên khó khăn hơn. Thuốc uống, tiêm thuốc, truyền dịch, thức ăn hoặc nọc côn trùng là những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng SPV.
Một số nguyên nhân khác gây SPV như bị mất máu nhiều, cơ thể bị giập nát khi bị chấn thương,.. Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc gây tê, gây mê là những nguyên nhân phổ biến nhất của SPV do thuốc. Sốc do tiêm kháng sinh penicillin là loại SPV hay gặp nhất. Nọc ong cũng là loại nọc côn trùng hay gặp nhất gây nên tình trạng SPV. Các thức ăn như trứng, lạc, các loại hải sản là những nguyên nhân thường gặp gây SPV.
Các nguyên nhân thường gặp gây sốc phản vệ.
Cơ chế nảy sinh SPV vệ trải qua 3 giai đoạn
Giai đoạn 1 - giai đoạn mẫn cảm: khi dị nguyên đi vào cơ thể qua đường tiêm truyền hoặc có thể do ăn uống, do hít phải hoặc tiếp xúc qua da, tình trạng SPV bắt đầu xảy ra.
Giai đoạn 2 - giai đoạn hóa sinh bệnh: dị nguyên kết hợp với kháng thể IgE từ tế bào plasma giải phóng nhiều loại hoạt chất trung gian: serotonin, histamin...
Giai đoạn 3 - giai đoạn sinh lý bệnh: các hoạt chất trung gian gây tác động khiến cho động mạch bị giãn, huyết áp giảm, phế quản bị co thắt gây nên những cơn đau vùng bụng, động mạch não bị co khiến cảm thấy đau đầu, choáng hoặc có thể là hôn mê.
Hậu quả của cơ chế này chính là tăng tính thẩm thấu mao quản và việc nhạy cảm quá mức của phế quản khiến mạch ngoại biên bị giãn, tính thẩm thấu thành mạch tăng, thể tích tuần hoàn bị giảm dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, hoạt động của cơ tim bị ảnh hưởng, bên cạnh đó phế quản bị co thắt thanh quản bị phù nề, đường hô hấp bị hẹp lại gây nên tình trạng suy hô hấp cấp.
Cấp cứu bệnh nhân SPV cang sơm cang tôt
Ở người bị SPV, một số triệu chứng có thể xuất hiện cùng lúc. Các triệu chứng thông thường gồm: da ngứa hoặc phát ban; miệng ngứa, họng, khó nuốt hoặc môi và lưỡi sưng; chảy nước mũi, hắt hơi; chân tay sưng; ho; nôn mửa nhiều; chuột rút hoặc tiêu chảy...Một số triệu chứng của SPV cần được cấp cứu ngay gồm: khó thở hoặc thở khó chịu; chóng mặt; huyết áp thấp; đau ngực hoặc tức ngực; mạch yếu và nhanh; ý thức lẫn lộn
Các triệu chứng của SPV có thể xấu đi rất nhanh chóng. Lúc đó, người bệnh cần được điều trị trong vòng từ 30 - 60 phút vì các triệu chứng có thể gây tử vong. Những dấu hiệu báo động cho cơn SPV thường sẽ lặp đi lặp lại như: các triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi bạn chạm vào hoặc ăn những thứ gây dị ứng. Một số triệu chứng xuất hiện cùng lúc như phát ban, sưng và ói mửa... Cơn đầu tiên của triệu chứng biến mất, nhưng sau đó lại có thể trở lại từ 8 - 72 giờ. Chỉ một triệu chứng duy nhất nhưng xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều giờ.
Cấp cứu bệnh nhân SPV càng sớm càng tốt. Trước tiên, hãy đảm bảo rằng người bệnh cảm thấy thoải mái. Nâng cao chân để giúp lưu thông máu. Nếu bệnh nhân ngừng thở, cần cấp cứu hô hấp tuần hoàn và những hỗ trợ đầu tiên khác cho đến khi có nhân viên y tế đến...
Khuyến cáo của bác sĩ
SPV là phản ứng dị ứng nguy hiểm cần được xử lý và cấp cứu ngay lập tức, tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân bị SPV là 30 phút, nếu kéo dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Tiên Yên: 2 thanh niên hiến máu khẩn cấp cứu sản phụ qua cơn nguy hiểm Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên cho biết, đơn vị vừa huy động 2 ĐVTN (trong đó có 1 bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện) hiến máu khẩn cấp để cứu một sản phụ mang thai ngôi ngược-dây rau thắt nút/thiếu máu nặng. Chị Mai Việt Hồng và anh Nguyễn Vũ Long đã hiến máu khẩn cấp để cứu sản...